ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ MUỐN ĐƯỢC CHÔN CẤT TẠI VƯƠNG CUNG THANH ĐƯỜNG ĐỨC BÀ CẢ
Trong cuộc phỏng vấn với một kênh truyền hình Mêxicô, được phát sóng ngày 13/12/2023, Đức Phanxicô giải thích rằng ngài muốn được chôn cất ở một nơi khác ngoài Đền thờ Thánh Phêrô ở Rôma, và ngài đã nỗ lực đơn giản hóa nghi thức an táng giáo hoàng.
Đức Phanxicô trao đổi với phóng viên của Nmas, Valentina Alazraki, trong một cuộc trò chuyện vui vẻ được ghi lại trước Thánh lễ tại Đền thờ Thánh Phêrô được cử hành hôm thứ Ba, ngày 12 tháng 12 nhân lễ trọng kính Đức Trinh Nữ Maria Guadalupe, Đấng đã hiện ra ở Mêxicô vào năm 1531 và từ đó trở thành Quan thầy của Châu Mỹ Latinh. Trong cuộc phỏng vấn dài 20 phút này, Đức Phanxicô tái khẳng định rằng chiến tranh luôn là một thất bại, ngoại trừ các nhà sản xuất vũ khí, đồng thời bày tỏ sự đau buồn khi nhìn thấy tuổi tác của các nạn nhân trên mộ các binh sĩ, phần lớn là những người trẻ tuổi, mẹ của họ sẽ không bao giờ gặp lại họ nữa.
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết trong một cuộc phỏng vấn được phát sóng bởi đài truyền hình N+ của Mêxicô vào ngày 13 tháng 12 rằng ngài muốn được an táng tại vương cung thánh đường Đức Bà Cả ở Rôma, vì lòng sùng kính đặc biệt của ngài đối với Đức Trinh Nữ Maria.
Ngài giải thích : “Địa điểm đã sẵn sàng. Tôi muốn được chôn cất ở Vương cung thánh đường Đức Bà Cả. Đó là lòng sùng kính lớn lao của tôi. Lòng sùng kính lớn lao của tôi. Và trước đây, khi tôi đến đây (ở Rôma), tôi luôn đến đó vào sáng Chúa Nhật.” Đức Phanxicô cũng có thói quen đến viếng Vương cung thánh đường trước và sau mỗi chuyến tông du để cầu nguyện trước linh ảnh “Salus populi romani” (“Đức Bà Bảo Vệ Dân Thành Rôma”).
Quyết định này của Đức Phanxicô là bất thường, vì không có Giáo hoàng nào được chôn cất tại Vương cung thánh đường này kể từ năm 1669, khi thi hài của Đức Clément IX được đặt ở đó. Tuy nhiên, Tông hiến của Đức Gioan Phaolô II, Universi Dominici Gregis, về việc trống tòa của Tòa thánh, đã mở ra khả năng rằng một Giáo hoàng sẽ được chôn cất ở nơi khác ngoài Vương cung thánh đường Thánh Phêrô ở Rôma. Ngài sẽ không phải là Giáo hoàng đầu tiên tại vương cung thánh đường này. Bảy vị Giáo hoàng đã yên nghỉ ở đó.
Đức Phanxicô, người cũng tuyên bố không “nghĩ đến” việc từ chức, bất chấp những vấn đề sức khỏe mà ngài đã trải qua trong vài tuần, cũng nói rõ rằng ngài đã nỗ lực thực hiện một nghi thức mới cho việc chôn cất các giáo hoàng. Ngài tiết lộ : “Tôi ở cùng với trưởng nghi đang chuẩn bị nghi thức cho tang lễ của Giáo hoàng. Chúng tôi đã đơn giản hóa nó rất nhiều”.
Ngài cũng ca ngợi sự can đảm từ bỏ của người tiền nhiệm là Đức Bênêđíctô XVI, người mà ngài thừa nhận đã thiết lập một mối quan hệ rất thân thiết. Một người “đơn sơ, khiêm tốn”, “đã nhận thức được các giới hạn của mình”.
Đức Thánh Cha giải thích khi được hỏi về ngày sinh nhật của ngài: “Tuổi già không trang điểm, nó vốn là như vậy và nó thể hiện như nó là”. Đức Phanxicô sẽ tròn 87 tuổi vào ngày 17 tháng 12. Ngài nói thêm, cần phải “biết cách chấp nhận những món quà của tuổi già. Cần phải chấp nhận rằng chúng ta có thể làm được nhiều điều tốt từ một viễn cảnh khác.”
Chuyến đi đến Cop bị hủy
Vị Giáo hoàng người Argentina, người đã buộc phải từ bỏ chuyến đi tới COP28, dự kiến diễn ra từ ngày 1 đến ngày 3 tháng 12, do nguy cơ tắc mạch phổi liên quan đến nhiễm trùng phổi mắc phải vài ngày trước đó, không muốn từ bỏ các chuyến tông du vào năm 2024.
Do đó, ngài đề cập đến khả năng tông du đến Bỉ. Theo thông tin của nhật báo La Croix, ngài có thể đến đó nhân dịp kỷ niệm 600 năm thành lập trường đại học Công giáo Louvain. Đức Phanxicô chính thức nhận được lời mời đến đó vào tháng 9, khi ngài gặp vua Bỉ, Philippe. Chuyến tông du của ngài cũng có thể bao gồm một giai đoạn ở châu Âu, tại Bruxelles. Trong trường hợp này, chuyến đi phải tính đến lịch của các cuộc bầu cử ở châu Âu, vì cuộc bầu cử này phải diễn ra vào tháng 6 năm 2024.
Hai chuyến đi khác đang “chờ đợi”, Đức Phanxicô tiết lộ: “một đến Polynésie và một đến Argentina”. Đức Giáo hoàng xác nhận đã được Javier Milei, tổng thống mới nhậm chức, mời về quê hương của ngài từ ngày 10 tháng 12, và dường như đã phớt lờ những lời lăng mạ chống lại ngài trước khi được bầu. Javier Milei đặc biệt đã cho rằng Đức Phanxicô là “đại diện của Ma Quỷ trên trái đất”, là tòng phạm của “các chế độ độc tài”.
Tý Linh
(theo Loup Besmond de Senneville nhật báo La Croix và Vatican News)
Tags: Ông Bà, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ĐỨC LÊÔ XIV TIẾP KIẾN NHÀ VÔ ĐỊCH QUẦN VỢT JANNIK SINNER
- VĂN PHÒNG BÁO CHÍNH TÒA THÁNH ĐƯA RA LỜI GIẢI THÍCH CHÍNH THỨC VỀ HUY HIỆU CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- NƠI Ở CỦA CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG QUA NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA LỊCH SỬ
- “VIỆC BẦU ĐỨC LÊÔ XIV ĐÁNH DẤU BƯỚC NGOẶT TRONG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI”
- PHẬT TỬ VÀ KITÔ HỮU TRONG CUỘC ĐỐI THOẠI GIẢI THOÁT CHO THỜI ĐẠI CHÚNG TA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV GỬI CÁC CHUYÊN VIÊN TRUYỀN THÔNG : HÃY CHỌN LỰA CON ĐƯỜNG TRUYỀN THÔNG HÒA BÌNH
- MẬT NGHỊ HỒNG Y: ĐHY PAROLIN VÀ ĐHY PREVOST ĐƯỢC PHIẾU “RẤT CAO” TRONG CUỘC BỎ PHIẾU ĐẦU TIÊN ?
- CHÚA NHẬT ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV VỚI CÁC TÍN HỮU VÀ TẠI MỘ THÁNH PHÊRÔ
- TỪ LÊÔ XIII ĐẾN LÊÔ XIV, VẤN ĐỀ XÃ HỘI MỚI
- MẬT NGHỊ: VÀ CÁC HỒNG Y BẮT ĐẦU PHÁT BIỂU NGAY SAU ĐÓ
- ĐỨC LÊÔ XIV TẠI MỘT ĐỀN THÁNH CỦA DÒNG THÁNH AUGUSTINÔ VÀ TẠI MỘ ĐỨC PHANXICÔ
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV CHO HỒNG Y ĐOÀN : « NGÀY NAY GIÁO HỘI TRAO CHO MỌI NGƯỜI DI SẢN HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA MÌNH »
- CHÂN DUNG, KHẨU HIỆU VÀ HUY HIỆU CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV
- BỀ TRÊN TỔNG QUYỀN DÒNG AUGUSTINÔ: ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV ‘THỰC SỰ GẦN GŨI VỚI MỌI NGƯỜI’
- TÌM HIỂU DÒNG THÁNH AUGUSTINÔ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- “NGÀI ĐÃ CÓ MỘT TỶ SỐ TUYỆT VỜI” TẠI MẬT NGHỊ
- XÓA MÌNH ĐI ĐỂ CHÚA KITÔ Ở LẠI
- TIỂU SỬ ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV
- THÁNH LỄ KHAI MẠC TRIỀU ĐẠI GIÁO HOÀNG CỦA ĐỨC LÊÔ XIV VÀO NGÀY 18 THÁNG 5
- “GIÁM MỤC LÀ MỘT MỤC TỬ GẦN GŨI VỚI DÂN CHÚNG, KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI QUẢN LÝ”