ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
Một cuộc hành trình theo truyền thống Kitô giáo, chứng tá và gặp gỡ. Điều này đã được tuyên bố bởi Quốc vụ khanh Tòa thánh, ĐHY Pietro Parolin, vào hôm trước chuyến tông du lần thứ 47 của Đức Phanxicô, sẽ đưa ngài đến Corse. ĐHY nhấn mạnh : “Tôi tưởng tượng rằng Đức Thánh Cha sẽ tái khẳng định rằng mare nostrum không được là “cimetero nostrum” cho những người đang tìm kiếm một tương lai tốt đẹp hơn dù phải mạo hiểm mạng sống của mình”.
Những sự chuẩn bị cuối cùng ở Ajaccio, nơi sẽ chào đón vào Chúa Nhật ngày 15 tháng 12, đấng kế vị Thánh Phêrô, vị Giáo hoàng đầu tiên đến thăm hòn đảo của Pháp ở trung tâm Địa Trung Hải. Giám mục thành phố Corse, Đức Hồng y François-Xavier Bustillo, nhấn mạnh rằng sự hiện diện của Đức Phanxicô “không phải là một đặc ân, mà là một trách nhiệm”. Đây là một chuyến viếng thăm ngắn, kéo dài khoảng 12 giờ, nhưng rất mãnh liệt và được đặc trưng bởi vẻ đẹp và sự sống động của lòng đạo đức bình dân, các chủ đề gặp gỡ, chào đón và bảo vệ công trình tạo dựng.
Phỏng vấn Quốc vụ khanh Tòa Thánh, Đức Hồng y Pietro Parolin, người sẽ tháp tùng Đức Thánh Cha trong chuyến tông du này.
Massimiliano Menichetti : Làm thế nào cộng đồng địa phương có thể thể hiện điều họ gọi là “trách nhiệm” thành những hành động cụ thể cho tương lai, cả về mặt tâm linh lẫn xã hội?
ĐHY Pietro Parolin: Chuyến tông du này của Đức Thánh Cha diễn ra ngay giữa Mùa Vọng và trước thời điểm khai mạc Năm Thánh 2025, và do đó chúng ta có thể đưa nó vào trong lời khuyên của Thánh Phaolô với Titô rằng hãy “từ bỏ lối sống vô luân và những đam mê trần tục, mà sống chừng mực, công chính và đạo đức ở thế gian này. Sở dĩ như vậy, là vì chúng ta trông chờ ngày hồng phúc vẫn hằng mong đợi, ngày Đức Ki-tô Giê-su là Thiên Chúa vĩ đại và là Đấng cứu độ chúng ta, xuất hiện vinh quang. (…) Đó là những điều anh phải nói, phải khuyên, phải sửa dạy với tất cả uy quyền” (Tt 2, 12-15).
Đức Thánh Cha, qua sự hiện diện của mình tại Ajaccio, muốn nhắc lại chính xác lời kêu gọi và trách nhiệm này mà Giáo hội địa phương – các giám mục, linh mục, phó tế, những người thánh hiến và tất cả những người liên quan ở các cấp độ khác nhau của đời sống Giáo hội – sẽ tìm phương cách thể hiện thành những cử chỉ và hành động cụ thể. Đối với tôi, dường như những lựa chọn thực tế phải được gợi hứng chính xác từ ba thái độ cơ bản được Thánh Phaolô nhắc lại, những đặc điểm của đời sống và chứng tá của người Kitô hữu trong thế giới: sống chừng mực, công chính và đạo đức. Nói cách khác, trách nhiệm phải có nghĩa là một sự hoán cải cá nhân và cộng đồng, bằng cách trở lại định hướng tinh thần của chúng ta về Chúa là Đấng đang đến, để thực hiện “phép lạ” về một cuộc sống mới, một xã hội mới và một thế giới mới.
Massimiliano Menichetti : Kính thưa Đức Hồng y, Đức Thánh Cha sẽ bế mạc hội nghị về lòng đạo đức bình dân ở Địa Trung Hải, trong đó các giám mục từ các quốc gia khác nhau sẽ tham dự; đây là cơ hội duy nhất để đối thoại và hiệp nhất. ĐHY mong đợi những hoa trái nào từ cuộc gặp gỡ này, nơi chứng kiến một đức tin bắt nguồn từ các truyền thống và cởi mở với việc loan báo Tin Mừng?
ĐHY Pietro Parolin: Chúng ta biết tầm quan trọng của cuộc đối thoại đối với Đức Thánh Cha Phanxicô, “nền văn hóa gặp gỡ”, nhằm tìm kiếm sự hiệp nhất và hòa hợp lớn hơn giữa các cộng đồng, các Giáo hội, các tín hữu, các đất nước và các quốc gia, tất cả những gì mà Chúa Giêsu đã hiến dâng mạng sống của Người. “Để họ được hoàn toàn nên một; như vậy, thế gian sẽ nhận biết là chính Cha đã sai con và đã yêu thương họ như đã yêu thương con.” (Ga 17, 23). Và lòng đạo đức bình dân có tầm quan trọng dường nào đối với ngài! Chính trên hai bản lề này mà hội nghị diễn ra và chính trên hai điểm này mà hội nghị muốn mang lại kết quả. Cho phép tôi nhắc lại – liên quan đến lòng đạo đức bình dân – những gì Đức Thánh Cha viết trong chương về loan báo Tin Mừng của tông huấn Niềm Vui Tin Mừng (số 122-126). Ngài nói với chúng ta rằng lòng đạo đức bình dân là một sức mạnh loan báo Tin Mừng, ẩn giấu một đức tin sâu sắc được diễn tả một cách tượng trưng hơn là lý tính, nhưng không thiếu nội dung thần học. Thật vậy, Đức Giáo hoàng Phanxicô mời gọi chúng ta hãy nhìn thấy nơi người mẹ lần hạt Mân Côi cầu nguyện cho đứa con bị bệnh của mình, trong các cuộc rước kiệu và hành hương, trong lời cầu nguyện tự phát với các vị thánh hoặc với cây thánh giá, trong việc sùng kính Đức Trinh Nữ trong một đền thánh, trong những cử chỉ truyền giáo lớn nhỏ minh chứng cho một tình yêu lớn lao và niềm tin tưởng lớn lao vào Chúa Kitô chịu đóng đinh và phục sinh.
Nhà thờ chính tòa Ajaccio
Massimiliano Menichetti : Kết thúc chuyến tông du, Đức Thánh Cha sẽ gặp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại sân bay. ĐHY nghĩ mình sẽ thấy những vấn đề nào nổi lên trong cuộc đối thoại này, nhằm xây dựng những nhịp cầu và tình huynh đệ, nhưng trong một thời điểm lịch sử phức tạp được đánh dấu bằng các cuộc chiến tranh?
ĐHY Pietro Parolin: Hôm nay tôi không thể nói những vấn đề nào sẽ là trọng tâm trong cuộc gặp gỡ của Đức Thánh Cha với Tổng thống nước Cộng hòa, nhưng tôi tưởng tượng rằng chủ đề hòa bình, ở bất cứ đâu nó cần thiết và được mong đợi ngày hôm nay, sẽ rất quan trọng. Một vài ngày trước lễ kỷ niệm Giáng Sinh của Hoàng tử Hòa bình và trong hoàn cảnh hiện tại của thế giới, chắc chắn hòa bình sẽ là tư tưởng nổi bật. Tiếp đến, chúng ta biết Giáo hội Công giáo rất tôn trọng sự sống con người, từ khi thụ thai cho đến khi nó kết thúc tự nhiên, Giáo hội vốn không ngần ngại chất vấn các nhà lãnh đạo và nguyên thủ quốc gia trong mọi cơ hội, ngay cả khi biết rằng điều đó sẽ không làm họ vui lòng. Một lần nữa, theo lời khuyên của Thánh Phaolô dành cho Titô: “Đó là những điều anh phải nói, phải khuyên, phải sửa dạy với tất cả uy quyền.”
Cuộc gặp sẽ diễn ra tại sân bay Ajaccio, tức là ở giữa Địa Trung Hải. Tôi tưởng tượng rằng Đức Thánh Cha sẽ tái khẳng định rằng mare nostrum (biển của chúng ta) không được là “cimetero nostrum” (nghĩa trang của chúng ta) những người đang tìm kiếm một tương lai tốt đẹp hơn dù phải mạo hiểm mạng sống của mình. Điều này luôn đặt ra vấn đề chào đón, với tư cách là anh chị em trong nhân loại, những người gõ cửa và những người thường tham gia vào việc xây dựng đời sống kinh tế và xã hội của đất nước chúng ta, từ đó chào đón tài năng và nghị lực của họ. Thái độ này cho phép chúng ta thiết lập các quy tắc, yêu cầu tôn trọng luật pháp cũng như sự cân bằng xã hội và văn hóa của chúng ta, nhưng trên hết là làm việc với các quốc gia nơi họ rời đi, để con cái của họ có thể ở lại và tìm thấy những gì họ cần để sống xứng phẩm giá với tư cách là những công dân.
Massimiliano Menichetti : Đức Phanxicô sẽ gặp gỡ hàng giáo sĩ và cử hành Thánh lễ trong chuyến viếng thăm của ngài. ĐHY mong đợi những thông điệp gì từ Đức Giáo hoàng đối với các linh mục và giáo dân?
ĐHY Pietro Parolin: Nói chung, và đặc biệt là trong các chuyến tông du, Đức Thánh Cha đặc biệt chú ý đến lịch sử của những người đang ở trước mặt ngài, đến nền văn hóa mà họ được hòa nhập vào, đến những vấn đề, những niềm hy vọng và những đau khổ mà mỗi người phải mang trong lòng mình. Theo nghĩa này, thái độ tốt nhất từ phía mỗi người chúng ta không phải là “chờ đợi” một điều gì đó theo sở thích của mình, mà là đón nhận lời ngài, lắng nghe lời dạy của ngài để một lần nữa chúng ta được giúp đỡ trong cuộc hành trình. Chắc chắn, ở trung tâm của Châu Âu, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ không ngừng khuyến khích và hỗ trợ, với sự gần gũi của mình, sự dấn thân tông đồ của Giáo hội và các nhân viên mục vụ, các linh mục và giáo dân, đồng thời khuyến khích thế giới tín hữu cũng như các thể chế dân sự và chính trị phải đối thoại và cùng nhau làm việc vì công ích của xã hội, và đặc biệt là những người mong manh nhất.
————————————
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn : Vatican News)
Tags: Di dân, Giáo-Hội-&-Nhà-Nước, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ĐỨC THÁNH CHA MỜI GỌI CÁC LINH MỤC ARGENTINA HÃY TIÊU HAO VÌ TIN MỪNG
- CUBA THẢ TÙ NHÂN, HOAN NGHÊNH SỰ TRUNG GIAN HÒA GIẢI CỦA TÒA THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 2
- HĐGM Ý GIẢI THÍCH CÁC CHUẨN MỰC CỦA RÔMA LIÊN QUAN ĐẾN ĐÀO TẠO LINH MỤC
- TIẾP KIẾN CHUNG NĂM THÁNH (11/1/2025): HY VỌNG LÀ BẮT ĐẦU LẠI – GIOAN TẨY GIẢ
- KINH TRUYỀN TIN LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA NĂM C: TÔI ĐƯỢC RỬA TỘI NGÀY NÀO?
- JOE BIDEN TRAO HUÂN CHƯƠNG TỰ DO CỦA TỔNG THỐNG CHO ĐỨC PHANXICÔ
- HÀNH KHÚC GIÁO HOÀNG, BÀI QUỐC CA CHÍNH THỨC CỦA VATICAN DO MỘT NGƯỜI PHÁP SÁNG TÁC
- CÁC ĐẠI SỨ TẠI TÒA THÁNH ĐƯỢC ĐỨC PHANXICÔ CHẤT VẤN
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO CÁC THÀNH VIÊN CỦA ĐOÀN NGOẠI GIAO TẠI TÒA THÁNH NHÂN DỊP CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025 : NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT NỀN NGOẠI GIAO HY VỌNG
- Ở THÁI LAN, CUỘC CHIẾN HÀNG NGÀY CỦA MỘT LINH MỤC CHỐNG LẠI NẠN LAO ĐỘNG TRẺ EM
- CÁI CHẾT CỦA CHA FELIX WILFRED, “MỘT MẤT MÁT LỚN LAO CHO NỀN THẦN HỌC CHÂU Á”
- BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 1
- CẦU NGUYỆN VÀ BÓNG ĐÁ, BÍ QUYẾT CỦA NỮ TU INAH CANABARRO LUCAS, NGƯỜI LỚN TUỔI NHẤT THẾ GIỚI
- KINH TRUYỀN TIN LỄ CHÚA HIỂN LINH 2025: GẶP GỠ CHÚA GIÊSU NƠI ANH CHỊ EM CHÚNG TA
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG LỄ CHÚA HIỂN LINH 2025: MANG ÁNH SÁNG TÌNH YÊU VÀ HY VỌNG CỦA CHÚA CHO THẾ GIỚI
- NỮ TU SIMONA BRAMBILLA TRỞ THÀNH NỮ TỔNG TRƯỞNG ĐẦU TIÊN TẠI VATICAN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II SAU LỄ GIÁNG SINH: HÃY TRỞ THÀNH SỨ GIẢ CỦA NIỀM HY VỌNG
- ĐHY FILIPE NERI FERRÃO, TÂN CHỦ TỊCH CỦA FABC
- MỞ CỬA THÁNH CỦA VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHAOLÔ NGOẠI THÀNH: NIỀM VUI VÀ HY VỌNG CHO NĂM THÁNH