ĐỨC PHANXICÔ : PHỤNG VỤ Ở TRUNG TÂM CỦA CUỘC CẢI CÁCH TRONG GIÁO HỘI
Vào sáng thứ Năm ngày 8 tháng 2, Đức Phanxicô đã tiếp kiến các thành viên của Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích. Trong bài phát biểu của mình, Đức Phanxicô khẳng định rằng “không có cải cách phụng vụ, thì không có cải cách trong Giáo hội”.
Các thành viên của Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích quy tụ tại phiên họp toàn thể cho đến thứ Sáu ngày 9 tháng 2 xoay quanh chủ đề: “Các con hãy đi chuẩn bị Lễ Vượt Qua cho chúng ta (Lc 22, 8): Những con đường đào tạo phụng vụ cho các thừa tác viên chức thánh và giáo dân”. Khi tiếp kiến họ vào thứ Năm tuần này, ngày 8 tháng 2, Đức Thánh Cha đã gợi lên 60 năm của “Sacrosanctum Concilium”, Hiến chế về Phụng vụ Thánh được soạn thảo ở Công đồng Vatican II. Đức Thánh Cha nhắc lại rằng tài liệu này nhằm mục đích gia tăng hơn nữa phụng vụ trong đời sống Kitô giáo của các tín hữu, bằng cách điều chỉnh các tổ chức cho phù hợp với nhu cầu của thời đại hiện nay. Trong thực tế, Đức Phanxicô giải thích, đó là một công việc canh tân về thiêng liêng, mục vụ, đại kết và truyền giáo.
Gia tăng sự trung thành hôn ước trong Giáo Hội
Khi chúng ta nói về “cải cách của Giáo hội”, chúng ta luôn thấy mình phải đối mặt với “vấn đề về sự trung thành hôn ước”, Đức Phanxicô nêu rõ và nói thêm rằng “Giáo hội với tư cách là Hiền thê sẽ ngày càng xinh đẹp hơn, khi Giáo hội càng yêu mến Chúa Kitô, Phu quân của mình, đến mức hoàn toàn thuộc về Người; đến mức hoàn toàn phù hợp với Người”. Về vấn đề này, Đức Thánh Cha tập trung vào vai trò thừa tác vụ của nữ giới. Giáo Hội là nữ và là mẹ; Giáo hội là hình ảnh của Đức Maria. Bản thân người nữ có một biểu tượng rất lớn trong Giáo hội, đó là lý do tại sao Đức Thánh Cha khẳng định rằng bất kỳ cuộc cải cách nào của Giáo hội luôn là vấn đề về sự trung thành hôn ước.
Tầm quan trọng của việc đào tạo phụng vụ
Như trong trường hợp của các Nghị phụ Công đồng, vốn đã đề cập đến chủ đề phụng vụ như “nơi tuyệt vời nhất để gặp gỡ Chúa Kitô hằng sống”, Đức Thánh Cha kêu gọi đào tạo các tín hữu bằng cách thúc đẩy các hoạt động mục vụ. Ngài cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc “đào tạo phụng vụ” và nhấn mạnh tầm quan trọng của nó đối với tất cả mọi người. Ngài chỉ ra rằng đó không phải là một chuyên môn dành riêng cho một số chuyên gia, nhưng đúng hơn là một khuynh hướng nội tâm của toàn thể dân Thiên Chúa. Điều này đương nhiên không loại trừ rằng có một ưu tiên trong việc đào tạo những người, nhờ bí tích Truyền Chức Thánh, được kêu gọi trở thành những nhà khai tâm, nghĩa là nắm lấy tay các tín hữu và đồng hành với họ trong sự hiểu biết về các mầu nhiệm thánh.
Chuẩn bị các thừa tác viên chức thánh
Đối với Đức Phanxicô, điều thiết yếu là “các mục tử phải biết cách dẫn dắt mọi người hướng tới đồng cỏ tốt lành của việc cử hành phụng vụ, nơi việc loan báo Chúa Kitô đã chết và phục sinh trở thành một kinh nghiệm cụ thể về sự hiện diện của Người, một điều làm biến đổi cuộc sống”. Đây là lý do tại sao được yêu cầu rằng, “theo tinh thần hợp tác hiệp hành giữa các Bộ, như được mong muốn trong Praedicate Evangelium”, việc đào tạo phụng vụ cho các thừa tác viên chức thánh “cũng phải được thảo luận với Bộ Văn hóa và Giáo dục, với Bộ Giáo sĩ và Bộ Đời sống Thánh hiến và Hội Đời sống Tông đồ”, để mỗi người có thể mang lại sự đóng góp cụ thể của mình. Thật vậy, như chúng ta đọc trong Sacrosanctum Concilium, phụng vụ là đỉnh cao mà mọi hoạt động của Giáo hội hướng tới và, đồng thời, là nguồn mạch phát ra mọi năng lượng của Giáo hội. Do đó, việc đào tạo các thừa tác viên chức thánh ngày càng mang dấu ấn phụng vụ, cả trong chương trình nghiên cứu thần học lẫn kinh nghiệm sống của các chủng viện.
Khóa đào tạo cho dân Thiên Chúa
Đức Thánh Cha nhấn mạnh những con đường đào tạo mới cho dân Thiên Chúa bắt đầu từ các cộng đoàn họp nhau vào Chúa nhật, ngày của Chúa; tiếp đến trong các lễ phụng vụ khác nhau, và trong các lễ quan thầy hoặc các bí tích khai tâm Kitô giáo. Những dịp khác nhau này cho phép các tín hữu tái khám phá và đào sâu ý nghĩa của việc cử hành mầu nhiệm cứu độ ngày nay. Đức Phanxicô kết thúc bài phát biểu của mình bằng cách nhấn mạnh nhiệm vụ to lớn thuộc về Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích: “làm việc để dân Thiên Chúa lớn lên trong nhận thức và niềm vui gặp gỡ Chúa bằng cách cử hành các mầu nhiệm thánh”.
Tý Linh
(theo Vatican News)
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC