ĐỨC PHANXICÔ : TRỞ NÊN DỄ BỊ TỔN THƯƠNG ĐỂ ĐÓN TIẾP NGƯỜI DỄ BỊ TỔN THƯƠNG
Hôm 1/3/2024, tiếp kiến các tham dự viên cuộc hội thảo “Ngai tòa hiếu khách”, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra lời kêu gọi đón tiếp những người dễ bị tổn thương, không phải như một màn trình diễn mà như một dấu chỉ “Tin Mừng trong cộng đồng tín hữu và trong xã hội”.
“Tính dễ bị tổn thương và cộng đồng giữa sự đón tiếp và hòa nhập”. Tiêu đề của cuộc hội thảo thứ hai về ngai tòa hiếu khách đã làm Đức Thánh Cha Phanxicô đặc biệt hài lòng. Thứ Sáu, ngày 1 tháng Ba, ngài đã tiếp kiến 160 tham dự viên cuộc gặp gỡ kéo dài ba ngày này ở Rôma, đề nghị việc đào tạo theo Tin Mừng về lòng hiếu khách và đón tiếp tất cả mọi người.
Đức Thánh Cha chào các nữ tu của hiệp hội Fraterna Domus, những người quản lý ngôi nhà nơi diễn ra khóa đào tạo. Hiệp hội này chào đón tất cả mọi loại người, chẳng hạn như người già, các gia đình và người trẻ gặp khó khăn, hoặc thậm chí cả những người di cư: “đó là một nơi thích hợp”, Đức Phanxicô khẳng định. Trong phòng Clémentine, ngài rất hào hứng với việc lựa chọn chủ đề của cuộc hội thảo “điển hình Tin Mừng”, kết hợp giữa sự đón tiếp và tính dễ bị tổn thương. Sau đó, ngài đề xuất ba con đường để suy nghĩ về cách sống và đón tiếp tính dễ bị tổn thương.
Trở nên dễ bị tổn thương như Chúa Kitô
Đầu tiên, Đức Thánh Cha cho rằng, “để đón tiếp những anh chị em dễ bị tổn thương, tôi phải cảm thấy mình dễ bị tổn thương và được đón tiếp như thế bởi Chúa Kitô”. Sự hỗ tương này đến từ chính Chúa Giêsu, Đấng “đã trở nên dễ bị tổn thương, cho đến tận cuộc Thương Khó”. Đức Phanxicô giải thích: Nếu Chúa Kitô kết hợp với “sự mong manh của chúng ta, thì đó là để chúng ta có thể làm điều tương tự với anh chị em của mình”. Vì thế, ở lại với Chúa Kitô, “như cành nho với cây nho” là cách duy nhất để sinh hoa trái tốt lành.
Một lối sống để noi theo
Tiếp đến, Đức Thánh Cha kêu gọi chúng ta tiếp tục “cắm neo vững chắc vào Tin Mừng, vào Chúa Giêsu, Đấng không dạy các môn đệ của mình lên kế hoạch chăm sóc người bệnh và người nghèo”. Ngài giải thích, không nên coi tính dễ bị tổn thương như một vấn đề đúng đắn về mặt chính trị hay một tổ chức thực hành đơn giản, đồng thời chỉ ra các rủi ro khác nhau: “tính dễ bị tổn thương có thể trở thành một phạm trù: “những người không có khuôn mặt”; việc phục vụ, một “màn trình diễn”, v.v.”.
Đối mặt với những nguy hiểm này, Đức Phanxicô đưa ra giải pháp: sống với những người dễ bị tổn thương, giống như Chúa Kitô. Ngài nhấn mạnh: “Chúa Giêsu muốn đào tạo các môn đệ về một lối sống, bằng cách tiếp xúc với những người dễ bị tổn thương, ở giữa họ”. Do đó, các môn đệ đã là những người chứng kiến trong những cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với những người dễ bị tổn thương nhất, về “sự gần gũi, lòng trắc ẩn và sự dịu dàng của Người”.
Một lối sống mà “Chúa Thánh Thần đã in sâu vào họ” vào biến cố Hiện Xuống. Rồi, trong suốt đời sống của Giáo hội, Chúa Thánh Thần “đã đào tạo những con người vốn đã nên thánh bằng cách yêu thương những người dễ bị tổn thương như Chúa Giêsu”. Đây là lý do tại sao Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến những người xa lạ này “đã nên thánh bằng cách đón tiếp những người nhỏ bé, người nghèo, người mong manh, người bị gạt ra ngoài lề xã hội”. Để tiếp tục duy trì lối sống này, Đức Phanxicô khuyến khích mỗi người “trong các cộng đồng của chúng ta, chia sẻ câu chuyện về những chứng nhân ẩn giấu của Tin Mừng này trong sự đơn giản và biết ơn”.
Trở thành nhân chứng cho sự Phục Sinh
Cuối cùng, Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng những người nghèo và những người dễ bị tổn thương là “những nhân vật chính cùng với Chúa Giêsu trong việc loan báo Nước Thiên Chúa”. Ngài tóm tắt: “Họ không phải là đối tượng mà là chủ thể”. Theo Đức Thánh Cha, gương của anh Bartimê, người mù ở Giêricô, là “mang tính biểu tượng”. Trong Tin Mừng Máccô, Chúa Giêsu phục hồi thị lực cho anh Bartimê. Tiếp đó, anh trở thành nhân chứng của Chúa Kitô. “Người dễ bị tổn thương là Bartimê, được người dễ bị tổn thương là Chúa Giêsu cứu, chia sẻ niềm vui được làm nhân chứng cho sự phục sinh của Người,” Đức Phanxicô lưu ý và đồng thời cũng lấy mẫu gương của Mađalêna, người bị bảy quỷ hành hạ, sau đó trở thành nhân chứng đầu tiên cho Chúa Giêsu phục sinh.
Đức Thánh Cha kết luận: “Tóm lại, những người dễ bị tổn thương, được gặp gỡ và đón tiếp với ân sủng và phong cách của Chúa Kitô, có thể trở thành sự hiện diện mang tính Tin Mừng trong cộng đồng tín hữu và trong xã hội”.
Tý Linh
(theo Jean-Benoît Harel, Vatican News)
Tags: bác ái-liên đới, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO LẦN THỨ VIII (2024) : TRỞ THÀNH BẠN HỮU CỦA NGƯỜI NGHÈO