ĐỨC PHANXICÔ : THAY VÌ SỬA CHỮA CÁC VẤN ĐỀ, HÃY QUẤY RẦY THIÊN CHÚA
« Bao nhiêu lần chúng ta còn phải sửa chữa các vấn đề hơn là đi đến với Chúa và ném những nỗi lo lắng của chúng ta cho Ngài ! », Đức Thánh Cha Phanxicô nhận xét trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 20/6/2021, và đồng thời khuyến khích biết « quấy rầy Thiên Chúa ».
« Đức tin bắt đầu bằng việc tin rằng tự bản thân chúng ta là không đủ, bằng việc cảm thấy rằng chúng ta cần Thiên Chúa », Đức Thánh Cha khẳng định khi suy niệm bài Tin Mừng Chúa Nhật XII Thường niên năm B, về việc Chúa Giêsu truyền cho sóng biển yên lặng. « Khi chúng ta kêu lên Ngài, Ngài có thể làm những điều kỳ diệu nơi chúng ta. Chính sức mạnh khiêm tốn và phi thường của lời cầu nguyện thực hiện những phép lạ ».
Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta : « Trong những hoàn cảnh này và biết bao nhiêu hoàn cảnh khác, chúng ta cũng thấy ngột ngạt vì sợ hãi và, như các môn đệ, chúng ta có nguy cơ quên đi điều quan trọng nhất. Quả thế, trên thuyền, có Chúa Giêsu, cho dù Ngài đang ngủ, và Ngài chia sẻ với các môn đệ của Ngài tất cả những gì đang diễn ra. » « Các môn đệ đã sợ hãi, bởi vì họ vẫn còn dán mắt vào những cơn sóng hơn là nhìn về Chúa Giêsu. Và nỗi sợ hãi dẫn chúng ta đến chỗ nhìn vào những khó khăn, những vấn đề xấu xa hơn là nhìn vào Chúa ».
Dưới đây là toàn văn bài suy niệm của Đức Thánh Cha Phanxicô :
Anh chị em thân mến, chào anh chị em !
Tin Mừng hôm nay kể lại đoạn về cơn bão bị Chúa Giêsu làm cho yên lặng (Mc 4, 35-41). Con thuyền của các môn đệ đang băng qua biển hồ thì bị sóng gió tấn công. Họ sợ đắm tàu, cùng với tất cả các ước mơ và kế hoạch sống của họ. Chúa Giêsu đang ở với họ trên thuyền, nhưng Ngài đang ở đàng lái, dựa đầu vài chiếc gối mà ngủ. Các môn đệ bị cuống cuồng và khiếp sợ kêu lên Chúa : « Thưa Thầy, chúng con chết mất ; Thầy chẳng lo gì sao ? » (c. 38).
Ai biết được bao nhiều lần, chúng ta cũng thế, bị tấn công bởi những thử thách trong cuộc sống, chúng ta đã kêu lên Chúa : « Tại sao Chúa vẫn im lặng mà không làm gì cho con ? » Nhất là khi chúng ta có cảm tưởng bị đắm chìm, bởi vì tình yêu hay kế hoạch mà chúng ta từng đặt nhiều hy vọng đang sụp đổ ; hay khi chúng ta bị phó mặc cho những làn sóng lo âu dai dẳng ; hay khi chúng ta cảm thấy mình bị nhấn chìm bởi những vấn đề hay bị tuyệt vọng giữa biển đời, không đường, không bến. Hay trong những lúc chúng ta có ít sức mạnh để tiến tới, bởi vì chúng ta không có việc làm hay một chẩn đoán bất ngờ về sức khỏe của chúng ta hay về sức khỏe của một người thân yêu làm cho chúng ta run sợ. Có nhiều lúc chúng ta cảm thấy mình trong bão tố, chúng ta cảm thấy mình hầu như cùng đường.
Trong những hoàn cảnh này và biết bao nhiêu hoàn cảnh khác, chúng ta cũng thấy ngột ngạt vì sợ hãi và, như các môn đệ, chúng ta có nguy cơ quên đi điều quan trọng nhất. Quả thế, trên thuyền, có Chúa Giêsu, cho dù Ngài đang ngủ, và Ngài chia sẻ với các môn đệ của Ngài tất cả những gì đang diễn ra. Một mặt, nếu giấc ngủ của Ngài làm chúng ta ngạc nhiên, thì mặt khác Ngài đang thử thách chúng ta. Chúa Giêsu ở đó, đang hiện diện ; quả thế, Ngài chờ đợi – có thể nói như thế – rằng chính chúng ta lôi kéo Ngài, chính chúng ta cầu khấn Ngài, chính chúng ta đặt Ngài ở trung tâm của những gì chúng ta đang sống. Giấc ngủ của Ngài thúc đẩy chúng ta thức tỉnh. Bởi vì, để làm môn đệ của Chúa Giêsu, tin rằng Ngài có đó, Ngài hiện hữu, thì vẫn chưa đủ, nhưng còn phải đặt mình vào cuộc chơi với Ngài, cũng cần phải cất cao giọng với Ngài, kêu lên Ngài. Anh chị em hãy nghe rõ điều này : cần phải kêu lên Ngài. Lời cầu nguyện, rất thường, là một tiếng kêu : « Lạy Chúa, xin cứu con ! ». Tôi xem chương trình « A sua immagine », hôm nay, Ngày Tỵ nạn…tất cả những người ở trên thuyền đều kêu lên vào lúc đắm chìm : « Cứu chúng tôi với ! ». Trong đời sống của chúng ta, cũng diễn ra điều tương tự : « Lạy Chúa, xin cứu chúng con ! », và lời cầu nguyện trở thành một tiếng kêu.
Hôm nay chúng ta có thể tự hỏi : đâu là những cơn gió đổ xuống đời tôi, đâu là những cơn sóng cản trở việc đi lại của tôi và làm cho đời sống thiêng liêng của tôi, đời sống gia đình của tôi, ngay cả đời sống tâm lý của tôi lâm nguy ? Chúng ta hãy nói tất cả điều đó cho Chúa Giêsu, kể cho Ngài tất cả. Ngài muốn điều đó, Ngài muốn chúng ta đến gần Ngài để tìm thấy nơi nương náu trước những cơn sóng thần của cuộc đời. Tin Mừng kể rằng các môn đệ đến gần Chúa Giêsu, đánh thức Ngài và nói với Ngài (x.c.38). Đó là khởi đầu của đức tin của chúng ta : nhìn nhận rằng chỉ mình chúng ta thì không thể hết khó khăn bế tắc, rằng chúng ta cần Chúa Giêsu như các thủy thủ cần các vì sao để tìm thấy đường đi. Đức tin bắt đầu bằng việc tin rằng tự bản thân chúng ta là không đủ, bằng việc cảm thấy rằng chúng ta cần Thiên Chúa. Khi chúng ta chiến thắng cám dỗ khép kín nơi chính mình, khi chúng ta vượt qua lòng sùng kính sai lệch không muốn quấy rầy Thiên Chúa, khi chúng ta kêu lên Ngài, thì Ngài có thể làm những điều kỳ diệu nơi chúng ta. Chính sức mạnh khiêm tốn và phi thường của lời cầu nguyện thực hiện những phép lạ.
Được các môn đệ kêu cầu, Chúa Giêsu đã làm cho sóng gió yên lặng. Và Ngài đã đặt ra một câu hỏi cho họ, câu hỏi cũng liên quan đến chúng ta : « Sao các con sợ hãi thế? Các con vẫn chưa có lòng tin sao?» (c. 40). Các môn đệ đã sợ hãi, bởi vì họ vẫn còn dán mắt vào những cơn sóng hơn là nhìn về Chúa Giêsu. Và nỗi sợ hãi dẫn chúng ta đến chỗ nhìn vào những khó khăn, những vấn đề xấu xa hơn là nhìn vào Chúa, Đấng thường đang ngủ. Đối với chúng ta cũng thế : bao nhiêu lần chúng ta còn phải sửa chữa các vấn đề hơn là đi đến với Chúa và ném những nỗi lo lắng của chúng ta cho Ngài ! Bao nhiêu lần chúng ta để Chúa nơi một góc nhà, ở đáy con thuyền cuộc đời chúng ta, để chỉ đánh thức Ngài vào lúc chúng ta cần Ngài ! Hôm nay, chúng ta hãy cầu xin ơn đức tin không biết mệt mỏi tìm kiếm Chúa, không biết mệt mỏi gõ cửa Trái Tim của Ngài !
Xin Đức Trinh Nữ Maria, Đấng mà trong đời sống đã không bao giờ ngưng tin tưởng vào Thiên Chúa, khơi dậy nơi chúng ta nhu cầu sống còn là phó thác cho Ngài mỗi ngày.
Tý Linh chuyển ngữ
(theo ZENIT; hình ảnh: vatican.va))
Angélus : au lieu de fixer les problèmes ? « Déranger Dieu »
Tags: Angelus, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO LẦN THỨ VIII (2024) : TRỞ THÀNH BẠN HỮU CỦA NGƯỜI NGHÈO
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN NĂM B: CHỐNG LẠI CÁM DỖ ĐẠO ĐỨC GIẢ
- Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC, BÀI HỌC CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỀ KIẾN THỨC BẰNG XƯƠNG BẰNG THỊT
- CHA ROBERTO PASOLINI, TÂN GIẢNG THUYẾT CỦA PHỦ GIÁO HOÀNG
- ĐỐI VỚI ĐỨC PHANXICÔ, HIẾN MÁU LÀ NGUỒN VUI VÀ BẰNG CHỨNG CỦA TÌNH YÊU
- ĐỐI VỚI TÒA THÁNH, NẠN PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC TRỰC TUYẾN ĐÒI HỎI MỘT QUY ĐỊNH MỚI
- ĐHY PAROLIN GỬI LỜI CHÚC TỐT ĐẸP NHẤT TỚI TRUMP VỀ CHIẾN THẮNG BẦU CỬ
- NGƯỜI HÀNH HƯƠNG TRÚT BỎ NHỮNG GÌ THỪA THÃI VÀ TIẾN BƯỚC HƯỚNG TỚI NIỀM HY VỌNG