GIÁO HỘI KHÔNG KHINH CHÊ NGƯỜI GIÀU
ĐHY Marx làm sáng tỏ vấn đề liên quan đến Tông huấn « Niềm vui Phúc Âm »
« Không, Giáo Hội không khinh chê người giàu…Nhưng Giáo Hội nhắc nhở rằng của cải vật chất chỉ là những phương tiện để đạt tới một mục tiêu và chúng không thể biểu trưng cho ý nghĩa của cuộc sống », ĐHY nhấn mạnh.
Nhật báo Osservatore Romano, ngày 10/1/2014, đã phổ biến một bài suy tư của ĐHY Marx, Tổng Giám mục Munich, liên quan đến Tông huấn « Niềm vui Phúc Âm » của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Chủ nghĩa tư bản không phải là một kiểu mẫu
ĐHY đặc biệt gợi lên câu « nền kinh tế giết chết này », một câu « đã mở ra một cuộc tranh luận dài ». Và ngài đã mời gọi « tìm ra những điều kiện chính trị thế giới đặt trọng tâm vào lợi ích của người nghèo khổ nhất ».
« Ở trung tâm của những cuộc tranh luận, có sự buộc tội rằng Giáo Hội không hiểu chủ nghĩa tư bản, Giáo Hội khinh chê người giàu và, đại ý, Giáo Hội không đóng góp vào việc cải thiện các điều kiện sống của người nghèo », ngoại trừ với « câu trả lời của caritas », ĐHY ghi nhận.
Nhưng, ĐHY nhận xét, « cuộc tranh cãi về cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản được nảy sinh bởi vì, từ những năm 90, chủ nghĩa tư bản vô độ đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng thảm hại » : « chủ nghĩa tư bản này phá hoại cuộc sống con người và làm hại đến công ích ».
Một cái nhìn về kinh tế và xã hội mà « lấy tư bản làm điểm xuất phát và biến con người hành động thành những nhân tố giá cả », là sai lầm : nó dẫn đến việc « kinh tế hóa » mọi khuôn khổ của cuộc sống và làm cho nhịp sống của xã hội « lệ thuộc vào việc khai thác tư bản ».
« Và chính điều đó mà Đức Giáo Hoàng phê phán cách đúng đắn. « Việc kinh tế hóa » này không có ý nghĩa nữa », ĐHY viết : « chủ nghĩa tư bản không được trở thành kiểu mẫu của xã hội vì nó không quan tâm đến mỗi số phận, đến những người yếu đuối và người nghèo ».
Không, Giáo Hội không khinh chê người giàu
ĐHY nhấn mạnh : « Lời kêu gọi suy nghĩ bên kia chủ nghĩa tư bản không phải là một cuộc chiến đấu chống lại nền kinh tế thị trường hay là sự từ bỏ mọi lý do kinh tế », nhưng là « một lời mời gọi sắp xếp lại trật tự ưu tiên » và « dùng nền kinh tế thị trường vì con người ».
« Không, Giáo Hội không khinh chê người giàu…Nhưng Giáo Hội nhắc nhở rằng của cải vật chất chỉ là những phương tiện để đạt tới một mục tiêu và chúng không thể biểu trưng cho ý nghĩa của cuộc sống. Một xã hội trong đó người ta có thể công khai kêu gọi tán dương sự tham lam là một xã hội trên con đường vong thân, vốn chia rẽ con người. »
Đức Thánh Cha cũng không muốn « để mặc người nghèo trong sự nghèo khổ của họ » nhưng trái lại « tạo ra một xã hội bao gộp và tham gia, và chống lại sự nghèo khổ bằng cách không chỉ bác ái, nhưng là cơ cấu ».
Quả thế, « phê phán chủ nghĩa tư bản không phải là một giải pháp. Cần có những chương trình đặt thị trường, xã hội và Nhà Nước trong một mối tương quan hỗ tương mới, và tất cả điều đó phải ở trên bình diện thế giới ».
Sáp nhập người nghèo vào Giáo Hội và xã hội
ĐHY cũng chuyển hướng vấn đề : trước tiên, Giáo Hội không bàn về « bác ái đối với người nghèo », nhưng đúng hơn về « Phúc Âm hóa », tức là « bao gồm người nghèo, đang sống về mặt vật chất và/hay về mặt hiện sinh nơi những vùng ngoại vi ».
Theo ĐHY, những người nghèo « không phải là đối tượng của sự trợ giúp, nhưng tìm thấy một chỗ trong Giáo Hội và trong xã hội ». Điều này là khả thi từ hai chuyển động : « hướng nội và hướng ngoại ».
« Hướng vào nội bộ Giáo Hội : việc Phúc Âm hóa không thể chỉ có nghĩa trình bày cho người ta những nội dụng đức tin của sách giáo lý và ban phát các bí tích cho họ. [Nó cũng phải] đề nghị những lối sống mới, một cộng đồng mới và một quan niệm mới về tương lai cho mọi người ».
« Hướng ngoại, hướng đến thế giới » : để trở thành « một tập thể, một dân tộc, một cộng đồng các dân tộc trên hành tinh này », do đó nhân loại không thể bằng lòng « khởi đi từ những khuôn khổ sống phân hóa tách rời », nhưng phải « dám nhìn tổng thể ».
Tý Linh
Theo ZENIT
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO LẦN THỨ VIII (2024) : TRỞ THÀNH BẠN HỮU CỦA NGƯỜI NGHÈO
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN NĂM B: CHỐNG LẠI CÁM DỖ ĐẠO ĐỨC GIẢ
- Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC, BÀI HỌC CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỀ KIẾN THỨC BẰNG XƯƠNG BẰNG THỊT
- CHA ROBERTO PASOLINI, TÂN GIẢNG THUYẾT CỦA PHỦ GIÁO HOÀNG
- ĐỐI VỚI ĐỨC PHANXICÔ, HIẾN MÁU LÀ NGUỒN VUI VÀ BẰNG CHỨNG CỦA TÌNH YÊU
- ĐỐI VỚI TÒA THÁNH, NẠN PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC TRỰC TUYẾN ĐÒI HỎI MỘT QUY ĐỊNH MỚI
- ĐHY PAROLIN GỬI LỜI CHÚC TỐT ĐẸP NHẤT TỚI TRUMP VỀ CHIẾN THẮNG BẦU CỬ
- NGƯỜI HÀNH HƯƠNG TRÚT BỎ NHỮNG GÌ THỪA THÃI VÀ TIẾN BƯỚC HƯỚNG TỚI NIỀM HY VỌNG
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 12. « CHÚA THÁNH THẦN CHUYỂN CẦU CHO CHÚNG TA ». CHÚA THÁNH THẦN VÀ KINH NGUYỆN KITÔ GIÁO
- MỞ ÁN PHONG CHÂN PHƯỚC CHO SƠ CLARE CROCKETT