GILLES BERNHEIM : « CHÚNG TA ĐÃ ĐÁNH MẤT SỰ HIỂU BIẾT THẾ NÀO LÀ Ý THỨC LUÂN LÝ »
Trong cuộc trao đổi với nhật báo La Croix, vị Đại Giáo sĩ Do thái ở Pháp, ngài Gilles Bernheim, đã đề cập những chủ đề quan ngại chính của xã hội hiện đại, và khơi lên vai trò của các tôn giáo.
La Croix : Ngài sẵn lòng nói rằng sự cao cả của một tôn giáo hệ tại nơi khả năng của nó giúp cho suy nghĩ. Đối với ngài, sự dấn thân trí thức phải chăng là một bổn phận luân lý ? Do thái giáo phải chăng là một đòi hỏi đạo đức ?
Gilles Bernheim : Trước khi trả lời cho chị bằng lối khẳng định, cho phép tôi nói rằng chính khái niệm « đạo đức » đã trở nên khó hiểu. Từ rất lâu chúng ta đã mất đi, vừa về mặt lý thuyết vừa về mặt thực hành, sự hiểu biết thế nào là ý thức luân lý. Tại sao ? Bởi vì hệ quả ăn mòn của sự thống trị của thị trường đã không chỉ tác động đến tình hình xã hội.
Nó cũng làm xói mòn từ vựng luân lý của chúng ta, vốn hiển nhiên là chỗ cậy dựa quan trọng nhất mà chúng ta có để suy nghĩ tương lai của chúng ta. Càng ngày, trong xã hội thị trường bao la này mà hành tinh của chúng ta đã trở thành, chúng ta đã càng đi đến chỗ không còn nghĩ nữa rằng theo từ ngữ « tính hiệu năng » – làm thế nào đạt được những gì chúng ta muốn ? – và từ ngữ « trị liệu pháp » – làm thế nào chúng ta không cảm thấy bị thất đoạt đối với những gì chúng ta muốn ?
Tính hiệu năng và trị liệu pháp, thậm chí đôi khi bị tiêm nhiễm nơi các tôn giáo độc thần, có họ hàng với não trạng tiếp thị – sự kích thích và sự thỏa mãn ước muốn – hơn là với luân lý tính, tức là những gì chúng ta cần phải ước muốn.
Trong lãnh vực công cộng, hai từ ngữ, vốn đang thống trị não trạng đương thời, là quyền tự trị và các quyền lợi, vốn phù hợp với óc thị trường khi ưu tiên sự chọn lựa và gạt bỏ giả thuyết theo đó có những nền tảng khách quan cho phép thực hiện một sự lựa chọn này hơn là một lựa chọn kia. Vì thế, đối với chúng ta, thật rất khó khăn để cùng nhau suy nghĩ đến những gì phải định hướng chúng ta, những định hướng quyết định nhất mà thế nhưng không bao giờ được đề ra cho nhân loại, dù chúng liên quan đến môi trường, chính trị, kinh tế, chính ý tưởng gia đình hay hôn nhân, sự sống và cái chết.
Làm sao nói về một thiện ích vốn vượt quá sự thỏa mãn riêng biệt và tức thời của chúng ta khi mà chúng ta đã đánh mất đi ý thức về những gì là bổn phận, nghĩa vụ, sự giữ gìn ý tứ, và khi mà không còn lại gì cho chúng ta hơn là những ước muốn của chúng ta đang đòi « nợ » của chúng ?
Bởi thế, Do thái giáo là một đòi hỏi đạo đức và sự dấn thân trí thức là một bổn phận luân lý.
La Croix : Cái nhìn của ngài về thế giới được Thánh Kinh và các chú giải của các Rabbi hướng dẫn. Tại sao trong tiểu luận của ngài về hôn nhân đồng tính, ngài đã chọn không đề cập đến những luật cấm đồng tính được ghi trong Thánh Kinh ?
G. B. : Lý do là rất đơn giản : ở đây vấn đề không phải là đồng tính, nhưng là nguy cơ bất khả hủy đổi về một sự trộn lẫn các phả hệ bằng việc thay thế cha mẹ (đồng tính) cho tư cách làm cha và tư cách làm mẹ. Nhưng còn là một sự trộn lẫn cương vị xã hội của đứa con, chuyển từ cương vị chủ thể sang cương vị đối tượng mà mỗi người có « quyền ».
La Croix : Theo ngài, đâu là vấn đề xã hội đích thực đang giấu mình đằng sau đòi hỏi hôn nhân cho mọi người ?
G.B. : Một lối hành xử, trước đây bị đặt ra lề, không còn muốn được bao dung nữa nhưng là hợp pháp hóa, những gì là rất khác biệt. Từ đó những cuốn giáo khoa mới không chỉ thúc giục các em tôn trọng người đồng tính như là những nhân vị, nhưng còn nhìn nhận tính chất đúng luật của hành xử của họ. Đòi hỏi hợp pháp hóa rộng rãi xem ra thể hiện cách tiên thiên một sự cho phép rộng rãi, do đó sự rút lại mọi phán xét.
Từ đó, sự hợp pháp hóa giả định không còn là một nữa, trên cơ sở sự dửng dưng của các chọn lựa : đúng hơn, chính toàn bộ tính hợp pháp xa xưa của hôn nhân xét như là thể chế được xã hội nhìn nhận như là tốt đẹp cho sự quân bình và sự trường tồn của nó, đang bị xóa bỏ.
Ngày nay, xã hội đung đưa cách lạ thường giữa những gì bị loại bỏ cách kịch liệt, – như những quy chiếu đến khái niệm nỗ lực bản thân, sự tồn tại của các phẩm trật luân lý, đến các truyền thống và lề thói, – và một sự cho phép rất rộng rãi bắt nguồn từ việc thiếu can đảm, thiếu xác tín hay sự dửng dưng.
La Croix : Cách thức chết và cái nhìn về cái chết đã tiến triển cách sâu xa. Cần phải làm gì để mỗi người có thể chết trong bình an và xứng đáng ?
G.B. : Vào lúc cuộc tranh luận về sự kết thúc sự sống đã được tiếp diễn trong đất nước chúng ta, trong đó một phong trào quan trọng tự khẳng định ủng hộ một cái chết tỉnh táo, xứng đáng, mà ta là chủ thể, thì người ta quá thường nghĩ rằng cách duy nhất kéo cái chết ra khỏi bệnh tật hay khỏi thầy thuốc và biến nó thành của mình, là yêu cầu hành vi làm cho chết, tức là an tử.
Người ta đòi « quyền chết » bằng cách đòi một đệ tam nhân rằng người ấy cho chúng ta cái chết nếu chúng ta quyết định như thế, mà không cần ý thức gì đến những gì sự yêu cầu này biểu thị đối với người khác.
Nhưng còn một cách hoàn toàn khác để là chủ thể, cách thức hệ tại ở chỗ tỉnh táo, có trách nhiệm, ý thức. Chuẩn bị cái chết của mình, dám chất vấn các bác sĩ về những sợ hãi của mình, để mặc cho những ai chỉ còn lại một lời sự sống, một lời chúc lành vốn giúp họ sống mà không cần đến chúng ta. Và rồi thật khó mà chết cách xứng đáng, khi người ta rơi vào hoàn cảnh đồng lòng nín lặng, khi những người thân nhất của chúng ta, trong sự lo âu, trợ giúp cách bất lực và câm lặng cho sự ra đi dần dần của chúng ta.
Khi họ không thể hay không muốn đồng hành với chúng ta. Làm thế nào sống bình an với chính mình và người khác, nói làm tạm biệt, truyền đạt một điều gì đó về chính mình và về kinh nghiệm sống của mình, nếu mọi người đều chạy trốn hay làm như thể người ta sắp chết ? Cách thức mà chúng ta rời bỏ thế gian này tùy thuộc vào cách thức mà chúng ta đã sống cũng như thái độ của những người xung quanh chúng ta.
La Croix : Cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính làm cho chúng ta đương đầu với những thách đố to lớn. Ngài có thể đưa ra những phân tích nào về điều đó ?
G.B. : Các nền dân chủ tự do tây phương được trang bị kém cỏi để đảm trách những vấn đề của những người khốn cùng nhất trong số các nạn nhân của cuộc khủng hoảng. Không phải bởi vì các nền dân chủ tự do không quan tâm đến sự nghèo khổ, nhưng bởi vì chúng đã thông qua các cơ chế vốn đặt ra bên lề những cân nhắc luân lý. Và điều này cũng do những chính sách xã hội của chúng đang trở nên những chính sách kỹ trị và quản lý hơn.
Càng ngày, các chính phủ càng do dự dựa vào một khái niệm về thiện ích bởi vì ý tưởng về một thiện ích được chia sẻ và về một quy luật hành xử không còn tìm thấy những nền tảng luân lý và pháp lý của nó nữa. Xem ra đối với họ, điều tốt nhất mà chúng ta có thể làm là ban cho các cá nhân sự tự do hết sức có thể để họ có thể thực thi các sự chọn lựa của riêng mình.
Công cụ thích ứng tốt nhất cho mục đích này là thị trường tự do, trong đó quả thế chúng ta có thể thủ đắc được phương cách sống thích hợp cho chúng ta trong năm nay, tháng này. Bên kia sự tự do làm những gì chúng ta thích, tức là những gì chúng ta có thể trả, thì chính trị và kinh tế ngày nay không có gì lớn lao để nói về thân phận con người. Chúng ta cần tìm lại được một truyền thống xa xưa hơn vốn nói về tình liên đới con người, về công bằng, và về phẩm giá bất khả tước bỏ của cuộc sống con người.
La Croix : Ngài khẳng định rằng từ nay vấn đề quan trọng cho việc đối thoại Do thái-Công giáo là vấn đề này : điều gì – bên kia Tân Ước – đã dẫn đưa Giáo Hội đến chỗ biến Kitô giáo thành một tôn giáo không Do thái ? Tại sao ?
G.B. : Tôi xin đảo lại câu hỏi. Nếu dân tộc Do thái và Do thái giáo đã chủ ý chọn lựa không chấp nhận Chúa Giêsu như là những gì Giáo Hôi rao giảng, thì, từ sâu thẳm của lòng trung tín vào Chúa Giêsu-Kitô, người Kitô hữu có thể chấp nhận và khẳng định rằng dân tộc Do thái luôn được mời gọi thực hiện một sứ mạng, được Thiên Chúa giao phó cho mình, và Do thái giáo là một câu trả lời đích thực cho tiếng gọi này không ?
Một sự trình bày cô đọng vấn đề này hệ tại nói rằng việc bài Do thái giáo của người Kitô hữu sẽ chỉ được vượt quá khi các Kitô hữu đạt tới chỗ nhận thấy, theo một nghĩa tích cực, tiếng « không » của người Do thái đối với Chúa Giêsu.
La Croix : Giáo Hội khuyến khích học hỏi và suy niệm Lời Chúa, để phát triển một đời sống nội tâm lắng nghe Thiên Chúa, lắng nghe thánh ý của Ngài cho mỗi người. Đối với ngài, phải chăng đó cũng là một mối bận tâm ?
G.B. : Đời sống tôn giáo của người Do thái đã luôn được đánh dấu bằng một sự khiêm tốn thần học nào đó, bằng một sự ghê sợ nào đó đối với việc cụ thể hóa thành những công thức thần học cuộc gặp gỡ của người Do thái với thần linh và trình bày kinh nghiệm đức tin cá nhân và thân mật cách sâu xa, cũng như những vấn đề về chân lý tối hậu. Về phương diện này, những nhạy cảm của người Do thái đã chịu tác động cách sâu xa bởi lịch sử của cuộc Xuất Hành trong đó Môisê đã xin Thiên Chúa cho phép ông được nhìn thấy vinh quang của Ngài. Ông đã được cảnh báo rằng đối với con người đó là điều bất khả. Chỉ sau khi Thiên Chúa đi ngang qua mà ta mới có thể phân định sự hiện diện của Ngài.
Để theo đuổi phép ẩn dụ, Do thái giáo đã không đầu tư các năng lực sáng tạo nhất của mình vào « xí nghiệp » thần học, vào những lãnh vực mà khuôn mặt của Thiên Chúa được mạc khải. Thay vào đó, Do thái giáo đã hướng sự tưởng tượng về mặt tôn giáo của mình đến những dấu vết được để lại bởi sự hiện diện của Thiên Chúa khi Ngài ngang qua lịch sử nhân loại. Đối với một nhiệm vụ như thế, « Halakha », tức là một bài học dạy một lối cư xử phải giữ và loan báo một lề luật, là một kim chỉ nam chắc chắn hơn thần học.
La Croix : Ở bình minh của năm mới này, đâu là những vấn đề làm ngài bận tâm nhất ?
G.B. : Vào thời đương đầu giữa các nền văn minh này, vấn đề là biết liệu các tôn giáo có khả năng trở thành một sức mạnh hòa bình hơn là một nguồn xung đột hay không. Câu trả lời cho câu hỏi này tùy thuộc cách sâu xa vào chỗ đứng mà các niềm tin và văn hóa khác nhau dành cho « người khác », cho người mà không giông với chúng ta, cho người mà sự thuộc về (tôn giáo…), màu da hay kinh tin kính của người ấy khác với chúng ta. Chúng ta thấy gì nơi người khác này ? Một sự đe dọa cho niềm tin của chúng ta và lối sống của chúng ta, hay là một sự làm phong phú cho gia sản chung của nhân loại ?
Vào cuối đời mình, Môisê, người đã giải phóng dân Do thái khỏi ách nô lệ và đã dẫn đưa họ đến ngưỡng cửa của Đất Hứa, đã tập hợp dân của mình và đề nghị cho họ sự chọn lựa quyết định này : « Hãy xem, tôi đã đặt trước mắt anh em sự sống và sự chết, phúc lành hay lời nguyền rủa. Anh em hãy chọn sự sống để con cháu anh em được sống. » Ngày nay, đó cũng là thế đôi ngả được đặt ra cho nhân loại.
Cho đến tận cùng thế giới, phải chăng chúng ta sẽ diễn lại những thù hận của quá khứ ? Hay là phải chăng chúng ta sẽ biết chọn lựa một con đường khác vì tình yêu đối với các trẻ em của thế giới này và vì tương lai của chúng ? Đang khi các khả năng phá hoại của chúng ta đang gia tăng, thì sự quảng đại của trí tưởng tượng của chúng ta cũng phải lớn lên. Tôi cầu xin để nhiều tiếng nói phát xuất từ tất cả các thế giới tôn giáo làm vang vọng khát vọng này.
Tý Linh chuyển ngữ
Theo La Croix
Tags: Thần học, Đối-thoại-liên-tôn
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO CÁC THAM DỰ VIÊN CUỘC HỌP ĐƯỢC TỔ CHỨC BỞI TÒA THƯỢNG THẨM RÔMA
- THƯ VỀ VIỆC ĐỔI MỚI NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ GIÁO HỘI
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO