ĐỨC PHANXICÔ : « PHỤNG VỤ KHÔNG PHẢI LÀ MỘT CHIẾN TRƯỜNG »
Tiếp kiến các thành viên của Giáo hoàng học viện thánh Anselmô ở Rôma hôm 7/5/2022, Đức Phanxicô đã mời gọi họ đừng vướng vào những tranh cãi về Phụng vụ. Ngài giải thích : « Khi đời sống Phụng vụ là ngọn cờ của sự chia rẽ, thì có mùi của ma quỷ ở trong đó ».
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến các thành viên của Giáo hoàng học viện Phụng vụ Thánh Anselmô ở Rôma, học viện thần học của các đan sĩ Biển Đức năm nay cử hành kỷ niệm 60 năm. Cuộc gặp gỡ này là cơ hội để Đức Thánh Cha khai triển một suy tư về sự phát triển của đời sống Phụng vụ và việc giảng dạy nó trên thế giới ngày nay. Đức Thánh Cha nói : « Ba chiều kích xuất hiện cách rõ ràng theo ý muốn của Công đồng nhằm canh tân đời sống Phụng vụ. Chiều kích thứ nhất là sự tham dự tích cực và hiệu quả vào Phụng vụ ; chiều kích thứ hai là sự hiệp thông trong Giáo hội được sinh động bởi việc cử hành Thánh Thể và các Bí tích của Giáo hội ; chiều kích thứ ba là nhiệt huyết đối với sứ mạng loan báo Tin Mừng qua đời sống Phụng vụ vốn bao hàm tất cả những người đã được rửa tội ».
Đức Thánh Cha nhấn mạnh, để sống và cổ võ việc tham dự tích cực vào đời sống Phụng vụ, trước tiên chìa khóa là phải giáo dục mọi người « đi vào tinh thần của Phụng vụ ». « Thấm nhuần tinh thần của Phụng vụ, cảm nhận mầu nhiệm của nó, bằng sự ngạc nhiên thán phục luôn luôn mới mẻ. Phụng vụ không phải là một sở hữu, không phải, nó không phải là một nghề nghiệp : Phụng vụ được học hỏi, Phụng vụ được cử hành ». Đức Thánh Cha đã mời gọi Học viện thánh Anselmô « hít thở » di sản này.
Những nguy hiểm của chủ nghĩa hình thức Phụng vụ
Việc tham dự vào Phụng vụ phải được thể hiện « bởi một ý thức lớn hơn về Giáo hội, vốn làm cho chúng ta sống theo Tin Mừng mọi lúc và trong mọi hoàn cảnh », Đức Thánh Cha nói tiếp và đồng thời cảnh giác « cám dỗ của chủ nghĩa hình thức Phụng vụ ». Đức Thánh Cha lấy làm tiếc về ý muốn của một số người « tìm kiếm các hình thức, các thủ tục hơn là thực tế, như chúng ta thấy ngày nay nơi một số phong trào cố gắng quay trở lại đằng sau và chối bỏ Công đồng Vatican II ». Ngài cũng lấy làm tiếc rằng trong một số nền Phụng vụ trước Công đồng có « điều gì đó không có sức sống, không có niềm vui ».
Tiếp đến, Đức Thánh Cha ca ngợi sự tận tụy của Học viện thánh Anselmô trong khả năng của mình giúp cho các sinh viên lớn lên « trong sự hiệp thông Giáo hội ». « Quả thế, đời sống Phụng vụ mở chúng ta ra cho người khác, cho người gần gũi nhất với Giáo hội cũng như cho người xa xôi nhất, trong việc chúng ta cùng thuộc về Chúa Kitô ». Đức Thánh Cha nói tiếp : « Tôn vinh Thiên Chúa trong Phụng vụ tìm thấy cái đi đôi với nó trong tình yêu tha nhân, trong sự dấn thân sống như anh chị em trong những hoàn cảnh thường ngày, trong cộng đoàn mà tôi đang sống, với những giá trị và giới hạn của nó ».
Khía cạnh thứ ba của đời sống Phụng vụ là việc sai đi loan báo Tin Mừng. « Những gì chúng ta sống và cử hành dẫn chúng ta đến gặp người khác, gặp gỡ thế giới xung quanh chúng ta, gặp gỡ những niềm vui và nhu cầu của biết bao nhiêu người có lẽ đang sống mà không biết đến ân huệ của Thiên Chúa », Đức Thánh Cha nói tiếp và đồng thời nhấn mạnh Thánh Thể luôn thúc đẩy đến bác ái.
« Mùi của ma quỷ »
Đức Thánh Cha Phanxicô đặc biệt nhấn mạnh đến sự kiện rằng « đời sống Phụng vụ, và việc học hỏi nó, phải dẫn đến sự hiệp nhất lớn hơn trong Giáo hội ». « Khi đời sống Phụng vụ là một ngọn cờ chia rẽ, có mùi ma quỷ ở trong đó, kẻ lừa dối. Không thể tôn thờ Thiên Chúa và đồng thời biến Phụng vụ thành một chiến trường vì những vấn đề không thiết yếu, thậm chí là lỗi thời, và, từ Phụng vụ, đứng về phía những ý thức hệ gây chia rẽ Giáo hội ».
Đức Thánh Cha muốn nhắc lại những hoa trái của Công đồng Vatican II, một Công đồng « muốn chuẩn bị cách phong phú bàn tiệc Lời Chúa và Thánh Thể, để làm cho khả thi sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa Dân Ngài ». Như thế, qua kinh nguyện Phụng vụ, Giáo hội nối dài công trình của Chúa Kitô giữa con người của mọi thời đại. Đức Thánh Cha khuyến khích : « Cần phải học hỏi Phụng vụ trong khi vẫn trung thành với mầu nhiệm này của Giáo hội ».
Đức Thánh Cha kết luận : « Những thách thức của thế giới chúng ta và của thời hiện tại là rất mạnh mẽ. Ngày nay cũng như luôn mãi, Giáo hội cần sống nhờ Phụng vụ ». « Chúng ta phải theo đuổi nhiệm vụ được đào tạo bởi Phụng vụ này ».
Tý Linh
(theo Vatican News)
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS