GIÁO HỘI PHÁP HOAN NGHÊNH NHỮNG TUYÊN BỐ CỦA ĐỨC PHANXICÔ LIÊN QUAN ĐẾN ABBÉ PIERRE
Hôm 13/9/2024, trên chuyến bay đưa ngài trở lại Vatican sau chuyến tông du lần thứ 45, chuyến tông du dài nhất trong triều đại giáo hoàng của ngài, Đức Phanxicô đã trả lời các câu hỏi của các nhà báo. Khi được hỏi về các trường hợp lạm dụng tình dục do Abbé Pierre thực hiện, Đức Thánh Cha đặc biệt tuyên bố rằng “Cha Pierre là một người đã làm rất nhiều điều tốt nhưng ngài cũng là một tội nhân. Chúng ta phải nói rõ ràng về những điều này, không được giấu giếm.”
Sau 12 ngày ở Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor và Singapore, vấn đề lạm dụng tình dục của Abbé Pierre đã nảy sinh vào cuối chuyến tông du của ngài. Trên chuyến bay trở về từ Singapore về Rôma, Đức Thánh Cha đã sẵn sàng trả lời cho phần phỏng vấn. Trong giai đoạn này, nhà báo Simon Leplâtre của nhật báo Le Monde đã đặt câu hỏi về những trường hợp lạm dụng do Abbé Pierre phạm. Một câu hỏi mà Đức Thánh Cha đã trả lời bằng một giọng điệu trực tiếp và thẳng thắn: “Họ là những người tốt, những người làm điều tốt, anh đã nói về cha Pierre. Với rất nhiều việc tốt được thực hiện, anh có thể thấy rằng người này là một tội nhân xấu xa. Và đây là thân phận con người của chúng ta. Không được nói: hãy che giấu, hãy che giấu để nó không lộ ra. Tội lỗi công khai là công khai và phải bị lên án”. Đức Giám mục Rôma còn đi xa hơn khi nói thêm rằng “Abbé Pierre là một người đã làm rất nhiều việc tốt, nhưng đó cũng là một tội nhân”. Đối với Đức Phanxicô, cần phải rõ ràng về điều này: “Chúng ta phải nói rõ ràng về những điều này, chứ không được giấu giếm. Giải quyết vấn đề lạm dụng là điều tất cả chúng ta cần phải làm.”
Đấu tranh chống lại sự lạm dụng dưới mọi hình thức
Đức Thánh Cha làm rõ, đây không chỉ là vấn đề đấu tranh “chống lạm dụng tình dục”, mà còn là đấu tranh “chống lại mọi hình thức lạm dụng: lạm dụng xã hội, lạm dụng giáo dục, thay đổi não trạng, đàn áp tự do. Theo ý tôi, lạm dụng là một điều ma quỷ, bởi vì bất kỳ hình thức lạm dụng nào đều hủy hoại phẩm giá con người, bất kỳ hình thức lạm dụng nào đều mưu toan hủy hoại những gì mà hết thảy chúng ta đều là: hình ảnh của Thiên Chúa”, Đức Thánh Cha nhấn mạnh trước khi nói tiếp: “Tôi vui mừng khi những trường hợp này được đưa ra ánh sáng. Tôi sẽ nói cho bạn điều mà có lẽ tôi đã nói lần trước: cách đây 5 năm, chúng tôi đã có cuộc gặp với các chủ tịch của các hội đồng giám mục về các trường hợp lạm dụng tình dục và các lạm dụng khác. Chúng tôi có số liệu thống kê được thực hiện rất tốt, tôi nghĩ là từ Liên Hợp Quốc. 42 đến 46% các vụ lạm dụng xảy ra trong gia đình hoặc khu phố. Cuối cùng, lạm dụng tình dục trẻ em, trẻ vị thành niên, là một trọng tội và là một nỗi xấu hổ.”
Phản ứng của Hội đồng Giám mục Pháp
Sau tuyên bố của Đức Giáo hoàng người Argentina vào thứ Sáu ngày 13/9/2024, liên quan đến Abbé Pierre, các giám mục Pháp đã có phản ứng nhanh chóng. Trong một thông cáo báo chí, Hội đồng Giám mục Pháp (CEF), cho biết “những lời của Đức Thánh Cha khuyến khích công việc tìm ra sự thật và làm sáng tỏ lịch sử xung quanh Abbé Pierre, người mà chúng tôi đang mong muốn kêu gọi và chúng tôi muốn được giúp đỡ, bằng cách mở các kho lưu trữ của chúng tôi ngay bây giờ”.
Thông cáo báo chí nói tiếp : “Chúng tôi hoan nghênh những tuyên bố của Đức Thánh Cha kêu gọi phải làm sáng tỏ và kiên quyết đấu tranh cách tập thể chống lại mọi hình thức lạm dụng trong Giáo hội và xã hội. Đây là ý nghĩa của công việc đau đớn và lâu dài mà Giáo hội ở Pháp đã thực hiện kể từ CIASE, và là con đường mà các giám mục ngày nay tiếp tục quyết tâm tiến về phía trước”.
Vào ngày 6 tháng 9 năm 2024, phong trào Emmaus tiết lộ rằng họ đã nhận được 17 lời khai mới về bạo lực tình dục liên quan đến Abbé Pierre, một số từ những người còn là trẻ vị thành niên vào thời điểm xảy ra sự kiện. Và Hội đồng Giám mục Pháp sau đó đã bày tỏ “sự kinh hãi trước những tiết lộ mới này và trên hết là lòng trắc ẩn sâu xa đối với tất cả các nạn nhân của những hành động này”.
Tý Linh
(theo Augustine Asta – Vatican News)
Tags: Phanxicô-I, Pháp
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG