ĐỨC PHANXICÔ TRIỆU TẬP MỘT THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC NGOẠI THƯỜNG VỀ GIA ĐÌNH VÀ PHẢN ỨNG CỦA CHA LOMBARDI TRƯỚC QUYẾT ĐỊNH CỦA GIÁO PHẬN FRIBOURG LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI LY DỊ TÁI HÔN
Đức Thánh Cha Phanxicô đã triệu tập, từ 5 đến19 tháng Mười năm 2014, một THĐ ngoại thường để bàn về « các thách đố mục vụ gia đình trong bối cảnh Phúc Âm hóa ».
Phù hợp với những gì ngài đã từng khẳng định với các phóng viên trên chuyến bay trở về từ Braxin, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn dành THĐ đầu tiên của triều đại giáo hoàng của ngài cho việc mục vụ gia đình. Được hỏi về sự tiến triển của kỷ luật Giáo Hội đối với người ly dị tái hôn, Đức Thánh Cha lúc đó đã mời gọi nghiên cứu vấn đề này « trong tổng thể mục vụ hôn nhân ».
Lúc đó ngài đã khơi lên « khả năng thứ hai » dành cho các đôi bạn mà Giáo Hội Chính Thống đã mở ra và đảm bảo rằng « vấn đề pháp lý về tính vô hiệu của hôn nhân » phải được xem xét lại.
« Một giải pháp nhanh chóng »
THĐ ngoại thường này chủ yếu tập hợp các Thượng phụ giáo chủ và các Tổng giám mục trưởng, các chủ tịch của các Hội đồng giám mục trên thế giới cũng như các vị đứng đầu các bộ của Giáo triều. Kiểu triệu tập THĐ ngoại thường này chỉ được thực hiện hai lần trong quá khứ : vào năm 1969 liên quan đến « Sự hợp tác giữa Tòa Thánh và các Hội đồng giám mục », và năm 1985 liên quan đến vấn đề áp dụng Công đồng Vatican II (1962-1965), tức 20 năm sau diễn ra Công đồng.
THĐ ngoại thường được triệu tập « nếu các vấn đề cần bàn, cho dầu liên quan đến lợi ích của Giáo Hội phổ quát, đòi có một giải pháp nhanh chóng ».
Sau khi đã cho thấy việc triệu tập một THĐ về mục vụ gia đình là rất quan trọng, cha Lombardi, Giám đốc văn phòng báo chí Tòa Thánh, đã chỉ ra hôm 8/10/2013 rằng Giáo Hội phải được tập hợp để đưa ra những định hướng mục vụ chung.
Phản ứng lại văn kiện của giáo phận Fribourg
Dịp này, cha Lombardi phản đối sự chọn lựa của giáo phận Fribourg, ở Đức, xem xét khả năng cho người ly dị tái hôn được rước lễ.
Quả thế, giáo phận Fribourg vừa phổ biến những định hướng mục vụ mở đường cho những người ly dị tái hôn có thể lãnh nhận các bí tích với những điều kiện.
Trong số các đường hướng được đề nghị có khả năng, sau một tiến trình thảo luận mục vụ và thần học được đào sâu », một đôi vợ chồng ly dị tái hôn có thể « quyết định theo lương tâm » lãnh nhận tất cả các bí tích (kể cả bí tích Rửa tội, đang khi các dự tòng, do ly dị tái hôn, ngày nay không được lãnh nhận bí tích này). Bản văn còn chỉ ra rằng một người ly dị tái hôn có thể được ứng cử vào hội đồng mục vụ của giáo xứ của mình và có thể là ứng viên của một vị trí ở tòa giám mục…
Văn kiện này đi ngược lại huấn quyền của Giáo Hội
Hôn nhân là dấu chỉ bí tích của giáo ước giữa Thiên Chúa và con người, sách GLGHCG nhắc nhớ. Việc ly dị do đó làm « thiệt hại » đến giao ước này và « việc ký kết một hôn nhân mới, cho dù được luật dân sự nhìn nhận, chỉ thêm vào tính nghiêm trọng của sự cắt đứt ». Kỷ luật đối với người ly dị tái hôn được tóm kết trong Tông huấn Familiaris consortio : đối diện với « tai họa » tái hôn dân sự, các mục tử và các tín hữu được mời gọi « giúp đỡ những người ly dị tái hôn » để « họ không cảm thấy bị lìa xa Giáo Hội » ; nhưng, vì tính bất khả phân ly của hôn nhân được các Tin Mừng khẳng định, Giáo Hội « không thể chấp nhận cho người ly dị tái hôn được rước lễ » (số 84).
Bản văn của giáo phận Fribourg lại dựa vào giáo thuyết của Giáo Hội liên quan đến lương tâm, được nói rõ trong Hiến chế Gaudium et spes : « Đối diện với một luật, điều ưu tiên, đó là lương tâm. Điều quan trọng là soi sáng nó ».
Cha Lombardi đã phản ứng : « Sự kiện các văn phòng địa phương hay những người đề nghị những giải pháp mục vụ đặc thù có nguy cơ tạo ra sự lẫn lộn ».
Tý Linh
Theo La Croix
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO