ĐỪNG NGẠI ĐI XƯNG TỘI
Đừng hổ thẹn xưng tội. Mỗi lần xưng tôi, đó là « một cái ôm chặt của Thiên Chúa ». Bí tích Hòa Giải là « một bí tích chữa lành ». Và ơn tha thứ chỉ có thể được ban bởi Thiên Chúa, Đấng vui mừng vì một người tội lỗi hối cải. Vì thế, cần đến với bí tích này mà không sợ hãi và không hổ thẹn. Đó là một số tư tưởng của Đức Thánh Cha Phanxicô vào buổi tiếp kiến chung ngày thứ Tư 19/2/2014 tại quảng trường thánh Phêrô, trước hơn 20.000 người. Dưới đây là tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
« Xuyên qua các bích tích khai tâm Kitô giáo, bí tích Rửa Tội, Thêm Sức và Thánh Thể, con người lãnh nhận sự sống mới trong Chúa Kitô. Bây giờ, hết thảy chúng ta đều biết, chúng ta mang cuộc sống này ‘trong những bình sành’ (2Cr 4,7), chúng ta vẫn còn chịu cám dỗ, chịu đau khổ, chết và do tội lỗi, chúng ta thậm chí có thể đánh mất sự sống mới này. Chính vì thế Chúa Giêsu đã muốn Giáo Hội tiếp nối công trình cứu độ của Ngài, ngay cả cho các thành viên của mình, cách riêng qua bí tích Hòa Giải và bí tích Xức dầu bệnh nhân vốn có thể được tập hợp lại dưới danh xưng « bí tích chữa lành ». « Bí tích Hòa Giải là một bí tích chữa lành. Khi tôi đi xưng tội và được chữa lành : được chữa lành linh hồn, được chữa lành tâm hồn đối với điều gì đó không tốt mà tôi đã làm… »
« Bí tích Sám Hối và Hòa Giải – mà chúng ta cũng gọi là xưng tôi – trực tiếp đến từ mầu nhiệm Phục Sinh. Quả thế, chính tối ngày Phục Sinh, Chúa đã hiện ra cho các môn đệ của mình, đang đóng kín trong nhà tiệc ly và sau khi đã chào họ bằng lời « Bình an cho các con ! », Ngài đã thổi hơi trên họ và nói : « Các con hãy lãnh nhận Chúa Thánh Thần. Các con tha tội cho ai, thì tội người ấy sẽ được tha » (Ga 20,21-23). Đoạn Tin Mừng này cho chúng ta thấy sự năng động sâu xa hơn được chứa đựng trong bí tích này. Trước tiên, sự kiện ơn tha thứ tội lỗi không phải là điều gì mà người ta có thể tự trao ban : tôi không thể nói « tôi tha thứ tội lỗi cho tôi ». Cần cầu xin ơn tha thứ từ một ai khác và trong việc xưng tôi, chung ta xin Chúa Giêsu tha thứ. Ơn tha thứ không phải là hoa trái của nỗ lực chúng ta nhưng đó là một quà tặng, một ân huệ của Chúa Thánh Thần, Đấng đổ đầy lòng chúng ta lòng thương xót và ân sủng vốn không ngừng vọt lên từ trái tim bị đâm thâu của Chúa Kitô chịu đóng đinh và phục sinh. Thứ đến, nó nhắc nhở cho chúng ta rằng chỉ khi chúng ta hòa giải với Chúa Giêsu, với Chúa Cha và với anh chị em, chúng ta mới thực sự có thể được bình an (…) ».
« Có người có thể nói : ‘Tôi, tôi chỉ xưng tội với Thiên Chúa’. Vâng, bạn có thể nói với Thiên Chúa : ‘Xin tha thứ cho con’ và xưng thú tội lỗi của mình. Nhưng tội lỗi của chúng ta cũng xúc phạm đến anh chị em chúng ta, đến Giáo Hội và vì thế cần thiết xin Giáo Hội và anh chị em tha lỗi, qua chính linh mục. ‘Nhưng thưa Cha, con xấu hổ !’ Thậm chí sự xấu hổ là tốt, nó hữu ích khi biết xấu hổ một chút bởi vì xấu hổ là có ích (…) Sự xấu hổ cũng giúp ích cho chúng ta bởi vì nó làm cho chúng ta khiêm tốn hơn. Và linh mục đón nhận trong tình yêu và nhân từ sự xưng thú này và nhân danh Thiên Chúa, ngài tha thứ (…). Đừng sợ xưng tôi. Một người, khi xếp hàng để xưng tội, người ấy cảm thấy tất cả điều này – ngay cả sự xấu hổ – nhưng tiếp đến, khi xưng tội xong, người ấy cảm thấy nhẹ nhàng, lớn lên, đẹp đẽ, được tha thứ, trong trắng, hạnh phúc. Đó là vẻ đẹp của việc xưng tội (…) Mối người trả lời trong tâm hồn của mình xem : lần cuối cùng tôi đã xưng tội là khi nào ? Mỗi người hãy nghĩ xem. Hai ngày- hai tuần – hai mươi năm- bốn mươi năm ?… Nếu đã lâu, thì đứng mất thêm một ngày nào nữa : hãy tiến tới, vì linh mục sẽ là tốt lành. Và Chúa Giêsu ở đó, Chúa Giêsu tốt lành hơn các linh mục và Chúa Giêsu đón nhận bạn. Ngài đón nhận bạn với lòng yêu thương bao la. Hãy can đảm và tiến tới trong việc xưng tội ».
« Các bạn thân mến, cử hành bí tích Hòa Giải có thể là được bao bọc trong một cái ôm ấp nồng nhiệt : đó là cái ôm ấp của lòng thương xót vô tận của Chúa Cha… Mỗi lần chúng ta xưng tội, Thiên Chúa ôm lấy chúng ta ».
Tý Linh
theo Radio Vatican
Tags: Bí-tích
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ TIẾP TỤC CẢI THIỆN
- LOẠT BÀI GIÁO LÝ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. II. CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU. NHỮNG CUỘC ĐỐI THOẠI. BÀI 3. GIAKÊU. “HÔM NAY TÔI PHẢI Ở LẠI NHÀ ÔNG” (Lc 19, 5)
- ĐỐI VỚI CEF, ƯU TIÊN HÀNG ĐẦU LÀ CUỘC CHIẾN CHỐNG LẠM DỤNG VÀ NGHÈO ĐÓI
- KINH TIN KÍNH CỦA CÔNG ĐỒNG NIXÊ, THẺ CĂN CƯỚC CỦA NGƯỜI KITÔ HỮU
- ĐHY JEAN-MARC AVELINE, TÂN CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC PHÁP
- LỜI TIÊN TRI VỀ HÒA BÌNH CỦA THÁNH GIOAN PHAOLÔ II
- ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ VẪN TRONG TÌNH TRẠNG ỔN ĐỊNH
- LỘ ĐỨC: NHỮNG BỨC TRANH KHẢM TRÊN HAI CÁNH CỬA CỦA ĐỀN THÁNH ĐỨC MẸ ĐƯỢC CHE PHỦ
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ GỬI CÁC LINH MỤC THỪA SAI CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT NHÂN DỊP HÀNH HƯƠNG NĂM THÁNH
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY NĂM C: SỐNG MÙA CHAY VÀ NĂM THÁNH NHƯ THỜI GIAN CHỮA LÀNH
- ĐHY PAROLIN: “ĐỨC THÁNH CHA CHƯA BAO GIỜ NGỪNG CAI QUẢN GIÁO HỘI”
- “TRƯỚC MẮT THIÊN CHÚA, MỌI CỬ CHỈ YÊU THƯƠNG ĐỀU CÓ GIÁ TRỊ VÔ HẠN”
- ĐỨC PHANXICÔ CHIA SẺ NỖI ĐAU CỦA NGÀI ĐỐI VỚI CÁC NẠN NHÂN TRẬN ĐỘNG ĐẤT Ở MIẾN ĐIỆN VÀ THÁI LAN
- ĐỨC GIOAN XXIII VÀ ĐỨC PHAOLÔ VI CÓ PHẢI LÀ ĐẶC VỤ CỦA CIA KHÔNG?
- CÁC NHÀ KHOA HỌC TÁI TẠO LẠI KHUÔN MẶT CỦA THÁNH TÊRÊSA AVILA
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐƯỢC CẢI THIỆN DẦN DẦN KHI NGÀI ĐANG HỒI PHỤC TẠI NHÀ THÁNH-MARTA
- BẢO VỆ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN: ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI MỘT “SỰ HOÁN CẢI TOÀN DIỆN”
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. II. CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU. NHỮNG CUỘC ĐỐI THOẠI. BÀI 2. NGƯỜI PHỤ NỮ SAMARI. “CHO TÔI XIN CHÚT NƯỚC UỐNG!” (Ga 4, 7)
- 24 GIỜ CHO CHÚA 2025
- BA MƯƠI NĂM THÔNG ĐIỆP EVANGELIUM VITAE: TRỰC GIÁC NHÌN XA TRÔNG RỘNG CỦA ĐỨC GIOAN PHAOLÔ II