ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NGƯỜI DI DÂN, Ở MALTA : « TÔI KHÔNG BAO GIỜ QUÊN ANH CHỊ EM ! »
Đến thăm một trung tâm dành cho người tỵ nạn ở Malta, Đức Phanxicô đã kêu gọi hôm 3/4/2022 đừng rơi vào « cái bẫy » của sự dửng dưng đối với hoàn cảnh của người di cư.
Từ hòn đảo mà, theo truyền thống, đã đón tiếp thánh Phaolô khi ngài bị đắm tàu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra lời kê gọi mới về số phận của người di cư. Chính xác hơn là từ trung tâm tiếp nhận người tỵ nạn, ngay trước khi rời Malta, vào cuối chuyến thăm hai ngày, Đức Thánh Cha đã lên tiếng chống lại sự dửng dưng.
« Chúng ta đừng để mình bị lừa bởi những người nói : « không có gì phải làm », « những vấn đề này vượt quá chúng ta », « tôi lo cho công việc của tôi và người khác làm những gì họ muốn » », Đức Phanxicô đã lưu ý như thế ở trung tâm Gioan XXIII, được thành lập bởi một tu sĩ dòng Phanxicô ở Hal-Far, miền đông nam của Malta. « Chúng ta đừng rơi vào cái bẫy này ».
« Anh chị em luôn hiện diện trong lời cầu nguyện của tôi »
« Từ ngày tôi đến Lampedusa, tôi chưa bao giờ quên anh chị em. Tôi luôn mang anh chị em trong tâm hồn của tôi và anh chị em luôn hiện diện trong lời cầu nguyện của tôi ».
Như ngài đã nói ở Lesbos, trong một bài phát biểu rất mạnh mẽ, vào tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã lặp lại rằng những ai không tiếp nhận người tỵ nạn đang can dự vào một « sự đắm chìm của nền văn minh ». « Chính sự đắm chìm của nền văn minh đang đe dọa không chỉ người tỵ nạn, nhưng tất cả chúng ta », Đức Thánh Cha thốt lên khi đang ngồi trước một bức tường được tạo nên bằng những chiếc chai, tượng trưng cho sự chuyển động của một làn sóng, và những chiếc áo phao màu cam. « Làm thế nào chúng ta có thể tự cứu mình khỏi sự đắm chìm này vốn có nguy cơ cướp đi con tàu của nền văn minh của chúng ta ? Bằng cách hành xử cách nhân đạo ».
Cầu nguyện trong hang thánh Phaolô
Trong suốt hai ngày tông du này, chủ đề về di dân đã trở lại nhiều lần, vang vọng lại với câu trích dẫn sách Công vụ Tông đồ, được dùng làm chủ đề cho chuyến đi này: “ Họ đã đối xử với chúng tôi một cách nhân đạo hiếm có” (Cv 28, 2). Một quy chiếu đến đoạn Thánh Kinh, theo đó thánh Phaolô đã được đón điếp bởi người dân Malta sau khi tàu của ngài bị mắc cạn ở đó.
“Thánh Phaolô và những người đồng hành với ngài đã được đón tiếp ở đây bởi những những lương dân tốt bụng, đã đối xử với họ một cách nhân đạo hiếm có, nhận ra rằng họ cần sự nương náu, sự an toàn và sự trợ giúp”, Đức Phanxicô đã nhắc lại như thế trong lời cầu nguyện được đọc trong hang thánh Phaolô, nơi tôn nghiêm biểu tượng cho sự đi qua của thánh Tông đồ nơi hòn đảo này vào năm 60. Thánh Phaolô và các bạn đồng hành của ngài đã được đón tiếp ngay: “Không có thời gian cho các cuộc thảo luận, cho phán đoán, phân tích và tính toán: vì bây giờ cần phải giúp đỡ họ”, Đức Thánh Cha nhấn mạnh.
“Anh chị em không phải là những con số”
Cũng chính chiều kích ưu tiên này của việc đón tiếp mà Đức Phanxicô đã nhắc lại tầm quan trọng của nó từ khi đặt chân lên hòn đảo, vào ngày 2/4/2022, trước các nhà lãnh đạo của đất nước này ở dinh tổng thống, ở Valetta. “Tha nhân không phải là một thứ virút cần được phòng vệ, nhưng là một con người cần được đón tiếp”. Ngài khích lệ: “Chúng ta hãy làm sao để đừng coi người di cư như là một mối đe dọa và đừng nhượng bộ cho cám dỗ xây dựng những chiếc cầu rút và dựng lên những bức tường”.
Trả lời cho Siriman, một người di cư đã đến Malta cách đây 4 năm, và cũng là người đã phát biểu trước Đức Thánh Cha, ngài nói: “Con đã lên tiếng trước lời kêu gọi bị bóp nghẹt của hàng triệu người di cư mà các quyền căn bản của họ bị vi phạm, đôi khi không may với sự đồng lõa của các cơ quan có thẩm quyền. Con đã thu hút sự chú ý đến điểm cốt yếu: phẩm giá của con người. Cha lặp lại lời của con: các con không phải là những con số, nhưng là những con người bằng xương bằng thịt, là những khuôn mặt”. Và ngài nói thêm: “Và đôi khi những ước mơ bị phá vỡ”.
Tý Linh
(theo nhật báo La Croix)
Tags: Công-lý, Di dân, Nhân-phẩm, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO LẦN THỨ VIII (2024) : TRỞ THÀNH BẠN HỮU CỦA NGƯỜI NGHÈO
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN NĂM B: CHỐNG LẠI CÁM DỖ ĐẠO ĐỨC GIẢ
- Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC, BÀI HỌC CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỀ KIẾN THỨC BẰNG XƯƠNG BẰNG THỊT
- CHA ROBERTO PASOLINI, TÂN GIẢNG THUYẾT CỦA PHỦ GIÁO HOÀNG
- ĐỐI VỚI ĐỨC PHANXICÔ, HIẾN MÁU LÀ NGUỒN VUI VÀ BẰNG CHỨNG CỦA TÌNH YÊU
- ĐỐI VỚI TÒA THÁNH, NẠN PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC TRỰC TUYẾN ĐÒI HỎI MỘT QUY ĐỊNH MỚI
- ĐỨA TRẺ BÊN TRONG
- ĐHY PAROLIN GỬI LỜI CHÚC TỐT ĐẸP NHẤT TỚI TRUMP VỀ CHIẾN THẮNG BẦU CỬ