ĐỨC PHANXICÔ: Ý THỨC HỆ VỀ GIỐNG LÀ MỐI NGUY HIỂM XÓA BỎ SỰ KHÁC BIỆT
“Người nam và người nữ được Thiên Chúa tạo dựng và theo hình ảnh Đấng Tạo Hóa”, nghĩa là họ “mang trong mình ước muốn về sự vĩnh cửu và hạnh phúc mà Thiên Chúa đã gieo vào tâm hồn họ và được kêu gọi thực hiện qua một ơn gọi đặc thù”. Đây là điều mà Đức Phanxicô đã nhắc nhở các tham dự viên hội nghị vào ngày 1/3/2024 về chủ đề: “Nam-Nữ, hình ảnh của Thiên Chúa. Hướng tới một nền nhân học về các ơn gọi”. Một sự kiện được thúc đẩy bởi Trung tâm Nghiên cứu và Nhân chủng học về các ơn gọi.
Tiếp kiến các vị khách của mình tại Vatican vào buổi sáng, Đức Phanxicô, người đã bị các triệu chứng giống như cúm nhẹ từ vài ngày qua, đã nói vài lời trước khi chuyển bài phát biểu của mình cho Đức ông Ciampanelli, để đọc: “Tôi vẫn còn bị cảm và việc đọc trong một khoảng thời gian sẽ khiến tôi mệt”, Đức Thánh Cha nói và đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc gặp gỡ này do Trung tâm Nghiên cứu và Nhân học về các ơn gọi thúc đẩy. Vào ngày 1 và 2 tháng Ba, hội nghị quy tụ các nhà nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới, các triết gia, thần học và nhà giáo dục cùng thảo luận về chủ đề: “Nam-Nữ, hình ảnh của Thiên Chúa. Hướng tới một nền nhân học về các ơn gọi“. Ngài khẳng định: “Điều rất quan trọng là có cuộc gặp gỡ giữa nam và nữ, bởi vì ngày nay, mối nguy hiểm khủng khiếp nhất là ý thức hệ về giống, vốn xóa bỏ những khác biệt”.
Đức Thánh Cha cho biết rằng ngài đã yêu cầu nghiên cứu về “ý thức hệ xấu xa của thời đại chúng ta”, nó “xóa bỏ những khác biệt và làm cho mọi thứ trở nên giống hệt nhau; xóa bỏ sự khác biệt, đó là xóa bỏ nhân loại. Trái lại, người nam và người nữ ở trong “sự căng thẳng” phong nhiêu”.
Đời sống của con người, một ơn gọi
Xem xét và coi trọng chiều kích nhân học của bất kỳ ơn gọi nào là mục tiêu của hội nghị này. Nhắc lại điều này trong bài phát biểu của mình, Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng điều này đề cập đến một sự thật sơ đẳng và cơ bản, mà ngày nay phải được khám phá lại với tất cả vẻ đẹp của nó: “cuộc sống của con người là một ơn gọi”. Chiều kích nhân học đã được Đức Thánh Cha nhấn mạnh ở đây, gắn liền với một đặc tính thiết yếu của con người: “Chính con người là một ơn gọi”. Tiếp đến, Đức Thánh Cha nói thêm rằng, cả trong những quyết định quan trọng trong đời sống và trong một số hoàn cảnh, mỗi người “khám phá và thể hiện mình như được kêu gọi, như một người nhận ra chính mình trong việc lắng nghe và đáp lại, bằng cách chia sẻ hữu thể và sự đóng góp của mình với người khác vì công ích”.
“Một chân lý nhân học”
Đó là một khám phá vốn “đưa ra khỏi sự cô lập của một cái tôi tự quy chiếu” và “khiến chúng ta nhìn nhận mình như một căn tính có tương quan”. Vì vậy, Đức Thánh Cha nêu rõ: “Tôi tồn tại và tôi sống trong mối tương quan với người đã sinh ra tôi, với thực tại siêu vượt tôi, với những người khác và với thế giới xung quanh tôi”, mà “tôi được mời gọi đón nhận một sứ mệnh đặc thù và cá nhân với niềm vui và trách nhiệm.” Đức Thánh Cha cho thấy, một “chân lý nhân học” như thế, vốn là điều cơ bản, đáp ứng “hoàn toàn với ước muốn về sự hưng thịnh và hạnh phúc của con người đang ngự trị trong trái tim chúng ta”. Ngài nói tiếp, trong bối cảnh văn hóa hiện nay, đôi khi chúng ta có xu hướng quên đi hoặc che khuất thực tại này, có nguy cơ giảm thiểu con người chỉ còn những nhu cầu vật chất hoặc sơ đẳng của họ, như thể họ là một đối tượng không có ý thức hay ý chí, chỉ đơn giản bị thúc đẩy bởi cuộc sống trong một thiết bị cơ khí.
Các thụ tạo theo hình ảnh Thiên Chúa
Người nam và người nữ được Thiên Chúa tạo dựng và theo hình ảnh Đấng Tạo Hóa. Nghĩa là họ mang trong mình ước muốn về sự vĩnh cửu và hạnh phúc mà Thiên Chúa đã gieo vào tâm hồn họ và được kêu gọi thực hiện qua một ơn gọi đặc thù. Đây là lý do tại sao “tồn tại trong chúng ta một sự căng thẳng nội tâm lành mạnh mà chúng ta không bao giờ được dập tắt: chúng ta được mời gọi đến với hạnh phúc, đến với cuộc sống sung mãn, đến với một điều gì đó lớn lao mà Thiên Chúa đã định cho chúng ta”. Đối với Đức Thánh Cha, cuộc đời của mỗi người, không có ngoại lệ, không phải là một sự tình cờ. Ngài nói rõ: “Sự hiện diện của chúng ta trên thế giới không phải là kết quả của sự tình cờ, chúng ta là một phần của dự án tình yêu và chúng ta được mời gọi ra khỏi chính mình và nhận ra điều đó, cho chính chúng ta và cho người khác”.
Một sứ mạng dành cho mỗi người
“Không chỉ chúng ta đã nhận được một sứ mạng, mà mỗi người chúng ta còn là một sứ mạng: “Tôi luôn là một sứ mạng, bạn luôn là một sứ mạng, mỗi người đã được rửa tội đều là một sứ mạng””. Đức Thánh Cha nhắc lại điều này trong bài phát biểu với các tham dự viên, nhấn mạnh rằng tất cả mọi người đều được mời gọi mang lại “sự đóng góp của mình để cải thiện thế giới và định hình xã hội”. Đó không phải là một “nhiệm vụ bên ngoài được giao phó cho cuộc sống của chúng ta”, mà là một “chiều kích bao gồm chính bản chất của chúng ta, cơ cấu hiện hữu của chúng ta với tư cách là người nam và người nữ theo hình ảnh và giống Thiên Chúa”. Từ đó, Đức Thánh Cha đã đề cập đến những lời này của Đức Hồng y Newman: “Thiên Chúa đã không tạo dựng tôi một cách vô ích. Tôi sẽ làm điều tốt, tôi sẽ hoàn thành công việc của Ngài…”
Đức Thánh Cha cũng cho thấy tầm quan trọng của việc tìm kiếm và nghiên cứu của họ, cần thiết cho việc truyền bá nhận thức về ơn gọi mà mỗi con người được Thiên Chúa kêu gọi, trong các bậc sống khác nhau và nhờ nhiều đặc sủng của họ. Chúng “cũng hữu ích trong việc đặt câu hỏi về những thách thức ngày nay, về cuộc khủng hoảng nhân học hiện nay và việc thúc đẩy cần thiết các ơn gọi nhân bản và Kitô giáo”. Đức Thánh Cha hy vọng rằng một tính tuần hoàn hiệu quả hơn bao giờ hết giữa các ơn gọi khác nhau sẽ được phát triển, “cũng nhờ vào sự đóng góp của anh chị em, để các công việc phát sinh từ bậc sống giáo dân nhằm phục vụ xã hội và Giáo hội, với hồng ân thừa tác vụ chức thánh và đời sống thánh hiến”, có thể “góp phần tạo ra niềm hy vọng trong một thế giới bị đè nặng bởi những kinh nghiệm nặng nề về cái chết”.
Kết thúc bài phát biểu, Đức Phanxicô mời gọi dấn thân phục vụ Nước Thiên Chúa để xây dựng một thế giới cởi mở và huynh đệ, một sứ mạng được giao phó cho mỗi người nam và người nữ trong thời đại chúng ta.
Tý Linh
(theo Vatican News)
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO LẦN THỨ VIII (2024) : TRỞ THÀNH BẠN HỮU CỦA NGƯỜI NGHÈO