« GIÁO HỘI LỚN HƠN NHIỀU SO VỚI Ý TƯỞNG NHỎ BÉ CỦA CHÚNG TA »
Đối với thần học gia Isabelle Payen de la Garanderie (1), bí tích Thánh Thể là nơi hiệp nhất của một Giáo hội gồm các thành viên đa dạng.
La Croix : Chẳng phải những cuộc cãi vã của các thế hệ mà chúng ta có thể thấy trong Giáo hội là do quên mất rằng « chúng ta làm nên cùng một thân thể» sao ?
Isabelle Payen de la Garanderie : Đó là một cám dỗ rất nhân loại khi nghĩ bản thân mình tốt hơn các thế hệ đi trước. Điều này không phải là mới, ngay cả khi ngày nay chúng ta đang ở trong một xã hội rất phân mảnh, với một khuynh hướng cá nhân chủ nghĩa rất mạnh. Điều đó làm cho chúng ta quên rằng chúng ta không bao giờ là Kitô hữu một mình, và Giáo hội là một « chúng ta », được Chúa Kitô triệu tập, một thân thể mà chúng ta làm nên và chúng ta phải ngày càng trở nên nhiều hơn nữa, trong mỗi thánh lễ. Chúng ta hát : « Chúng ta là thân thể của Chúa Kitô ». Nhưng chúng ta đã giúp đỡ nhau chưa ? Làm thế nào chúng ta biến các thánh lễ của chúng ta thành những nơi không phải thoáng qua nhưng là những nơi huynh đệ, nơi chúng ta ý thức về mối liên hệ này giữa chúng ta, những nơi gặp gỡ với Chúa Kitô, Đấng ban cho chúng ta thân thể của Ngài, để, được Ngài nuôi dưỡng, chúng ta gặp gỡ thế giới ?
La Croix : Quan niệm về Giáo hội như một thân thể ám chỉ điều gì ?
Isabelle Payen de la Garanderie : Thánh lễ đồng thời là nơi của sự đa dạng và hiệp nhất. Sự đa dạng trong Giáo hội cần được đón nhận trong các cử hành của chúng ta. Có khuynh hướng muốn Giáo hội giống như tôi, và thậm chí biến các thánh lễ của chúng ta thành những nơi xung đột, đôi khi giữa giáo sĩ và giáo dân. Nhưng một thân thể đều có những chi thể khác nhau. Chúng ta tùy thuộc lẫn nhau, và thánh Phaolô nhắc cho chúng ta điều đó : mắt không thể nói với tay « tao không cần mày ». Không phải vì họ có một chức năng khác tôi, họ nghĩ khác tôi, mà một người như thế thuộc về Giáo hội ít hơn tôi. Giáo hội lớn hơn nhiều so với ý tưởng nhỏ bé của chúng ta. Chắc chắn, điều quan trọng là phải có những cộng đồng đức tin huynh đệ nhỏ bé. Nhưng việc tham dự thánh lễ Chúa Nhật, với một cộng đoàn gồm những người đôi khi hoàn toàn khác với mình, nhắc nhở rằng chúng ta là một phần của cùng một thân thể của Chúa Kitô.
La Croix : Khi những khác biệt dường như không thể dung hòa, chúng ta vẫn luôn có thể coi rằng chúng ta là cùng một thân thể không ? Một số người thậm chí còn kêu gọi một kiểu « cắt bỏ chân tay », mời những người bất mãn rời đi…
Isabelle Payen de la Garanderie : Làm sao chúng ta có thể hạnh phúc khi biết rằng một thành viên đang đau khổ ? Thật rất nghiêm trọng khi nói rằng những người bất mãn hay những người làm tổn thương chúng ta chỉ có thể rời bỏ Giáo hội. Đó là thiếu đi nhiệt huyết truyền giáo, nhưng cả bổn phận phải trông chừng lẫn nhau. Tất cả chúng ta đều phải mang lại điều gì đó cho chính mình. Những người già nhất không chỉ là Giáo hội của ngày hôm qua, những người trẻ nhất không chỉ là Giáo hội của ngày mai…
Tuy nhiên, điều đó không muốn nói rằng cần phải tìm được sự đồng thuận nhu nhược, hay giả vờ đồng ý nếu chúng ta không đồng ý. Nhưng đó là việc lắng nghe nhau, tức là trở thành một Giáo hội hiệp hành. Điều đó ngang qua sự kiện học cách nhìn vào các vết thương của thân thể và săn sóc chúng.
Henri de Lubac đã nói rằng Giáo hội « vượt quá một cách huyền nhiệm những giới hạn của những gì có thể thấy được của mình và Giáo hội, có thể nói, luôn được cưu mang nhờ chính yếu tính của mình, vượt quá chính mình » (2). Điều đó mang lại một chiều kích khác cho những người muốn giới hạn bản thân trong nhóm nhỏ của mình. Và ngay cả những người có khuynh hướng dần dần rời xa Giáo hội vẫn còn gắn bó với Giáo hội theo một cách thức mà dĩ nhiên chúng ta không nhận thức được : một người tiếp tục đến thánh lễ bất chấp mọi thứ, đến đón nhận thân mình Chúa Kitô trong Lời của Ngài và trong Thánh Thể, thì cũng ở đó để hoán cải chúng ta và giúp chúng ta hiệp nhất hơn nữa.
Tý Linh chuyển ngữ
(theo croire.la-croix.com)
——————————-
(1) Sắp xuất bản vào ngày 12 tháng Mười, Membres d’un même corps, l’eucharistie et l’Église, Artège, 200 p., 16,90 €.
(2) Trong Paradoxe et mystère de l’Église (Nghịch lý và mầu nhiệm của Giáo hội).
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS