ĐỨC PHANXICÔ Ở SÍP : HÀNH TRÌNH CỦA NGƯƠI DI CƯ TẠO NÊN « MỘT CHẾ ĐỘ NÔ LỆ TOÀN CẦU »

Written by xbvn on Tháng Mười Hai 4th, 2021. Posted in Học thuyết xã hội, Luân lý, Thế Giới, Tý Linh

Vào ngày thứ hai của cuộc tông dung đến Síp và Hy Lạp, hôm 3/6/2021, bằng những lời rất mạnh, Đức Phanxicô đã phê phán sự dửng dưng của Tây phương đối với số phận của người di cư. Và ngài đã kêu gọi tình liên đới Châu Âu để không để cho các nước nhỏ của Châu Âu ở tiền tuyến.

Như thường lệ, chính những từ không được viết từ trước đã vang vọng mạnh mẽ nhất. Khi tham dự vào buổi cầu nguyện đại kết với người di cư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mô tả, bằng những từ đặc biệt đanh thép, hành trình của người di cư ngày nay, đến độ gọi đó là « chế độ nô lệ toàn cầu ».

« Các bạn đã đến đây, nhưng còn bao nhiều anh chị em của các bạn vẫn còn ở lại trên đường đi ? », Đức Thánh Cha nói với 250 di dân đang hiện diện trong ngôi nhà thờ Thánh Giá ở Nicosie, trong khi tiếng khóc của các trẻ em vang vọng. « Có bao nhiêu người tuyệt vọng đã bắt đầu hành trình này trong những điều kiện rất khó khăn, và đã không thể đến được ? Chúng ta có thể nói về vùng biển này đã  trở thành một đại nghĩa trang. Khi nhìn anh chị em, tôi thấy những nỗi đau khổ của cuộc hành trình. Của tất cả những người đã bị đuổi, rượt bắt, mệt nhoài ».

« Tất cả những gì họ có để ra đi, đó là một chiếc thuyền nhỏ, vào ban đêm »

Tiếp tục bài phát biểu, hoàn toàn ngoài bản văn dự kiến, Đức Thánh Cha nói thêm : « Khi nhìn vào anh chị em, tôi nghĩ đến tất cả những ai đã phải quay trở lại đằng sau », cũng như tất cả những ai « bị đẩy lui, kết thúc trong một trại Lager ». Một từ được hữu ý sử dụng trong tiếng Đức, từng được Đức Thánh Cha dùng trong quá khứ, và chỉ các trại tập trung. « Tất cả những gì họ có để ra đi, đó là một chiếc thuyền nhỏ, vào ban đêm. Mà không biết liệu họ sẽ đến được không. Và rồi, họ bị gạt bỏ để kết thúc trong trại Lager. (…) Đó là câu chuyện về nền văn minh phát triển này mà chúng ta gọi là Tây phương ! »

Đức Thánh Cha công kích mạnh : « Chúng ta than trời, khi chúng ta đọc các bài báo về các Lager của thế kỷ vừa qua, Đức quốc xã, Staline, và người ta tự hỏi làm thế nào điều đó đã có thể xảy ra. Nhưng thưa anh chị em, điều đó đang xảy ra hôm nay, trên các bờ biển láng giềng ». Các « bờ biển láng giềng » nơi mà ngày nay có các trại di dân người Libya, không được Đức Thánh Cha trích dẫn, nhưng ngài đã nhấn mạnh, « có những nơi tra tấn, những người bị bán ». « Tôi nói điều đó, vì trách nhiệm của tôi là mở rộng tầm nhìn ».

Ngài phê phán những người đã dửng dưng với người di cư đến « xin tự do, bánh ăn, sự giúp đỡ, tình huynh đệ, niềm vui, những người trốn chạy lòng hận thù », nhưng lại thấy trước mắt họ « một lòng hận thù được gọi là « dây thép gai » ».

Hiện tượng di cư này và việc từ chối nhìn thấy những người chạy trốn khỏi đất nước của họ là « cuộc chiến của thời nay », Đức Thánh Cha nói tiếp. « Đó là nỗi đau khổ của anh chị em mà chúng ta không thể nín lặng ». Đức Thánh Cha miêu tả người di cư như là « bị bắt buộc » phải rời bỏ đất nước của mình : « Đó không phải là một thực hành hầu như – du lịch ! »

Một vài phút trước đó, Đức Thánh Cha đã lắng nghe các chứng tá của bốn người tỵ nạn, trong đó có chứng tá của Maccolins Ewoukap Nfongock, đến từ Camerun. « Con là một người đã bị  tổn thương bởi lòng hận thù. Lòng hận thù, một khi được trải qua thì không thể quên được. Nó đã thay đổi con, nó đang thay đổi chúng con ». Một phụ nữ trẻ đến từ Cộng hòa dân chủ Công-gô, Marianamie Besala Welo, cũng đã tự giới thiệu với Đức Thánh Cha và nói rằng cô « tràn đầy những ước mơ ».

« Thiên Chúa nói với chúng ta qua những ước mơ của anh chị em »

« Giống như con, Đức Thánh Cha ước mơ về một thế giới hòa bình (…) Chính chúng ta không muốn điều đó », Đức Thánh Cha trả lời. « Thiên Chúa nói với chúng ta qua những ước mơ của anh chị em. Ngài cũng kêu gọi chúng ta đừng cam chịu một thế giới chia rẽ, một cộng đoàn Kitô hữu chia rẽ, nhưng bước đi trong lịch sử được lôi cuốn bởi ước mơ của Thiên Chúa ».

« Ước mơ của Thiên Chúa » này là « một nhân loại không có những bức tường ngăn  cách, được giải thoát khỏi sự thù hằn, không còn những người xa lạ, nhưng chỉ là những đồng bào ».  

Dù phải hoàn toàn chịu phần lý tưởng hóa mà một số người chê trách ngài, nhưng một lần nữa ngài đả kích « nền văn hóa dửng dưng ». « Thật nguy hiểm, bởi vì biết bao lần, chúng ta không để ước mơ đến với mình. Chúng ta thích ngủ hơn, không ước mơ. Thật dễ để nhìn vào nơi khác ».

Với những lời mạnh mẽ và thẳng thắn này để mô tả thực tại của các hiện tượng di cư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thêm một thông điệp cho toàn thể Châu Âu : « Hòn đảo này rất quảng đại, nhưng họ không thể làm tất cả được », « bởi vì số lượng người đến thì nhiều hơn những gì nó có thể sáp nhập ».

Những lời nói rõ ràng : các nước ở tuyến đầu hiện đã vượt quá khả năng tiếp nhận, và tình liên đới Châu Âu từ nay phải được thể hiện. Trong những tuần tới, Đức Thánh Cha sẽ làm một cử chỉ thể hiện lời nói của mình : theo sáng kiến của ngài, 50 người di cư sẽ được đưa từ Síp đến Ý, thông qua cộng đồng Sant’Egidio. Một nhóm 12 người đầu tiên sẽ rời Síp ngày 15/12/2021. Tất cả đều do Vatican bảo lãnh.

Tý Linh

(theo nhật báo La Croix)

Tags: ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Một 2025
H B T N S B C
« Th12    
  1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31