ĐỨC PHANXICÔ TỪ VƯỜN VATICAN: “TÔI CẦU NGUYỆN MỖI NGÀY CHO THÁNH ĐỊA”
“Tất cả chúng ta phải làm việc và dấn thân để đạt được một nền hòa bình lâu dài, nơi Nhà nước Palestine và Nhà nước Israel có thể chung sống cạnh nhau, phá bỏ những bức tường thù địch và hận thù.” Lời kêu gọi này của Đức Thánh Cha vẫn còn vang vọng cho đến ngày nay, nhân dịp kỷ niệm 10 năm Lời kêu gọi cho hoà bình tại Thánh địa. Trong khu vườn Vatican vào ngày 8 tháng 6 năm 2014, Đức Phanxicô đã cầu nguyện và trồng một cây ô liu với các tổng thống Israel và Palestine như một dấu hiệu hòa bình cho Trung Đông.
Đức Thánh Cha nói rằng ngày nay việc ghi nhớ sự kiện này là điều quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh những gì đang không may xảy ra ở Israel và Palestine. “Trong nhiều tháng, chúng ta đã chứng kiến sự gia tăng thù địch và chúng ta đã thấy rất nhiều người vô tội chết trước mắt chúng ta”. Một hoàn cảnh khiến Đức Thánh Cha đau buồn.
10 năm trước, vào ngày 8 tháng 6 năm 2014 tại khu vườn Vatican, cùng với các tổng thống Israel và Palestine, Shimon Peres và Mahmoud Abbas, Đức Thánh Cha đã cầu nguyện và trồng một cây ô liu như một dấu hiệu hòa bình cho vùng Cận Đông. Đức Phanxicô cho biết ngài “mang trong lòng lòng biết ơn sâu sắc đối với Chúa vì ngày hôm nay”, ghi nhớ ký ức về “cái ôm cảm động mà hai vị Tổng thống đã trao đổi”, trước sự hiện diện của Đức Bartôlômêô I, Thượng phụ Đại kết, và các đại diện của các cộng đồng Kitô giáo, Do Thái và Hồi giáo từ Jerusalem.
Thứ Sáu, ngày 7/6/2024, một buổi lễ kỷ niệm sự kiện này đã được tổ chức không xa Viện Hàn lâm Khoa học và cây ô liu từng được trồng. Đến nơi bằng xe golf lúc 6 giờ chiều, Đức Thánh Cha băng qua hai hàng ghế đỏ được đặt trong vườn giữa Casina Pio IV và Bảo tàng Vatican: một bên là các đại sứ được bổ nhiệm cạnh Tòa thánh và một bên là một số thành viên của Hồng y đoàn.
Đây là cơ hội để Đức Thánh Cha xem xét tình hình chiến tranh đang diễn ra ở Gaza, nơi con số thương vong mới cho thấy 36.731 người đã chết, theo Bộ Y tế của Hamas.
Lời cầu nguyện của Đức Thánh Cha
“Mỗi ngày tôi cầu nguyện để cuộc chiến này cuối cùng sẽ kết thúc. Tôi nghĩ đến tất cả những người đau khổ ở Israel và Palestine: các Kitô hữu, người Do Thái và người Hồi giáo. Tôi nghĩ đến việc cấp bách biết bao, từ đống đổ nát của Gaza, cuối cùng xuất hiện quyết định làm im tiếng vũ khí”, Đức Thánh Cha tuyên bố và đồng thời kêu gọi ngừng bắn. Ngài cũng hướng suy nghĩ của mình đến các thành viên trong gia đình và các con tin Israel, kêu gọi thả họ; đối với người dân Palestine, ngài mong muốn họ được bảo vệ và nhận được tất cả viện trợ nhân đạo mà họ cần; cũng như đối với nhiều người phải sơ tán vì chiến tranh.
Đức Phanxicô nói tiếp : “Tôi cũng nghĩ đến những người Palestine và Israel có thiện chí, những người, giữa nước mắt và đau khổ, vẫn tiếp tục chờ đợi với hy vọng một ngày mới sẽ đến” và cố gắng “báo trước bình minh của một thế giới hòa bình, trong đó tất cả các dân tộc sẽ đúc gươm đao thành cuốc thành cày, rèn giáo mác nên liềm nên hái. Dân này nước nọ sẽ không còn vung kiếm đánh nhau, và thiên hạ thôi học nghề chinh chiến” (Is 2, 4).
Hoà bình
Trong thế giới đầy đau khổ này, và nơi mà hàng ngàn người bị chiến tranh giết chết, “chúng ta muốn tiếp tục lời cầu nguyện của mình, chúng ta muốn một lần nữa dâng lên Thiên Chúa lời cầu xin hòa bình, như chúng ta đã làm cách đây mười năm”. Rồi cần làm rõ rằng hòa bình không chỉ được thực hiện trên những thỏa thuận được viết trên giấy tờ hoặc trên những thỏa hiệp của con người và chính trị. Nó đến từ những trái tim được biến đổi, nó được sinh ra khi mỗi người chúng ta được kết nối và chạm đến bởi tình yêu của Thiên Chúa, vốn làm tan biến tính ích kỷ của chúng ta, phá bỏ những định kiến của chúng ta và mang lại cho chúng ta hương vị và niềm vui của tình bạn, tình huynh đệ và tình liên đới lẫn nhau. Vì vậy, “không thể có hòa bình nếu trước tiên chúng ta không để chính Thiên Chúa tước bỏ vũ khí của trái tim chúng ta, khiến cho nó trở nên đón tiếp, trắc ẩn và nhân hậu”.
Đức Thánh Cha Phanxicô cùng với các Tổng thống Israel và Palestine, Shimon Peres và Mahmoud Abbas, cũng như Thượng phụ Bartôlômêô, đã trồng một cây ô liu trong khu vườn Vatican như một biểu tượng của hòa bình, ngày 8 tháng 6 năm 2014.
Được trồng cách đây mười năm như một dấu chỉ hòa bình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cầu xin Chúa, “để cây ô liu được trồng ở đó có thể phát triển: nó đã trở nên khỏe mạnh và xum xuê, vì nó đã được che chắn khỏi gió và được tưới nước cẩn thận”. Cũng vậy, “chúng ta phải cầu xin Thiên Chúa để hòa bình nảy mầm trong tâm hồn mỗi người, trong mỗi dân tộc và quốc gia, trong mỗi mảnh đất”, được che chở khỏi những cơn gió chiến tranh và được tưới mát bởi những người hằng ngày nỗ lực sống trong tình huynh đệ.
Đức Phanxicô mời gọi chúng ta đừng “ngưng mơ ước hòa bình”, “điều mang lại cho chúng ta niềm vui bất ngờ khi cảm thấy mình là thành viên của một gia đình nhân loại duy nhất”. Ngài gợi ý rằng Israel và Palestine cần một cái ôm hòa bình, và đồng thời cầu nguyện với Chúa để “các nguyên thủ quốc gia và các bên xung đột sẽ tìm thấy con đường dẫn đến sự hòa hợp và thống nhất. Ước gì tất cả họ hãy nhận ra nhau là anh em”.
Đức Phanxicô cùng các vị khách của mình, Funaro, giáo sĩ Do Thái ; Redouane, tổng thư ký Trung tâm Văn hóa Hồi giáo ở Ý, và các đại sứ Israel và Palestine tại Tòa Thánh, xung quanh cây ô liu được trồng trong vườn Vatican.
Tưới cây ô liu hòa bình
Vào cuối buổi nghi thức, giáo sĩ Do Thái Alberto Funaro, người đứng đầu Đền thờ cả ở Rôma, và Abdellah Redouane, tổng thư ký của Trung tâm Văn hóa Hồi giáo Ý, tiến đến gần Đức Thánh Cha. Cùng có mặt còn có các đại sứ tại Tòa thánh Israel và Palestine. Tất cả cùng nhau hướng đến cây ô liu, dưới chân cây có tấm bảng về sự kiện năm 2014 tỏa sáng, để tưới nước cho cây. Một cử chỉ mang tính biểu tượng tràn đầy hy vọng, ủng hộ hòa bình.
Tý Linh
(theo Myriam Sandouno – Vatican News)
Tags: Giáo-Hội-&-Nhà-Nước, Hòa-bình, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO CÁC THAM DỰ VIÊN CUỘC HỌP ĐƯỢC TỔ CHỨC BỞI TÒA THƯỢNG THẨM RÔMA
- THƯ VỀ VIỆC ĐỔI MỚI NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ GIÁO HỘI
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO