ĐỨC THÁNH CHA GẶP GỠ HÀNG GIÁO SĨ RÔMA: ĐÂY LÀ THỜI GIAN CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT
Sáng thứ Năm 6.3.2014, lúc 10g30, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có cuộc gặp gỡ truyền thống với hàng giáo sĩ vào dịp đầu Mùa Chay. Trong cuộc gặp gỡ này, Đức Thánh Cha muốn đề cập đến chủ đề « lòng thương xót » mà đối với ngài, « với tư cách là những mục tử, chúng ta phải cho đi nhiều lòng thương xót ! »
Đức Thánh Cha tự hỏi, đối với một linh mục, lòng thương xót có ý nghĩa gì.
« Các linh mục động lòng trắc ẩn trước đoàn chiên, như Chúa Giêsu khi Ngài nhìn thấy đám đông mệt mỏi và kiệt sức như chiên không người chăn dắt. Chúa Giêsu có « lòng dạ » của Thiên Chúa, Isaia đã nói nhiều về điều đó : Ngài đầy lòng âu yếm đối với người ta, nhất là đối với những người bị loại trừ, tức là đối với người tội lỗi, đối với các bệnh nhân mà không ai chăm sóc…Và như thế, theo hình ảnh của vị Mục Tử Nhân Lành, linh mục là một người có lòng thương xót và trắc ẩn, gần gũi với dân mình và là người phục vụ mọi người. Đó là một tiêu chí mục vụ mà tôi thực sự muốn nhấn mạnh : sự gần gũi. Sự gần gũi và phục vụ, nhưng sự gần gũi, gần gũi !…
Người có cuộc sống bị tổn thương, dù bằng cách nào, đều có thể tìm thấy nơi linh mục một sự quan tâm và lắng nghe…Cách riêng, linh mục biểu lộ lòng thương xót khi ngài phân phát bí tích Hòa Giải ; ngài biểu lộ điều đó trong cách ứng xử của mình, trong cách đón tiếp, khuyên bảo, ban xá giải… Nhưng điều đó đến từ cách thức mà chính ngài đã sống bí tích này trước tiên, theo cách mà ngài để cho Thiên Chúa là Cha ôm lấy… Tôi để cho anh em câu hỏi này : Tôi xưng tội như thế nào ? Tôi có để cho mình được ôm lấy ?…
Linh mục được mời gọi học biết điều đó, có một con tim thương xót. Những linh mục – cho phép tôi nói từ này – « được khử trùng », « của phòng xét nghiệm », tuyệt sạch, tuyệt đẹp, không giúp cho Giáo Hội. Giáo Hội ngày nay, chúng ta có thể hình dung nó như một « bệnh viện dã chiến »… Cần phải chăm sóc các vết thương, biết bao vết thương ! Biết bao vết thương ! Có nhiều người bị thương, bởi những vấn đề vật chất, bởi những điều gây gương mù gương xấu, ngay trong Giáo Hội… Những người bị thương bởi những ảo tưởng của thế gian… Chúng ta, những linh mục, chúng ta phải ở đó, bên cạnh những người này. Lòng thương xót trước hết có nghĩa là săn sóc các vết thương. Khi một người bị thương, lập tức người ấy cần đến điều đó, chứ không phải là những phân tích, như tỉ lệ cholestérol, glucaza-huyết…Nhưng có những vết thương : hãy săn sóc vết thương và người ta sẽ săn sóc sau đối với các phân tích. Sau đó, người ta có săn sóc đặc biệt, nhưng trước tiên, cần phải săn sóc các vết thương há miệng ra. Đối với tôi, trong lúc này, đó là điều quan trọng nhất. Và cũng có những vết thương giấu kín, bởi vì có những người xa rời để không cho thấy các vết thương của họ…Có những người xa rời vì hổ thẹn, vì họ hổ thẹn khi người ta thấy vết thương của họ… ! Và họ xa rời có lẽ do nhìn sai lệch, chống lại Giáo Hội, nhưng tự sâu xa, ở bên trong, có thương tổn…Họ muốn một sự âu yếm ! Và anh em, các đồng sự thân mến – tôi hỏi anh em – anh em có biết các vết thương của các con chiên trong giáo xứ anh em không ? Có phải anh em đang đoán chúng ? Anh em có gần gũi họ không ?
Trở lại bí tích Hòa Giải. Là linh mục, chúng ta thường nghe kinh nghiệm của giáo dân kể cho chúng ta là đã gặp, nơi tòa giải tội, một linh mục rất « eo hẹp » hay trái lại rất « rộng rãi », nhiệm nhặt hay phóng túng. Và điều đó không được. Có những khác biệt phong cách nơi các cha giải tội là điều bình thường, nhưng những khác biệt này không thể liên quan đến bản chất, tức là học thuyết luân lý lành mạnh và lòng thương xót. Cả người phóng túng lẫn người nhiệm nhặt đều không làm chứng cho Chúa Giêsu-Kitô, bởi cả người này hay người kia đều không gánh vác người mình gặp gỡ. Kẻ nhiệm nhặt thì rửa tay : người ấy chỉ có lòng thương xót bề ngoài nhưng trên thực tế người ấy không xem trọng vấn đề của lương tâm này, bằng việc giảm thiểu tội lỗi. Lòng thương xót đích thực gánh vác người ta trên lình, lắng nghe người đó cách chăm chú, đến gần hoàn cảnh trong sự tôn trọng và chân lý, và đồng hành với người đó trên con đường sám hối…
Chúng ta biết rằng cả sự phóng túng và sự nhiệm nhặt đều không làm cho sự thánh thiện lớn lên. Có lẽ một số người nhiệm nhặt có vẻ là thánh thiện…nhưng hãy nghĩ đến Pêlagio và tiếp đến chúng ta sẽ nói về ông…Cà sự phóng túng lẫn sự nhiệm nhặt đều không thánh hóa linh mục, và chúng không thánh hóa người tín hữu ! Trái lại, lòng thương xót đồng hành trên con đường thánh thiện, đồng hành với sự thánh thiện và làm cho sự thánh thiện lớn lên… Có quá nhiều việc cho một cha sở ? Đúng vậy, quá nhiều việc ! Và làm thế nào cha sở đồng hành và làm lớn lên con đường nên thánh này ? Xuyên qua sự đau khổ mục vụ, vốn là một hình thức của lòng thương xót. Sự đau khổ mục vụ có nghĩa là gì ? Điều đó muốn nói đau khổ cho và với người ta. Và điều đó không dễ dàng ! Đau khổ như một người cha và một người mẹ đau khổ cho con cái mình, cho phép tôi nói, cùng với sự lo âu nữa…
Tôi xin giải thích, tôi sẽ đặt cho anh em một vài câu hỏi vốn sẽ giúp tôi khi một linh mục đến gặp tôi. Điều đó cũng giúp tôi khi tôi một mình trước nhan Chúa !
Hãy nói cho tôi : Cha có khóc không ? Hay chúng ta đã mất nước mắt của chúng ta không ? Tôi nhớ rằng trong sách lễ xưa, những cuốn xưa, có một lời nguyện rất đẹp để xin ơn nước mắt. Lời cầu nguyện bắt đầu thế này : « Lạy Chúa, Chúa đã truyền cho Môise đập vào đá để nước chảy ra, xin chạm viên đá của lòng con để nước mắt… » : lời nguyện đại ý như thế. Nó rất đẹp. Nhưng trong chúng ta, bao nhiêu người khóc trước nỗi đau khổ của một trẻ em, trước sự hủy hoại của một gia đình, trước nhiều người không tìm thấy con đường ? Những giọt nước mắt của linh mục… ! Cha có khóc không ? hay là chúng ta đã mất đi nước mắt chúng ta trong nhà xứ này ?
Cha có khóc cho dân của cha không ? Hãy nói cho tôi, cha có cầu nguyện cầu bầu trước nhà tạm không ?
Cha có đấu tranh với Chúa cho dân của cha không, như Abraham đã đấu tranh ? « Có lẽ có ít hơn ? Có lẽ chỉ có 25 người ? Có thể chỉ tìm ra 20 người ? » (x. Kn 18,22-33). Lời cầu bầu can đảm này…Chúng ta nói về « parresia », sự can đảm tông đồ, và chúng ta nghĩ đến các kế hoạch mục vụ, tốt, nhưng « parresia » này là cũng cần thiết trong lời cầu nguyện. Cha có bàn luận với Chúa như Môise đã làm không ? Khi Chúa đã ngán, khi ngài đã mệt mỏi vì dân của Ngài và Ngài đã nói : « Hãy yên tâm…Ta sẽ tiêu diệt chúng tất cả và Ta sẽ làm cho người thành thủ lãnh của một dân khác. – Không, không ! Nếu Ngài tiêu diệt dân, xin Ngài cũng tiêu diệt con đi ! » …Chúng ta có phải là những người đấu tranh với Thiên Chúa cho dân của chúng ta không ?
Một câu hỏi khác mà tôi đặt ra : buổi tối, cha kết thúc ngày sống của mình thế nào ? Cùng với Chúa hay với Ti vi ?
Đâu là mối tương quan của cha với những người giúp trở nên có lòng thương xót hơn ? Tôi muốn nói đâu là mối tương quan với những trẻ em, người già cả, người bệnh tật ? Cha có biết âu yếm họ không, hay cha ngại âu yếm người già ?
Đừng e ngại thân xác của anh em ngươi…Hãy lại gần thân xác của người anh em của cha. Thầy tư tế và lêvi đã bỏ đi qua trước người Samaritanô nhân hậu, đã không biết lại gần người bị cướp hại này. Có lẽ linh mục nhìn đồng hồ và nói : « Tôi phải đi lễ, tôi không thể đến trễ » và ngài đã ra đi ! Những biện minh ! bao nhiêu lần tôi đã tìm ra những lối biện minh để lẩn tránh vấn đề, người ta, tha nhân ?… »
…
Tý Linh
Theo ZENIT
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÁNH GIOAN: “THÁNH TÔNG ĐỒ VÀ THÁNH SỬ KHÔNG PHẢI LÀ CÙNG MỘT NGƯỜI”
- CÁC NĂM THÁNH QUA DÒNG LỊCH SỬ
- NĂM THÁNH 2025: CHỈ BỐN CỬA THÁNH ĐƯỢC MỞ TẠI RÔMA
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE