« ĐƯỢC TẠO DỰNG THEO HÌNH ẢNH CỦA THIÊN CHÚA » NGHĨA LÀ GÌ ?
Làm thế nào con người có thể được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa trong khi vẫn khác nhau và bất toàn ? Cha Grégoire Froissart giải thích với Aleteia khái niệm « hình ảnh của Thiên Chúa » nghĩa là gì.
Cha Froissart, linh mục giáo phận Paris, giảng viên ở Trường Bernardins, là tác giả của một luận án thần học về khái niệm « Imago Dei » nơi thánh Tôma Aquinô. Được Geoffroy Battin phỏng vấn, cha giải thích với độc giả của Aleteia làm thế nào triết học giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa của « hình ảnh của Thiên Chúa » như sách Sáng Thế ký nói đến. Nếu Thiên Chúa đã tạo dựng con người theo hình ảnh của Ngài, thì Ngài đã tạo dựng họ để họ làm mới hình ảnh này nơi họ, với sự cộng tác của sự tự do của họ.
Aleteia : Khái niệm con người « hình ảnh của Thiên Chúa » (Imago Dei) mang lại điều gì cho chúng ta ? Nó chỉ rõ mối liên hệ của con người với Thiên Chúa như thế nào ?
Cha Froissart : Điều đầu tiên Thánh Kinh dạy chúng ta về con người, đó là cái nhìn của Thiên Chúa về nó : « Thiên Chúa nói : « Chúng ta hãy tạo dựng con người theo hình ảnh của chúng ta » » (Stk 1, 26). Từ bản văn này, chúng ta biết rằng con người được Thiên Chúa tạo dựng để giống Ngài cách đặc biệt, bởi vì Thánh Kinh không gọi bất kỳ thụ tạo nào khác là « hình ảnh » của Thiên Chúa. Bản văn Thánh Kinh thậm chí còn đưa chúng ta vào trong tư tưởng thâm sâu của Ba Ngôi Thiên Chúa, mà nó trình bày cho chúng ta như đang bàn luận với nhau (« chúng ta hãy tạo dựng ») để mạc khải cho chúng ta rằng ơn gọi tối hậu của con người là nên giống các Ngài.
Aleteia : Khái niệm « hình ảnh của Thiên Chúa » này không phải là mới trong thần học. Thánh Tôma Aquinô đã trình bày nó cụ thể như thế nào ?
Cha Froissart : Từ thời các Giáo Phụ, khẳng định rằng con người là « hình ảnh của Thiên Chúa » không phải không được biết đến, nhưng nó đã được đón nhận như là hết sức quan trọng để hiểu con người là gì. Nhiều thế kỷ sau, triết học kinh viện thời trung cổ, mà Tôma Aquinô thuộc về, đã tổng hợp và đào sâu sự phong phú của truyền thống này. Tôma Aquinô nổi bật so với các tác giả của dòng tư tưởng này, bởi sự cởi mở hơn đối với truyền thống triết học ngoài Kitô giáo, chủ yếu được đại diện vào thời của ngài bởi Aristote. Bằng cách đón nhận cách rộng rãi hơn những suy tư của Aristote về con người, thánh Tôma không muốn làm giảm giá trị mặc khải của Thiên Chúa, nhưng trái lại càng trung thành hơn với mạc khải. Quả thế, nếu Thánh Kinh dạy rằng « con người » là hình ảnh của Thiên Chúa, thì chẳng phải để kêu gọi đến những chân lý mà con người đã có thể khám phá qua chính bản thân mình sao ?
Aleteia : Cha nói rằng thánh Tôma đã nhờ đến triết học ngoài Kitô giáo. Đâu là sự khác biệt giữa thần học và triết học ? Người ta có khuynh hướng lẫn lộn giữa hai…
Cha Froissart : Triết học và thần học (Kitô giáo) là những diễn từ bắt nguồn từ những nguyên tắc riêng biệt của trí thức. Triết học dựa trên lý trí ; thần học dựa trên ân huệ siêu nhiên của đức tin. Tuy nhiên, sự phân biệt này không ngụ ý sự tách biệt : thần học cần thiên tài triết học để truyền tải thông điệp đức tin một cách dễ hiểu ; về phần triết học, trong khi vẫn giữ được tính tự trị của mình, nó được khuyến khích và có thể được thanh tẩy bởi các chân lý do thần học biểu lộ. Ở mức độ nào đó, triết học có thể biết được Thiên Chúa và phân định nơi con người hình ảnh của Ngài ; nhưng chỉ thần học mới có thể gọi Thiên Chúa là Ba ngôi và khẳng định rằng hình ảnh của Ngài được đổi mới nơi con người bằng việc trao ban ân sủng.
Aleteia : « Hình ảnh của Thiên Chúa », điều đó có vẻ hầu như là một bản vẽ phóng lại…Thiên Chúa có muốn những « bản sao nguyên bản » không ?
Cha Froissart : Anh đặt ra câu hỏi về sự tự do của chúng ta khi đối diện với kế hoạch của Thiên Chúa liên quan đến con người. Hình ảnh của Thiên Chúa chỉ ra hai thực tại khác biệt và bổ sung. Trước tiên, nó là phẩm giá chung cho mọi người, xuất phát từ sự kiện đơn giản là tồn tại trong bản tính con người, và do đó độc lập với ý muốn của chúng ta. Chính nhờ phẩm giá này mà chúng ta là những con người tự do như chính Thiên Chúa là Đấng tự do. Nhưng Thiên Chúa muốn hình ảnh này được đổi mới trong chúng ta, dưới tác động của ân sủng của Ngài và với sự cộng tác của tự do của chúng ta, để trở thành biểu lộ của chính sự sống của Ngài. Hình ảnh thứ hai này, đặc thù của các thánh, hệ tại biểu thị những nhiệm xuất của các Ngôi vị thần linh bằng những hành vi thiêng liêng của chúng ta về sự hiểu biết và tình yêu của Thiên Chúa. Nó được thêm vào hình ảnh chung và vô cùng cao hơn hình ảnh chung, mặc dù bản thân nó chỉ là một sự giống rất xa với Thiên Chúa, Đấng mà sự hoàn hảo của Ngài là vô tận.
Aleteia : Sự phát triển của các khoa học nhân văn và của nhân học ngày nay có xu hướng làm nổi bật những sự khác biệt xã hội và văn hóa giữa con người và các dân tộc hơn là sự thống nhất của họ. Với việc khước từ tính phổ quát này, chúng ta có thể nói rằng một diễn từ khôn ngoan về con người vẫn còn chỗ đứng của nó không ? Một tham vọng như thế có còn nghe được đới với những người đương thời của chúng ta không ?
Cha Froissart : Trước tiên, chúng ta nhìn mọi người theo những gì đánh vào sự nhạy cảm và trí tưởng tượng của chúng ta : giới tính, nguồn gốc địa lý, lịch sử, địa vị xã hội….Khẳng định rằng con người là hình ảnh của Thiên Chúa là một lời mời gọi đừng giới hạn bản thân vào những khác biệt này, nhưng hãy nhìn vào những gì làm nên phẩm giá chung của họ. Phẩm giá này, đó là mỗi người có một linh hồn thiêng liêng, có khả năng tự do bước vào mối tương quan với Thiên Chúa. Có một cái nhìn như thế không phải dễ dàng đối với chúng ta, vì đó là một cái nhìn thuộc trật tự siêu hình ; nhưng đó là cái nhìn duy nhất ngăn cản chúng ta cách hiệu quả không còn coi khinh phẩm giá của bất kỳ ai và cho phép chúng ta khám phá ra ý nghĩa của mỗi thực tại độc đáo của con người.
———————————–
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn: Aleteia)
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 17. THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ NÓI : « XIN NGƯỜI NGỰ ĐẾN ! ». CHÚA THÁNH THẦN VÀ NIỀM HY VỌNG KITÔ GIÁO
- SỰ THÀNH THAI VÔ NHIỄM CỦA ĐỨC MARIA