ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO TÔN GIÁO TRÊN TOÀN THẾ GIỚI : « CHÚNG TA ĐỪNG BAO GIỜ BIỆN MINH CHO BẠO LỰC ! »

Written by xbvn on Tháng Chín 14th, 2022. Posted in Học thuyết xã hội, Luân lý, Nhân bản, Thế Giới, Tý Linh

Vào ngày thứ hai của chuyến tông du đến Kazakhstan, hôm 14/9/2022, Đức Phanxicô đã kêu gọi các nhà lãnh đạo tôn giáo trên toàn thế giới để các tôn giáo đừng bao giờ dẫn đến chiến tranh.

Trước 80 vị trong số họ, đến từ khắp nơi trên thế giới, Đức Thánh Cha đã lên án bất kỳ việc sử dụng bạo lực nào nhân danh Thiên Chúa. « Chúng ta đừng bao giờ biện minh cho bạo lực. Chúng ta đừng cho phép sự thánh thiêng bị công cụ hóa bởi sự phàm tục », Đức Thánh Cha kêu gọi như thế tại quốc gia Trung Á này, có ít hơn 1% người Công giáo. « Để ghi nhớ những điều khủng khiếp và sai lầm trong quá khứ, chúng ta hãy hiệp lực để không bao giờ Đấng Toàn Năng trở thành con tin của ý muốn của quyền lực nhân loại ».

« Ước mong sự thánh thiêng không phải là phụ kiện của quyền lực »

Bằng kiểu nói có tính cách ngoại giao hơn, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại những gì ngài đã từng nói với Thượng phụ Kirill vào tháng Ba vừa qua : « Ước mong sự thánh thiêng không phải là phụ kiện của quyền lực và ước mong quyền lực không phải là phụ kiện của sự thánh thiêng ! ».

Không bao giờ minh nhiên đề cập đến hoàn cảnh ở Ucraina, mà ngài đã đề cập thẳng thừng ngày hôm trước trong bài phát biểu trước các nhà lãnh đạo của Kazakhstan, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng « Thiên Chúa là sự bình an và luôn dẫn đến hòa bình, chứ không bao giờ đến chiến tranh », trước khi mời gọi giảm thiểu xung đột « không phải với vũ khí và đe dọa, nhưng với những phương tiện duy nhất được chúc lành từ Trời và xứng đáng với con người ».

Đức Thánh Cha cũng như 80 vị lãnh đạo tôn giáo khác đang có mặt đã giữ một vài giây thinh lặng để cầu nguyện cho hòa bình lúc khai mạc Đại hội các lãnh đạo tôn giáo thế giới và truyền thống lần thứ VII.

Thanh tẩy sự dữ là điều cần thiết 

Trong bài phát biểu của mình, Đức Thánh Cha cũng kêu gọi « thanh tẩy sự dữ », vốn « cần thiết cho mọi người và mỗi người ». « Người nào cho phép sự dữ và không chống lại sự dữ thì không thể được coi là tín hữu chân chính nhưng, trong trường hợp tốt nhất, là một tín hữu lạnh nhạt », Đức Thánh Cha nhấn mạnh khi dựa vào một đoạn văn của nhà thơ Abaï (1845-1904), người Kazakhstan.

Hận thù, cuồng tín và khủng bố

Trong bài phát biểu mà ngài không ngừng báo động về « tai họa của chiến tranh », Đức Phanxicô phê phán « những quan niệm giảm thiểu và phá hoại vốn xúc phạm nhân danh Thiên Chúa bởi sự cứng nhắc, chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa thủ cựu, và xúc phạm Ngài bởi lòng hận thù, cuồng tín và chủ nghĩa khủng bố ».

Về việc xây dựng hòa bình, đó cũng là vấn đề trong bài phát biểu của vị đại diện của Tòa thượng phụ Moscou. Nhưng khi đọc một thông điệp của Thượng phụ Kirill, Trưởng giáo chủ Antoine, để đáp lại Đức Thánh Cha, đã chọn một cung giọng hoàn toàn khác. Khai triển chủ đề về việc đánh mất các giá trị luân lý ở Tây phương – một ý tưởng được cưu mang từ nhiều năm qua bởi Tòa thượng phụ Moscou -, cách nào đó vị Giáo trưởng này đã mang lại một câu trả lời cho Đức Thánh Cha.

« Luôn có ít tình yêu và lòng trắc ẩn hơn » trong xã hội, Đức Giáo trưởng lấy làm tiếc và đồng thời gán tình trạng này cho các phát biểu của một số phương tiện truyền thông và cho việc « bóp méo các sự kiện lịch sử ». Không bao giờ trích dẫn Ucraina, chiến tranh, cũng không nói tới trách nhiệm của Nga trong cái gọi là « hoạt động quân sự » đang diễn ra, Đức Giáo trưởng đã lấy làm tiếc về « những lời đầy hận thù đối với các dân tộc khác ». Vị đại diện của Tòa thượng phụ Moscou cho rằng « sự phân cực đang tác động đến một số nước (…) là mạnh mẽ hơn bao giờ hết » và đồng thời lo sợ « mối đe dọa của nạn đói toàn diện » hay một « tai hoa hạt nhân » có thể xảy ra.

Tý Linh

(theo nhật báo La Croix)

Tags: , , , ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Một 2024
H B T N S B C
« Th10    
  1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30