FIDUCIA SUPPLICANS: CÁC GIÁM MỤC CHÂU PHI ĐƯA RA NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG
Ba ngày sau khi được công bố, Tuyên ngôn Fiducia supplicans tiếp tục gây ra những phản ứng mạnh mẽ, đặc biệt là nơi các tín hữu Châu Phi. Trước tình hình này, một số Giám mục đã đưa ra những tuyên bố công khai để đưa ra các định hướng. Trong phần lớn các trường hợp, các ngài đã tuyên bố rằng việc chúc phúc cho các cặp đồng giới “không được phép” ở quốc gia của họ. Điều này thể hiện sự tôn trọng sự nhạy cảm về văn hóa, và để tránh bất kỳ sự nhầm lẫn nào.
Được Bộ Giáo lý Đức tin (DDF) công bố vào ngày 18 tháng 12, Tuyên ngôn “Fiducia supplicans” tiếp tục gây ra nhiều tranh cãi trên lục địa Châu Phi, nơi việc tiếp nhận nó khá giảm nhẹ đi. Các Kitô hữu tiếp tục phản ứng và yêu cầu làm rõ. Các linh mục, nữ tu, thần học gia và những người khác cố gắng hết sức có thể để đưa ra những lời giải thích, nhưng nhiều tín hữu, nam nữ của Giáo hội dường như không hài lòng. Một số người nói rằng họ ngạc nhiên, lạc lối, bối rối, những người khác nói rằng họ bị sốc và bối rối trước những phát biểu được thể hiện trong văn bản này.
Mặc dù tài liệu khẳng định rằng trong Giáo hội Công giáo, hôn nhân vẫn là “một sự kết hợp độc quyền, ổn định và bất khả phân ly giữa một người nam và một người nữ, mở ra một cách tự nhiên cho việc sinh sản con cái” và “giáo lý của Giáo hội về điểm này vẫn vững chắc”, nhưng điều mà các tín hữu gặp khó khăn trong việc chấp nhận là khả năng nhượng bộ để chúc lành cho các cặp đồng giới.
Bộ Giáo lý Đức tin viết: “Trong chân trời được vạch ra như vậy, có thể chúc lành cho các cặp đôi bạn trong tình trạng bất bất quy tắc và các cặp đồng giới, dưới một hình thức mà các thẩm quyền giáo hội không được ấn định về mặt nghi thức, để không tạo ra sự nhầm lẫn với phép lành đặc thù dành cho bí tích hôn nhân”.
Chính trong bối cảnh này mà nhiều giám mục Châu Phi đã lên tiếng. Phản ứng của một số Hội đồng Giám mục trên lục địa này để ngỏ vấn đề áp dụng tài liệu giáo lý trong bối cảnh Châu Phi.
Cần rõ ràng để tránh nhầm lẫn
Đối mặt với nhiều quan ngại được các tín hữu bày tỏ, các Giám mục của một số quốc gia châu Phi đã lên tiếng, vừa để làm sáng tỏ những giải thích sai lầm về “Fiducia supplicans” vừa đưa ra những chỉ thị để tuân theo.
“Vì những lý do mục vụ, các chúc lành dưới bất kỳ hình thức nào và các kết hợp giữa những người đồng giới dưới bất kỳ hình thức nào đều không được phép ở Malawi”, các Giám mục của quốc gia ở phía nam Châu Phi này viết. Các Giám mục ở quốc gia láng giềng, Zambia, cấm thực hành chúc lành này, với ba lý do: tránh nhầm lẫn và mơ hồ về mục vụ, tôn trọng luật pháp của đất nước và di sản văn hóa. Chính trong những từ ngữ này mà Hội đồng Giám mục Công giáo Zambia đã bày tỏ: “để tránh mọi nhầm lẫn và mơ hồ về mặt mục vụ, không trái với luật pháp của đất nước của chúng ta vốn cấm kết hợp và hoạt động giữa những người cùng giới tính”, và “ trong khi tính đến di sản văn hóa của chúng ta vốn không chấp nhận mối quan hệ giữa những người cùng giới tính“, Hội đồng cho rằng Tuyên ngôn “liên quan đến việc chúc lành cho các cặp đồng giới là để suy tư đào sâu thêm và không được thực hiện ở Zambia”.
Vào ngày 21 tháng 12 năm 2023, các Giám mục Cameroon đã lên tiếng khi “đối mặt với làn sóng phẫn nộ, chất vấn và mối quan ngại dấy lên trong dân Chúa bởi Tuyên ngôn “Fiducia supplicans” về việc chúc lành cho các cặp đồng giới”. Trong một tuyên bố được ký bởi Đức cha Andrew Nkeya, Tổng Giám mục Bamenda và chủ tịch Hội đồng Giám mục Quốc gia Cameroon, các Giám mục “chính thức cấm mọi chúc lành của ‘các cặp đồng tính’ trong Giáo hội Cameroon”.
Các giám mục Togo cho biết rằng họ đang theo dõi chặt chẽ các câu hỏi, các mối quan ngại và tình trạng rối ren do tuyên bố của Bộ Giáo lý Đức tin gây ra. Để làm sáng tỏ, “liên quan đến việc chúc lành cho các cặp đồng tính luyến ái, các Giám mục Togo khuyến cáo các linh mục nên tránh việc đó”
Giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân không thay đổi
Về phần mình, các Giám mục Nigeria trước tiên giải thích nội dung của tài liệu, liên quan đến các hình thức chúc lành khác nhau, “vốn có thể được mở rộng cho tất cả con cái Chúa, bất kể điều kiện đạo đức của họ, khi họ cầu xin”. Các ngài giải thích : “Cầu xin Chúa chúc lành không phụ thuộc vào phẩm chất của cá nhân. Sự bất toàn là lý do chúng ta tìm kiếm ân sủng của Chúa”. Tóm lại, các Giám mục Nigeria “đảm bảo với toàn thể Dân Chúa rằng giáo huấn của Giáo hội Công giáo về hôn nhân vẫn như cũ. Do đó, trong Giáo hội không thể chúc lành cho các cuộc kết hợp và hoạt động đồng tính luyến ái. Điều này sẽ đi ngược lại lề luật của Thiên Chúa, giáo huấn của Giáo hội, luật pháp của quốc gia chúng ta và sự nhạy cảm về văn hóa của người dân chúng ta.”
Sau khi giải thích nội dung của tài liệu Bộ Giáo lý Đức tin, các Giám mục Ghana kết luận rằng “các linh mục không thể chúc lành cho các cuộc kết hợp hoặc hôn nhân giữa những người đồng giới”.
Các Giám mục Kenya viết : Tuyên ngôn Fiducia supplicans “không tán thành ‘hôn nhân giữa những người đồng giới’ và không muốn đưa ra một công nhận nào cho một sự kết hợp như vậy. Nó cũng không tìm cách cung cấp một giải pháp “chúc lành cho các cuộc kết hợp” để thay thế bí tích hôn nhân”. Các ngài chỉ ra rằng, trong bối cảnh của chúng ta, “tình trạng xã hội về hôn nhân đồng giới không được chấp nhận trong nền văn hóa của chúng ta”. Khi chúc lành cho một người, chúng ta không chúc lành cho những hành vi vô luân mà họ có thể phạm, nhưng chúng ta hy vọng rằng những lời cầu nguyện dành cho họ có thể đưa họ trở lại con đường hoán cải, các Giám mục giải thích và đồng thời kêu gọi mọi người hướng nhìn về Chúa Kitô, Đấng sẽ sớm được sinh ra ở Bêlem.
Trong tuyên bố ngày 21 tháng 12, Hội đồng Giám mục Công giáo Nam Phi (SACBC) trước hết lấy làm tiếc những suy đoán xung quanh Fiducia Supplicans, với một số người cho rằng Giáo hội đã bắt đầu một quá trình nhằm cho phép hôn nhân giữa những người đồng giới. Dựa trên tài liệu của Bộ Giáo lý Đức tin, các ngài nhấn mạnh rằng “hôn nhân vẫn chỉ dành riêng cho một người nam và một người nữ”. SACBC khuyến nghị nên thận trọng khi thực hiện các đề xuất của văn bản này và chờ các khuyến nghị tiếp theo.
Xin phép Giám mục để tránh tai tiếng và nhầm lẫn
Phát biểu về chủ đề này, Đức Giám mục của Matadi, Cộng hòa Dân chủ Congo, bắt đầu bằng việc nhắc lại đoạn đầu tiên của giáo luật 1055 để nhấn mạnh rằng “Giáo hội không thay đổi giáo lý về hôn nhân. Hôn nhân giữa một người nam và một người nữ, được quy định vì lợi ích của vợ chồng cũng như việc sinh sản và giáo dục con cái, vẫn là sự kết hợp bí tích duy nhất (xem điều 1055 s1) trong Giáo hội”. Nói về các chúc lành tự phát có thể được ban cho “các đôi bạn không sống theo các chuẩn mực của học thuyết luân lý Kitô giáo hoặc các cặp đồng giới”, Đức Cha André-Giraud Pindi Mwanza nhấn mạnh rằng “chúc lành này không phải là sự công nhận sự kết hợp của họ bởi Giáo hội”.
Trong bối cảnh của Matadi, và để tránh lạm dụng trong việc cử hành các bí tích và á bí tích, “tôi yêu cầu linh mục, người sẽ đối diện với lời cầu xin chúc lành của một cặp đồng giới như thế, trước tiên hãy xin phép Giám mục giáo phận. Tôi kêu gọi các linh mục đừng tự ý ban một chúc lành như vậy để tránh “mọi hình thức nhầm lẫn và tai tiếng” giữa dân Chúa”.
Tại tổng giáo phận Abidjan, Bờ Biển Ngà, Đức Hồng y Jean Pierre Kutwã yêu cầu hãy “kiên nhẫn”, khuyến cáo “chờ đợi” và “tuân thủ” các quy định của Tổng Giáo phận.
Chuẩn bị một tuyên bố chung của SECAM
Trong một lá thư được ký vào ngày 20 tháng 12, Đức Hồng y Fridolin Ambongo, chủ tịch Hội nghị chuyên đề của các Hội đồng Giám mục Châu Phi và Madagascar (SCEAM) yêu cầu các chủ tịch Hội đồng Giám mục gửi cho ngài ý kiến của họ, để “soạn thảo một tuyên bố hiệp hành duy nhất, có giá trị cho toàn thể Giáo hội Châu Phi”. Ngài viết: “Sự mơ hồ của Tuyên ngôn này, vốn dẫn đến nhiều cách giải thích và thao túng, gây ra nhiều bối rối nơi các tín hữu”. Do đó, ĐHY chủ tịch SECAM nhấn mạnh sự cần thiết đối với hàng Giám mục Châu Phi phải thể hiện rõ ràng để đưa ra định hướng rõ ràng cho các tín hữu. Các ý kiến phải đến Ban Thư ký SECAM trước nửa cuối tháng Giêng năm 2024.
Tý Linh
(theo Vatican News)
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- VÀ NẾU MIÊU TẢ ĐỨC MARIA VỚI ĐÔI CHÂN LẤM LEM?
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA GỬI DÂN THIÊN CHÚA ĐANG LỮ HÀNH TẠI NICARAGUA NHÂN DỊP CỬ HÀNH TUẦN CỬU NHẬT KÍNH ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO CÁC THAM DỰ VIÊN HỘI NGHỊ KỶ NIỆM 100 NĂM ‘HỘI NGHỊ TOÀN TÔN GIÁO’ ĐẦU TIÊN ĐƯỢC TỔ CHỨC BỞI THẦY SREE NARAYANA GURU (1856-1928)
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG NĂM C: HÃY GIỮ LÒNG MÌNH NHẸ NHÀNG VÀ TỈNH THỨC ĐỂ ĐÓN CHÚA ĐẾN
- ĐỨC PHANXICÔ : KHÔNG ĐƯỢC LOẠI BỎ BẤT KỲ MẠNG SỐNG NÀO
- THAM QUAN 10 KHO TÀNG CỦA NHÀ THỜ CHÍNH TÒA ĐỨC BÀ PARIS
- NGHỀ NÀO HẠNH PHÚC NHẤT THẾ GIỚI?
- ĐẶT CHÚA KITÔ TRỞ LẠI TRUNG TÂM
- THẦN BÍ SAI LẠC VÀ LẠM DỤNG THIÊNG LIÊNG, MỘT NHÓM LÀM VIỆC ĐƯỢC THÀNH LẬP TẠI VATICAN
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 15. NHỮNG HOA TRÁI CỦA CHÚA THÁNH THẦN. NIỀM VUI
- TẠI SAO ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI QUAY TRỞ LẠI VỚI LỊCH SỬ TRONG VIỆC ĐÀO TẠO LINH MỤC ?
- ĐỨC PHANXICÔ: ‘TÀI LIỆU CHUNG KẾT CỦA THƯỢNG HỘI ĐỒNG LÀ MỘT PHẦN CỦA HUẤN QUYỀN GIÁO HOÀNG’
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ TRONG LỄ CHÚA KI-TÔ VUA: CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA TÌM THẤY ÁNH SÁNG VÀ Ý NGHĨA NƠI TÌNH YÊU
- KINH TRUYỀN TIN LỄ CHÚA KITÔ VUA: ĐỨC GIÊSU LÀ ‘VUA’ CỦA TÔI KHÔNG?
- ĐỨC PHANXICÔ THÔNG BÁO NGÀY PHONG THÁNH CHO CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO CÁC THAM DỰ VIÊN CUỘC HỌP ĐƯỢC TỔ CHỨC BỞI TÒA THƯỢNG THẨM RÔMA
- THƯ VỀ VIỆC ĐỔI MỚI NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ GIÁO HỘI
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA