ĐỨC PHANXICÔ : TRỞ NÊN DỄ BỊ TỔN THƯƠNG ĐỂ ĐÓN TIẾP NGƯỜI DỄ BỊ TỔN THƯƠNG
Hôm 1/3/2024, tiếp kiến các tham dự viên cuộc hội thảo “Ngai tòa hiếu khách”, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra lời kêu gọi đón tiếp những người dễ bị tổn thương, không phải như một màn trình diễn mà như một dấu chỉ “Tin Mừng trong cộng đồng tín hữu và trong xã hội”.
“Tính dễ bị tổn thương và cộng đồng giữa sự đón tiếp và hòa nhập”. Tiêu đề của cuộc hội thảo thứ hai về ngai tòa hiếu khách đã làm Đức Thánh Cha Phanxicô đặc biệt hài lòng. Thứ Sáu, ngày 1 tháng Ba, ngài đã tiếp kiến 160 tham dự viên cuộc gặp gỡ kéo dài ba ngày này ở Rôma, đề nghị việc đào tạo theo Tin Mừng về lòng hiếu khách và đón tiếp tất cả mọi người.
Đức Thánh Cha chào các nữ tu của hiệp hội Fraterna Domus, những người quản lý ngôi nhà nơi diễn ra khóa đào tạo. Hiệp hội này chào đón tất cả mọi loại người, chẳng hạn như người già, các gia đình và người trẻ gặp khó khăn, hoặc thậm chí cả những người di cư: “đó là một nơi thích hợp”, Đức Phanxicô khẳng định. Trong phòng Clémentine, ngài rất hào hứng với việc lựa chọn chủ đề của cuộc hội thảo “điển hình Tin Mừng”, kết hợp giữa sự đón tiếp và tính dễ bị tổn thương. Sau đó, ngài đề xuất ba con đường để suy nghĩ về cách sống và đón tiếp tính dễ bị tổn thương.
Trở nên dễ bị tổn thương như Chúa Kitô
Đầu tiên, Đức Thánh Cha cho rằng, “để đón tiếp những anh chị em dễ bị tổn thương, tôi phải cảm thấy mình dễ bị tổn thương và được đón tiếp như thế bởi Chúa Kitô”. Sự hỗ tương này đến từ chính Chúa Giêsu, Đấng “đã trở nên dễ bị tổn thương, cho đến tận cuộc Thương Khó”. Đức Phanxicô giải thích: Nếu Chúa Kitô kết hợp với “sự mong manh của chúng ta, thì đó là để chúng ta có thể làm điều tương tự với anh chị em của mình”. Vì thế, ở lại với Chúa Kitô, “như cành nho với cây nho” là cách duy nhất để sinh hoa trái tốt lành.
Một lối sống để noi theo
Tiếp đến, Đức Thánh Cha kêu gọi chúng ta tiếp tục “cắm neo vững chắc vào Tin Mừng, vào Chúa Giêsu, Đấng không dạy các môn đệ của mình lên kế hoạch chăm sóc người bệnh và người nghèo”. Ngài giải thích, không nên coi tính dễ bị tổn thương như một vấn đề đúng đắn về mặt chính trị hay một tổ chức thực hành đơn giản, đồng thời chỉ ra các rủi ro khác nhau: “tính dễ bị tổn thương có thể trở thành một phạm trù: “những người không có khuôn mặt”; việc phục vụ, một “màn trình diễn”, v.v.”.
Đối mặt với những nguy hiểm này, Đức Phanxicô đưa ra giải pháp: sống với những người dễ bị tổn thương, giống như Chúa Kitô. Ngài nhấn mạnh: “Chúa Giêsu muốn đào tạo các môn đệ về một lối sống, bằng cách tiếp xúc với những người dễ bị tổn thương, ở giữa họ”. Do đó, các môn đệ đã là những người chứng kiến trong những cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với những người dễ bị tổn thương nhất, về “sự gần gũi, lòng trắc ẩn và sự dịu dàng của Người”.
Một lối sống mà “Chúa Thánh Thần đã in sâu vào họ” vào biến cố Hiện Xuống. Rồi, trong suốt đời sống của Giáo hội, Chúa Thánh Thần “đã đào tạo những con người vốn đã nên thánh bằng cách yêu thương những người dễ bị tổn thương như Chúa Giêsu”. Đây là lý do tại sao Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến những người xa lạ này “đã nên thánh bằng cách đón tiếp những người nhỏ bé, người nghèo, người mong manh, người bị gạt ra ngoài lề xã hội”. Để tiếp tục duy trì lối sống này, Đức Phanxicô khuyến khích mỗi người “trong các cộng đồng của chúng ta, chia sẻ câu chuyện về những chứng nhân ẩn giấu của Tin Mừng này trong sự đơn giản và biết ơn”.
Trở thành nhân chứng cho sự Phục Sinh
Cuối cùng, Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng những người nghèo và những người dễ bị tổn thương là “những nhân vật chính cùng với Chúa Giêsu trong việc loan báo Nước Thiên Chúa”. Ngài tóm tắt: “Họ không phải là đối tượng mà là chủ thể”. Theo Đức Thánh Cha, gương của anh Bartimê, người mù ở Giêricô, là “mang tính biểu tượng”. Trong Tin Mừng Máccô, Chúa Giêsu phục hồi thị lực cho anh Bartimê. Tiếp đó, anh trở thành nhân chứng của Chúa Kitô. “Người dễ bị tổn thương là Bartimê, được người dễ bị tổn thương là Chúa Giêsu cứu, chia sẻ niềm vui được làm nhân chứng cho sự phục sinh của Người,” Đức Phanxicô lưu ý và đồng thời cũng lấy mẫu gương của Mađalêna, người bị bảy quỷ hành hạ, sau đó trở thành nhân chứng đầu tiên cho Chúa Giêsu phục sinh.
Đức Thánh Cha kết luận: “Tóm lại, những người dễ bị tổn thương, được gặp gỡ và đón tiếp với ân sủng và phong cách của Chúa Kitô, có thể trở thành sự hiện diện mang tính Tin Mừng trong cộng đồng tín hữu và trong xã hội”.
Tý Linh
(theo Jean-Benoît Harel, Vatican News)
Tags: bác ái-liên đới, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG