PHAOLÔ VÀ CUỘC ĐỜI THƯỜNG KHỞI TỪ GALÁT (1)

Written by xbvn on Tháng Mười Hai 27th, 2012. Posted in Mai Tá, Phaolô vị thánh của mọi thời

Phần 1 : Thư Galát 

Người Galát lâu nay vẫn sinh sống ở vùng phía Bắc nước Thổ Nhĩ Kỳ. Họ đến lập nghiệp từ các bộ lạc ở xứ miền Tô Cách Lan và tập trung sinh hoạt ở vùng mạn ngược. Người Galát vốn là sắc tộc rất khoẻ mạnh, tráng kiện và khó bị người khác kềm chế. Tôn giáo mà họ đi theo và sinh hoạt phượng thờ là đạo thờ kính “Thánh Mẫu của thần linh”, tức Nữ thần Cường Lực của miền thượng du, ở nơi ấy. Nhưng, người mà nữ thần này sung bái và chỉ muốn làm nô lệ cho ông, tức Attis ngẫu thần không râu, trẻ trung, nhưng yêm hoạn dù rất mực trai tráng. Ông là loại người lý tưởng của những người ở đây; và, những người này bận tâm lưu ý mỗi đôi chút đến Do thái giáo, mà thôi. Họ cũng đã nghĩ về tục lệ cắt bì của Do thái và coi việc này hơi giống như thói tục mến mộ Attis, thôi.

Người Do thái từ xứ miền Antiôkia cũng hỗ trợ chuyện này, rất mạnh. Nhưng, thánh Phaolô lại vẫn khẳng khái cự tuyệt và luôn nói tiếng KHÔNG về việc ấy. Thanh-nhân còn bảo: Đạo của Chúa không dính dấp gì đến lối hành đạo theo kiểu cách của người thượng du/sắc tộc trong đó có cả việc hành đạo như kiểu người Do thái từ “núi Sion” ở Giêrusalem! Kết cuộc là, thánh-nhân và những người theo chân ông đều bị người Do thái ở đây coi như đáng bị nguyền rủa và bất hợp pháp. Thánh Phaolô đã phản bác lập luận này bằng cách nói rằng: chấp nhận bị nguyền rủa là cái giá của tự do. Bởi, nếu ta đứng ở ngoài vòng luật pháp thì pháp luật là gì có quyền uy/sức mạnh đặt để trên ta.

Thế nên, thanh tẩy là nghi thức khai tâm/hành đạo để ta có thể đi vào với Đức Kitô chịu đóng đinh. Chính đó, là việc gột rửa mọi tì vết nhơ nhớp để ta có thể đi vào với mọi nguyền rủa và tự do, cùng một lúc. Việc này đã khiến tín hữu Đạo của Chúa được giải toả khỏi mọi luật của tôn giáo cùng văn hoá, văn minh rất con người. Nếu thế thì, tín hữu Đạo Chúa buộc phải sống trong tự do đích thực, ngõ hầu có thể đối đầu/trực diện với những người muốn giới hạn mọi chuyện. Sống như thế, là đi vào với sự sống có phục sinh/trỗi dậy. Phục sinh/trỗi dậy đây, không là sự việc xảy đến rất bất chợt, mà là sự thể diễn tiến về lâu về dài. Đó, cũng không là động thái Chúa làm chỉ một lần rồi thôi, nhưng là cả một quá trình tiến hoá, qua đó Thiên Chúa và những người không bị rang buộc, đã cùng nhau hợp tác trong sinh hoạt để biến cải mọi người, dù họ là ai đi nữa. Dù, họ có quan điểm nào khác biệt, cũng mặc. Tác giả H. D. Betz lại cứ quan niệm thư Galát là “một trong các tài liệu/văn bản quan trọng vào bậc nhất” đối với con người.

                                                            ————–

“Tôi đã cùng bị đóng đinh thập giá với Ðức Kitô. Tôi sống, nhưng không phải tôi, mà là chính Ðức Kitô sống trong tôi. (Gal 2: 20)

Galata

Bằng vào các công trình do ông từng thực hiện ở Galata và các thư tín do ông ghi, thánh Phaolô lại đã đạt tới giai đoạn am hiểu tường tận lối sống có phục sinh/trỗi dậy. So với thị kiến ông có được ở Galata, thì những gì ông cảm nghiệm nơi người dân thành Thessalônikê và Philípphê chỉ là những chuyện khá sơ đẳng thôi.

Có thể nói: không có gì chứng thực một cách rõ rệt rằng Galata là nơi thánh Phaolô từng sinh hoạt rất nổi cộm; là cộng đoàn do ông thiết lập và là dân thành ông gửi thư, có đích thực là  của ông không? Cụm từ “người Galát” cũng chỉ là cụm từ nói về bộ tộc Gallic, tức những người xứ Gal và Tô Cách Lan. Nhưng có điều chắc, là: những người này là Do thái từng sinh sống ở vùng Tiểu Á, một vài đời. Vào thời của thánh Phaolô, cụm từ “Galata” được sử dụng để chỉ cả về nhóm sắc tộc lẫn khu vực hành chánh trực thuộc quyền kiểm soát của người La Mã.

Nói theo tính cách hành chánh quản trị, thì luôn luôn có khác biệt rõ rệt giữa hai miền Bắc và Nam Galata. Xem ra, “người Galát” là nhóm sắc tộc đến từ vùng Bắc bộ miền Tiểu Á, tức Thổ Nhĩ Kỳ bây giờ; và họ cũng nối kết theo cung cách nào đó, với nhóm sắc tộc người Tô Cách Lan. Vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, các bộ tộc Tô Cách Lan vẫn lang thang chinh chiến rày đây mai đó, đều đã về tập hợp ở trung bộ và Bắc bộ của Galata. Họ có cùng một nguốn gốc sắc tộc như người Ái Nhĩ Lan, vậy. Trong quá trình lịch sử, họ từng bị người Hy Lạp hơn một lần đánh bại. Và chỉ một ít người trong số họ là lưu lại sống ở trong vùng. Kể từ đó, người gốc Tô Cách Lan lại đã trở thành “người Galát”.

(x. The Dying Gaul, a statue in the Capitoline Museumn Rome, the original of which is bronze in Pergamum. He is on his last leg!) Đây là ngiên cứu về những người sống như thế, song song với các nghiên cứu khảo sát về sự “dẫy chết” của Đạo Công giáo Ái Nhĩ Lan đối với nền văn hoá Úc)

Ở Galata, cũng lại thấy nhiều người Do thái sống ở đó và rất nhiều cư dân Galát cũng từng có cảm tình với người Do thái mà không bị buộc phải trải qua thủ tục “cắt bì” và buộc phải tuân giữ luật Torah, của Do thái. Và, thánh Phaolô đã hoạt động cho cả người ngoại giáo lẫn người Do thái ở Galata.

Tác giả J. Dunn cũng từng quan niệm về cuộc tranh luận để xem thánh Phaolô hoạt động thế nào và ghi thư ra sao cho nhóm người nào đó, vẫn là vấn đề chưa có câu giải đáp, kết cuộc. Xem ra tác giả này nghiêng về nhóm bạn đạo ở vùng phía Nam Galata. Trong khi đó, tác giả Crossan và Reed lại cho rằng: hiển nhiên phải là vùng bắc bộ, mới đúng. Bởi, nếu thánh Phaolô ghi thư cho cộng đoàn tín hữu ở vùng phía Bắc, thì thư ấy phải được viết vào giữa thập niên ’50, sau Công nguyên. Ngược lại, nếu thư này được ghi cho người ở vùng phía Nam thì phải được viết sớm hơn, tức vào các năm 48 hoặc 49, sau Công nguyên; và như thế, thì thư này sẽ là thư đầu tay của thánh Phaolô, không thể sai. Trong tinh thần của biên khảo này, tôi chọn giả thuyết 2, tức: thư từ giao dịch là giao dịch với cộng đoàn ở phương Bắc. Một số tác giả khác lại vẫn cho rằng thư Galát được viết vào thời kỳ sau thư thứ nhất Côrinthô, nhưng trước thư thứ hai gửi giáo đoàn ở Côrinthô này. Một số vị khác lại cho rằng thứ thứ hai Côrinthô đoạn 10-13 có trước thư thứ hai Côrinthô từ đoạn 1-9, còn thư Galát được vào giữa hai thư trên.

Cũng nên xem xét cung cách hành đạo của các tín hữu này, mới có được quyết đoán đúng đắn. (x. Susan Elliott, Cutting Too Close for Comfort: Paul’s letter to the Galatians in its Anatolian Cultic Context, Journal for the Study  the New Testament Supplement Series 248, Sheffied Academic Press, 2004)

Elliott cũng lưu ý người đọc về cảnh tình đặc biệt của người Anatolian ở miền Bắc Galata. Người ngoại giáo ở địa phương này, tức những người ngoại đạo, người Gals và Tô Cách Lan đều thực hành thờ cúng “Thánh Mẫu các thần linh”. Đó không là thờ cúng thần mắn đẻ. Ở đây, cũng nên chú ý đến giai thoại bảo rằng: theo lịch sử, thì có nhiều ảnh hưởng khác nhau đổ lên trên vùng này, và theo tính cách văn hoá, lại cũng có nhiều ngẫu thần được đưa vào vùng đất này để mọi người cúng bái, thờ lạy. Mỗi vị thần, xem ra đều “trụ trì” một khu vục địa dư riêng tư đặc biệt, thông thường là quanh vùng đồi núi ở quanh đó. Chuyện này cũng tương tự như “khu vực của giáo phái Mormon” ở bang Utah, Hoa kỳ. Tại mỗi khu vực tư riêng của mình, các thần đều là thủ lãnh tối cao và là vua quan lãnh chúa ở nơi đó. Tại đó, cũng thấy có “Thánh Mẫu của mọi thần”, có cả “Thánh Mẫu của Núi Đồi”. Và có cả “Thánh Mẫu Vĩ Đại”. Bà là vị Giám hộ của mọi qui luật được viết ra và thực hành. Bà là người duy trì Luật pháp. Bà rất dũng mãnh nên vẫn được hình-tượng-hoá bằng tranh vẽ “Ông Sư tử”. Bà có khả năng kiểm soát toàn hoang dã, rừng rú. Việc thờ cúng bà còn gồm cả các “khoái cảm đến tột đỉnh” có kiểm soát/không chế; bởi lẽ, đó là một phần của việc thờ cúng có tính cách tôn giáo, rất hưởng lạc.

Nhằm phục vụ nữ thần này, có nhân vật được gọi là Attis, một nam nhân không râu, trẻ trung nhưng vừa yêm hoạn, lại trai tráng. Với các đạo giáo La Mã của người Gals, thì tất cả mọi thần đều ngang nhau, và ở đây lại có nối kết giữa các vị này bằng danh xưng rất chung là người Gals. Các vị này đều là nô lệ của Thánh Mẫu Vĩ Đại. T6on giáo của các vị này được khai tâm bằng các nghi thức, kể cả nghi thức yêm hoạn cũng không bị loại bỏ. Họ thực hành cả loại hình nghi thức theo kiểu làm điếm tập thể. Họ được coi như phù thuỷ chữa lành mọi bệnh tật và cũng là tiên tri theo nghĩa của dân ngoại. Họ có thực quyền đối với dân chúng, thuộc mọi thành phần. Chúng dân ở đây, đều bị phù-thuỷ-hoá do bởi toàn bộ việc thờ phượng cúng bái đức “Thánh Mẫu Vĩ Đại”. Điều này xem ra được nói kết với việc chấp nhận  uy lực kiểm soát cả vũ trụ của họ, nữa…

   (còn tiếp)

____________________

Lm Kevin O’Shea, CSsR

Mai Tá lược dịch

 

Tags:

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Một 2025
H B T N S B C
« Th12    
  1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31