GIÁO HỘI MÀ ĐỨC PHANXICÔ MUỐN

Written by xbvn on Tháng Tám 1st, 2013. Posted in Thế Giới, Tý Linh

Trong suốt chuyến tông du đến Braxin, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chỉ rõ những ưu tiên của Giáo Hội. Dựa vào các diễn từ của ngài, nhất là các diễn từ cho các Giám mục Braxin và Châu Mỹ Latinh, nhật báo « La Croix » vạch ra những trục lớn của « chương trình » của Đức Thánh Cha dành cho người Công giáo.

Một Giáo Hội mang tính hội đồng (synodale)

Khi đến Braxin, ngày 22/7, Đức Phanxicô đã cẩn thận chào các giám mục của « các Giáo Hội địa phương ». Cách thức có nghĩa rằng ngài hiện diện ở đó như là một giám mục (Rôma) được mời đến trong các giáo phận của các giám mục khác, chứ không như là thủ lãnh của Giáo Hội phổ quát viếng thăm « các thần dân » của mình. Cũng thế, ngày 27-28/7, ngài nói với các « anh em » giám mục của mình, của Braxin hay của toàn bộ Châu Mỹ Latinh, đó là ít dưới hình thức một diễn văn từ ngai tòa hơn là cách thức ít hình thức hơn, như là một lời mời đối thoại, bằng cách đưa ra một loạt các câu hỏi và đề nghị và, theo các chứng từ của các giám mục hiện diện, bằng việc lắng nghe khá lâu những người đối thoại với ngài.

Một thái độ vốn phản ảnh quan niêm cai quản Giáo Hội của Đức Thánh Cha Phanxicô mà ngài không ngừng khai triển từ khi được bầu chọn. Đức Giáo Hoàng, theo định nghĩa của Vatican II (Lumen gentium), là « người đứng đầu » (primus) giữa những người khác (inter pares) : ngài có vị trí đứng đầu trong giám mục đoàn, mà trách nhiệm cai quản Giáo Hội thuộc về đó cách tập thể. Ngài không quyết định một mình, cách tùy tiện hay theo kiểu quân chủ.

Tập thể (collégiale), Giáo Hội phải dành chỗ cho sự thảo luận và quyết định chung. Ở Rio, Đức Thánh Cha đã mong muốn rằng tính tập thể này phải được biểu lộ ở bình diện các Hội đồng Giám mục, quốc gia hay châu lục vốn phải là những cấp trật quyết định cho những vấn đề vùng. Về điểm này, dường như có sự khác biệt giữa ngài và các vị tiền nhiệm.

Tính tập thể có nghĩa làm việc chung. Khi nhớ lại cách thức mà Hội nghị Aparecida đã diễn ra vào năm 2007, Đức Thánh Cha thậm chí đã đưa ra phương pháp của mình cho các giám mục Châu Mỹ Latinh : không có văn kiện được thiết lập trước trên đó ngài phải tuyên bố, nhưng là một sự soạn thảo dần dần, theo diễn tiến của sự thảo luận, « khởi từ việc đặt làm chung mối bận tâm của các mục tử ».

Khá lô-gíc, Đức Thánh Cha đã khuyến khích « tính hội đồng » (synodalité) này cho mọi cấp trật của Giáo Hội : các hội đồng giáo phận, các hội đồng giáo xứ, mục vụ hay cho các vấn đề kinh tế. Những hội đồng này phải trở thành những nơi « tham gia của giáo dân trong việc tham khảo, tổ chức và lên kế hoạch mục vụ », Đức Thánh Cha nói điều đó trước khi thú nhận : « Tôi tin rằng chúng ta rất chậm trễ trong vấn đề đó ».

Tính hội đồng này, đối với Đức Thánh Cha, không phải là một nguyên tắc tự nó, nhưng là một điều kiện Phúc Âm hóa : đó là bởi vì việc tổ chức Giáo Hội phải là phục vụ « dân Thiên Chúa trong toàn thể của nó » chứ không phải chính bởi các cấu trúc mà Giáo Hội cho phép một sự hiệp thông đích thực giữa các thành viên của mình. Vì, đằng sau đó, chính việc truyền giáo được đặt ra : « các tác nhân mục vụ » của Giáo Hội và các tín hữu nói chúng phải cảm thấy mình « thuộc phần của Giáo Hội », phải đồng nhất với Giáo Hội, và làm cho Giáo Hội gần với những người chịu phép rửa đang xa lìa.

Một Giáo Hội ít ý thức hệ hơn

Trong diễn từ cho ủy ban phối hợp của Hội đồng Giám Mục Châu Mỹ Latinh (Celam), ngày 22/7, Đức Thánh Cha đã đề phóng chống lại những cám dỗ khác nhau đang đe dọa « người môn đệ truyền giáo » và làm nguy hại đến việc Phúc Âm hóa.

Cám dỗ đầu tiên hệ tại ý thức hệ hóa, bằng những cách khác nhau, sứ điệp Phúc Âm. Ngài đặc biệt đề cập đến mối nguy « giảm thiểu có tính xã hội hóa », mà ngài định nghĩa như là « một tham vọng giải thích trên nền tảng một lối giải thích theo các khoa học xã hội » ; « ý thức hệ hóa tâm lý », vốn, rốt cục, giảm thiểu cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu, và sự phát triển về sau của nó, thành một sự năng động tự biết mình ; « lời đề nghị ngộ giáo », vốn dẫn đến chỗ biến « những vấn đề tranh luận thành những thái độ mục vụ » ; và sau cùng lời đề nghị « pélagienne », vốn nhìn vào gương chiếu hậu và tìm cách « lấy lại » quá khứ đã mất, thái độ « cơ bản là tĩnh ». Hai thái độ khác đe dọa Giáo Hội : duy chức năng vốn trước hết tìm kiếm kết quả, « nhiệt tình vì giấy đi đường hơn là vì thực tại của con đường », và chủ nghĩa giáo sĩ trị.

Thomas Gueydier, giám đốc Trung Tâm nghiên cứu thần học ở Caen, nhận xét : « Những phát biểu của Đức Thánh Cha về những nguy cơ ý thức hệ hóa sứ điệp Tin Mừng thật bất hạnh đã chứng tỏ phổ cập và mời gọi chúng ta đọc lại các thực hành mục vụ của chúng ta cách cảnh giác và đòi hỏi. Mỗi một nguy cơ ý thức hệ hóa được trích dẫn tương xứng với một cám dỗ thuộc về thế hệ, và tránh đầu hàng ở đó cũng là cách thức tốt đẹp vận dụng sự hài hòa giữa các thế hệ. Đức Thánh Cha đặc biệt chỉ ra một thực tại chuyên chế trong các giáo phận chúng ta ngày nay, vốn đặc biệt liên quan đến các thế hệ trung gian, được ghi dấu bởi phong trào canh tân đặc sủng, tức là một cám duy thiêng liêng to lớn. Viện cớ là không tái rơi vào những sai lầm của thế hệ đi trước vốn đã có thể đặt qua một bên mặt thiêng liêng để hoàn toàn dấn thân trong Lịch sử, ngày nay mối nguy cơ là bỏ rơi mối tương quan với thế giới để chạy theo một cuộc sống hoàn toàn tách rời với các thực tại kinh tế và xã hội. Ngày nay, chúng ta có cám dỗ phát triển một nền mục vụ môn đệ chứ không truyền giáo, mà không biết rằng việc bước theo Chúa Kitô không chỉ được thực hiện trong sự tĩnh mịch êm thấm của ngôi nhà nguyện nhưng còn và nhất là trong việc phục vụ phẩm giá con người giữa lòng thành đô, là đề tài được khai triển rộng rãi trong thông điệp Lumen Fidei (số 51) ».

Đối với thần học gia trẻ này, vấn đề lao động, được Đức Thánh Cha khơi lên ở Rio, trong lãnh vực này, là trọng tâm. « Ngày xưa, đời sống của Giáo Hội, được đánh động bởi lý tưởng của Công giáo tiến hành, đã hoàn toàn đầu tư cho lãnh vực này. Ngày nay, cho dầu một số nhóm và một vài phong trào vốn mang vấn đề tương quan với thế giới này, đã nỗ lực sống còn, nhưng buộc phải công nhận rằng chúng ta có cám dỗ thải tháo đi những vấn đề này vì ích lợi của một « cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu-Kitô » hoàn toàn tách rời với sự thể hiện cụ thể của nó trong những gì mà ngày xưa người ta gọi là, vào thời Vatican II, sứ mạng tông đồ. Chúng ta đã trở nên những chuyên viên suy gẫm, chiêm niệm, nhưng làm thế nào để nối lại với thế giới lao động ? »

Một Giáo Hội mở ra cho mỗi người

Không do dự dùng từ « quyến rũ » trước các giám mục Braxin hay kiểu nói “mưu mẹo Tin Mừng » trước các giám mục của Châu Mỹ Latinh, Đức Thánh Cha đã biện hộ cho một Giáo Hội « mục vụ » hơn, biết đón tiếp trước khi phê phán, như ngài đã nói liên quan đến vấn đề đồng tính, trong cuộc gặp gỡ với các phóng viên trên chuyến bay trở về Rôma. Ngài đưa ra một cái nhìn mục vụ hệ tại lưu tâm đến người khác dựa vào hoàn cảnh họ đang sống, chứ không từ một nền luân lý được đặt ra cách tiên thiên. Những gì ngài gọi là « cuộc cách mạng của lòng âu yếm »…

Ở nguồn cội của thái độ này có lòng thương xót, một trong những từ được dùng nhiều nhất bởi Đức Thánh Cha. Giáo Hội không phải là một cấp trật phán xét và những quy tắc. Từ đó ngài đối lập một « Giáo Hội của lòng thương xót » với một « Giáo Hội kiểm soát », và biện hộ cho một « Giáo Hội tạo điều kiện dễ dàng cho đức tin, chứ không phải một Giáo Hội kiểm soát nó ».

Giáo Hội phải quan tâm đến « những vấn đề phức tạp đang nổi lên » và biết tạo nên những nơi chốn và cơ hội « để biểu lộ lòng thương xót của Thiên Chúa ». Điều đó bó buộc đón tiếp người ta, « không sợ đi ra trong đêm tối » của những người đương thời chúng ta, « gặp gỡ con đường của họ » và đối thoại với họ, đi đến « các vùng ngoại vi của cuộc sống ».

Đối với Đức Thánh Cha, nhiều tín hữu đã rời bỏ Giáo Hội Công Giáo bởi vì Giáo Hội đã không biết đi đến với họ ở nơi họ là. Chính vì thế mà cách nào đó họ đã bị lôi cuốn bởi các phong trào Hiện Xuống…

Nói chung, Đức Thánh Cha muốn xây dựng một Giáo Hội « có khả năng vượt lên trên việc chỉ lắng nghe, một Giáo Hội đồng hành trên con đường bằng cách lên đường với người khác ». Vì vị Thiên Chúa đã tỏ mình ra trong lịch sử là vị Thiên Chúa « gần gũi » dân Ngài, Đấng « đi ra để gặp gỡ dân Ngài », chứ không phải là một « nền mục vụ kỷ luật , ưu đãi các nguyên tắc, hạnh kiểm, thủ tục tổ chức… »

Một Giáo Hội nghèo và phục vụ

« Ôi tôi mong muốn một Giáo Hội nghèo và cho người nghèo biết bao ! » Điều mong ước này được diễn tả trước giới truyền thông ngày 16/3 vừa qua, Đức Thánh Cha đã tái khẳng định nó nhiều lần trước các bạn trẻ trên toàn thế giới và các giám mục Braxin ở Rio.

Giáo Hội nghèo không được giảm thiểu thành một tổ chức phi chính phủ, nhưng phải « có khả năng hâm nóng lại các tâm hồn ». Chắc chắn, việc giáo dục, y tế, và bình an xã hội là « những điều cấp thiết của Braxin », và về vấn đề này, Giáo Hội phải lên tiếng. Nhưng « để đáp lại cách thích hợp những thách đố này, những giải pháp kỹ thuật thì không đủ, cần có một cái nhìn ngấm ngầm về con người, về tự do của nó, giá trị của nó ».

Đối với cha Philippe Kloeckner, nguyên đặc trách trục Châu Mỹ Latinh của HĐGM Pháp, Đức Thánh Cha qua đó cho thấy rằng ngài « không muốn một Giáo Hội thể chế chỉ làm việc vì chính mình, nhưng phải thực sự phục vụ Thiên Chúa và loan báo Tin Mừng ».

Trong diễn từ trước Celam, Đức Thánh Cha đã đả kích « tâm lý học các hoàng thân » của một số giám mục và nhắc nhở rằng vai trò của mục tử không phải là « ông chủ » nhưng là « dẫn dắt ». Theo ngài, các giám mục phải « yêu mến sự nghèo khó », « sự nghèo khó nội tâm như là sự tự do trước nhan Chúa cũng như sự nghèo khó bên ngoài như là lòng đơn sơ và sự khổ hạnh ».

Đối với Elena Lasida, thuộc Học viện Công giáo Paris, làm việc ở Hội đồng Công lý và Hòa bình, « ý tưởng về một Giáo Hội nghèo vượt quá chỉ sự đơn sơ vật chất ». Bà thấy ở đó một lời mời gọi bước vào « trong một mối tương quan đối thoại, đồng hành với người khác », nhấn mạnh rằng đối diện với sự nghèo khổ, « Giáo Hội không thể mang lại những giải pháp hoàn toàn làm sẵn ».

Một Giáo Hội lội ngược dòng

« Cha xin các con trở thành những nhà cách mạng, lội ngược dòng ; vâng, về điều đó Cha xin các con nổi dậy chống lại nền văn hóa tạm thời này, vốn, tự sâu xa, tin rằng các con không có khả năng đảm nhận những trách nhiệm của các con, rằng các con không có khả năng yêu mến thực sự… », Đức Thánh Cha đã kêu gọi như thế hôm 28/7 đối với các tình nguyện viên của JMJ 2013 ở Rio. Đối với triết gia Guy Coq, câu nói này, « mang tính Tin Mừng hết sức sâu xa », phác thảo nên một hình ảnh Kitô hữu có khả năng « cắt đứt » với mọi não trạng bảo thủ tuân theo lề thói. « Trở nên cách mạng, đó không phải là muốn bẻ gãy tất cả. Đó là có khả năng ra khỏi những trào lưu đang cản trở thế giới cũng như đang cản trở chúng ta. Và vì thế, Đức Thánh Cha đã đưa ra một phương pháp : một lần nữa chứng tỏ có khả năng dấn thân sâu xa, ra khỏi nền văn hóa tức thời để tìm lại ý nghĩa của lịch sử nhân loại và lịch sử cứu độ ». Nhưng tiếng gọi trở nên cách mạng này vượt quá ơn gọi cá nhân của mỗi người. « Đức Thánh Cha kêu gọi biến đổi thế giới, biến đổi nó cách tận căn. Người ta thấy rõ điều đó khi ngài tố giác sự toàn năng của tài chính. Ngôn sứ là người muốn lôi kéo người ta khỏi khuynh hướng tập thể thảm hại trong đó họ bị lôi kéo. Theo nghĩa này, Đức Thánh Cha Phanxicô có một lời « ngôn sứ » mang lại ý nghĩa cho sự dấn thân cụ thể, đạo đức. Ngài không xem việc đoạn tuyệt như là một mục đích tự tại. Ngài tin vào khả năng hình dung ra một thế giới khả thi khác. Ngài giữ lại tinh hoa của những gì thần học giải phóng mang lại, tức là người Kitô hữu tìm thấy trong Tin Mừng những đòn bẩy để biến đổi thế giới. Vị Giáo Hoàng này, mà diễn văn không phải là luân lý hóa, và không khép kín nơi các lập trường ý thức hệ hay các sơ đồ được thiết lập trước, là một vị Giáo Hoàng của hy vọng ».

Tý Linh

Theo Isabelle de Gaulmyn, Martine de Sauto và Agnès Chareton của nhật báo La Croix

Tags:

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Một 2024
H B T N S B C
« Th10    
  1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30