ĐỨC PHANXICÔ: TÍNH HIỆP HÀNH TẠO RA TÌNH HUYNH ĐỆ BÊN NGOÀI GIÁO HỘI
Hôm thứ Năm, ngày 27/6/2024, Đức Phanxicô đã tiếp đón khoảng 20 tham dự viên Phiên họp toàn thể của Ủy ban Giáo hoàng về Châu Mỹ Latinh. Ngài khuyến khích họ phục vụ các cơ quan khác nhau của Giáo hội ở Châu Mỹ Latinh, và xây dựng những cây cầu để làm sao “việc ‘bước đi cùng nhau’ không phải là một cách diễn đạt hùng biện đơn thuần, nhưng là một kinh nghiệm mục vụ đích thực”.
Vào cuối tháng Sáu này, Ủy ban Giáo hoàng về Châu Mỹ Latinh (CAL) đã quy tụ tất cả các thành viên của mình tham dự Đại hội toàn thể thường niên. Họ đã được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến vào sáng thứ Năm, tại Vatican. Khi đặt câu hỏi về vai trò của Ủy ban và mối liên hệ với các cơ quan khác của Giáo hội ở Châu Mỹ Latinh, Đức Thánh Cha cho rằng những câu hỏi này kéo dài đến toàn bộ đời sống của Giáo hội và “là một phần của cuộc cải cách hiệp hành mà toàn thể Giáo hội phải thực hiện để cho phép khuôn mặt thật của Chúa Giêsu Kitô ngày càng tỏa sáng hơn”.
“Sự đổi mới sâu xa” mà Đức Thánh Cha kêu gọi bắt nguồn từ Công đồng Vatican II. Thánh Gioan XXIII, vị Giáo hoàng khởi xướng Công đồng, đã nói về một “aggiornamento” (“một sự cập nhật”) trong khi người kết thúc Công đồng, Thánh Phaolô VI, nói về một “sự đổi mới hưng thịnh của Giáo hội”. Vẫn về nhu cầu cải cách, Đức Phanxicô trích dẫn người tiền nhiệm của mình, là Đức Giáo hoàng Bênêđíctô XVI, người muốn cải cách để đạt tới một cộng đồng trong đó Thiên Chúa có thể hoạt động, “một cộng đồng trong đó cái ‘tôi’ này không còn chống lại cái ‘tôi’ khác nữa”.
Biến CAL thành một “tác vụ phục vụ”
Được thành lập vào năm 1958 bởi Đức Piô XII, được Thánh Gioan Phaolô II tổ chức vào năm 1988, CAL đã trải qua cuộc cải cách cuối cùng vào năm 2022, khi Đức Thánh Cha Phanxicô công bố Tông hiến Praedicate evangelium. Là một Ủy ban trong Bộ Giám mục, mục tiêu của nó là, như Đức Thánh Cha giải thích, “biến CAL thành một ‘tác vụ phục vụ’, giúp Giáo hội ở Châu Mỹ Latinh trải nghiệm được sự quan tâm mục vụ và tình cảm của Người kế vị Thánh Phêrô”.
Tuy nhiên, CAL không bị giảm thiểu thành một cuộc cải cách Giáo triều, và theo Đức Giáo hoàng, “phải là một chủ thể tích cực nhằm thúc đẩy sự chuyển đổi cần thiết mà tất cả chúng ta đều cần, nghĩa là giúp đỡ một cách thận trọng, khôn ngoan và hiệu quả để làm sao chúng ta sống tính hiệp hành – chiều kích năng động của sự hiệp thông để cùng nhau bước đi ở Châu Mỹ Latinh”.
Truyền cảm hứng, chứ không thay thế
Trong bài phát biểu của mình, người từng là tổng giám mục của Buenos Aires, thủ đô của Argentina, nhấn mạnh vào những từ “thận trọng, khôn ngoan và hiệu quả”, bởi vì CAL không được thay thế các tổ chức Giáo hội đã có mặt, nhưng phải khuyến khích và thúc đẩy họ về “ một phong cách hiệp hành về suy nghĩ, lắng nghe và hành động”.
Thật vậy, CAL đặc biệt làm việc với Hội đồng Giám mục Châu Mỹ Latinh và Caribe (CELAM), Liên đoàn Tu sĩ Châu Mỹ Latinh và Caribe (CLAR) và Hội đồng Giáo hội Amazonia (CEAMA).
Gương của Thánh Juan Diego
Tiếp đến, Đức Thánh Cha đã đưa ra mẫu mực của Thánh Juan Diego để truyền cảm hứng cho tính hiệp hành. Người Mêxicô da đỏ khiêm tốn và đơn sơ này, người được Đức Trinh Nữ Maria hiện ra, tìm thấy sức mạnh trong tình yêu của mình dành cho Đức Trinh Nữ, “để tìm kiếm Đức Giám mục và giúp ngài nói chuyện với Giám mục một cách bác ái và rõ ràng về những gì Đức Mẹ yêu cầu ngài”. Đức Giám mục yêu cầu một dấu hiệu mà chàng trai trẻ người Mexico sẽ tìm thấy trên một ngọn đồi.
“Trong cảnh này, chúng ta có thể thấy, một cách đơn giản và sâu sắc, tính hiệp hành và hiệp thông đồng thời. Người tín hữu giáo dân loan báo Tin Mừng, bằng cách tin tưởng một cách cơ bản vào chiều kích giáo hội và siêu nhiên trong sứ mạng của mình, chứ không tin tưởng quá nhiều vào sức mạnh của chính mình. Đó là một kinh nghiệm tuyệt vời về sự hoán cải hiệp hành!”
Tính hiệp hành để tạo nên tình huynh đệ
Đối với Đức Thánh Cha, câu chuyện về Thánh Juan Diego tạo nên “sự khởi đầu của một tiến trình hòa giải huynh đệ giữa các dân tộc thù địch”, giữa các dân tộc bản địa và các dân tộc thực dân. Đức Phanxicô thậm chí còn nhìn thấy ở đó là bằng chứng cho thấy tính hiệp hành trong Giáo hội có những hậu quả bên ngoài Giáo hội: “Tính hiệp hành trong nội bộ mang lại hoa trái của tình huynh đệ bên ngoài”. Một cách tiếp cận mà Đức Thánh Cha khuyến khích CAL áp dụng.
“Chính phong cách truyền cảm hứng này mà CAL phải cổ võ khắp khu vực Mỹ Latinh và, nếu cần, vượt ra ngoài biên giới của mình. Truyền cảm hứng chứ không áp đặt. Truyền cảm hứng, thúc đẩy và khơi dậy sự tự do để mỗi thực tại giáo hội và xã hội phân định con đường riêng của mình, bằng cách đi theo những chuyển động của Chúa Thánh Thần, trong sự hiệp thông với Giáo hội hoàn vũ.”
Cuối cùng, để kết luận, Đức Thánh Cha nhắc lại rằng trong Sắc chỉ triệu tập Năm Thánh, Spes non confundit, ngài đã nhấn mạnh “thông điệp hy vọng có tính cách mạng” của Đức Maria cho Thánh Juan Diego. Ngài lưu ý: “Một thông điệp tương tự đã được in sâu trong trái tim của rất nhiều đền thánh Đức Mẹ trên thế giới, nơi đến của nhiều người hành hương, những người phó thác những lo lắng, nỗi đau buồn và những mong đợi của họ cho Mẹ Thiên Chúa” (số 24).
Tý Linh
(theo Jean-Benoît Harel – Vatican News)
Tags: Phanxicô-I, synode
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS