ĐỨC PHANXICÔ TIẾP KIẾN CÁC THÀNH VIÊN CỦA VIỆN HÀN LÂM TRAO GIẢI NOBEL : GẶP GỠ VÀ ĐỐI THOẠI, MỘT LỐI SỐNG GIÚP ÍCH CHO TÌNH BẠN XÃ HỘI

Written by xbvn on Tháng Mười Một 20th, 2021. Posted in Luân lý, Nhân bản, Thế Giới, Tý Linh

Trong buổi tiếp kiến các thành viên của Viện Hàn lâm Thụy Điển, nơi trao các giải Nobel, Đức Phanxicô đã nhắc lại rằng đối thoại xã hội là « con đường triệt để hướng đến một nền văn hóa mới » vì nó đòi hỏi lòng tôn trọng chân thành đối với người khác.

Đại dịch đã đặt việc đối thoại trước một thử thách to lớn và các mạng xã hội có nguy cơ giảm thiểu việc đối thoại thành « nhiều cuộc độc thoại ». Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến Viện Hàn lâm Thụy Điển, được vua Gustave III thành lập vào năm 1786. Trong buổi tiếp kiến này, ngài đã nhấn mạnh đến các khái niệm này, nhắc nhớ rằng « mỗi bước nhỏ » đều quan trọng để xích lại gần tha nhân, rằng việc đối thoại « không đồng nghĩa với chủ thuyết tương đối » và một xã hội là cao quý khi nó vun trồng việc tìm kiếm sự thật và nhìn nhận phẩm giá của mỗi người.

« Cùng với quý vị, các Viện sĩ, những người gìn giữ « mạch đập » của sự năng động văn hóa, và trao giải thưởng Nobel danh giá, tôi muốn chia sẻ sự chọn lựa đối thoại xã hội này như là con đường triệt để  hướng đến một nền văn hóa mới. Sự phát triển lan tràn của các phương tiện truyền thông xã hội có nguy cơ thay thế việc đối thaoị bằng nhiều cuộc độc thoại, thường với giọng điệu hung hăng. Trái lại, đối thoại xã hội giả định trước khả năng tôn trọng quan điểm của người khác cách chân thành và không giả dối ».

Việc thiếu đối thoại tạo thuận lợi cho một nền văn hóa dửng dưng

Đức Thánh Cha nói tiếp : « Tôi chắc chắn rằng quý vị cũng thế, quý vị đã ghi nhận rằng cuộc khủng hoảng đại dịch kéo dài đã đặt khả năng đối thoại với người khác của quý vị trước một thử thách to lớn ». Hoàn cảnh này là do việc cách ly, nhưng cũng do những thay đổi đã được thực hiện « nơi mỗi người chúng ta, thậm chí cách vô thức ». Người ta trở nên nghi ngờ, xa cách, khép kín và mệt mỏi khi cùng nhau làm việc.

« Vì thế, điều đầu tiên phải làm là ý thức về thực tại này, vốn đang đe dọa mỗi người chúng ta với tư cách là người, làm suy yếu khả năng tương quan của chúng ta và làm nghèo nàn xã hội và thế giới. Thậm chí vô tình, khuynh hướng này có nguy cơ trở thành trò chơi của nền văn hóa dửng dưng ».

Những bước nhỏ, nhưng có tầm quan trọng to lớn

Mối bận tâm này của Đức Thánh Cha được chia sẻ bởi Viện Hàn lâm Thụy Điển. Những lời phát biểu của ông chủ tịch Viện cho thấy điều đó : « Vào thời đại dịch này, mỗi bước nhỏ đều có thể đưa con người đến với người khác và có tầm quan trọng to lớn ».

« Đó là thực hành thường ngày việc gặp gỡ và đối thoại : một lối sống không làm rầm rộ, nhưng giúp cộng đồng nhân loại tiến tới, lớn lên trong  tình bạn xã hội. Thông điệp Fratelli tutti có một chương – chương VI – dành cho việc chọn lựa này : « Đối thoại và tình bạn xã hội » ».

Đức Thánh Cha nói tiếp : « Đối thoại không đồng nghĩa với chủ thuyết tương đối ; trái lại, một xã hội càng cao quý hơn khi nó vun trồng việc tìm kiếm chân lý ». Chân lý này bắt rễ khi nó nhìn nhận rằng « mỗi người đều có một phẩm giá bất khả xâm phạm ». Và nguyên tắc này được chia sẻ bởi người tin và người không tin.

Tý Linh

(theo Benedetta Capelli, Vatican News)

Tags: , ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Một 2024
H B T N S B C
« Th10    
  1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30