“HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
Tiếp đón các chủng sinh người Tây Ban Nha vào Thứ Bảy, ngày 16 tháng 11, Đức Phanxicô nhấn mạnh đến sự cần thiết phải mang lại niềm an ủi cho các tù nhân, những người bị giam giữ về thể xác, cũng như những nạn nhân của các nhà tù ý thức hệ hoặc nhà tù tinh thần, “những nhà tù tạo ra sự bóc lột, chán nản, thiếu hiểu biết và lãng quên Thiên Chúa”.
Đức Phanxicô tại một nhà tù dành cho nữ giới ở Venise, 18/4/2024
“Chủng viện không phải là nhà tù.” Đức Phanxicô bắt đầu như thế với cuộc gặp gỡ với các chủng sinh người Tây Ban Nha ở Pamplona và San Sebastian. Ngược lại, đối với Đức Thánh Cha, “chủng viện là nơi chúng ta học biết được rằng linh mục là người muốn cứu chuộc, người cứu chuộc các tù nhân”.
Ưu tiên đối với các linh mục
Đức Phanxicô đã đặc biệt quan tâm đến các tù nhân kể từ khi bắt đầu triều đại giáo hoàng của mình. Kể từ khi trở thành giám mục, ngài đã rửa chân cho các tù nhân vào Thứ Năm Tuần Thánh, một thói quen mà ngài vẫn giữ khi còn trở thành Giáo hoàng.
Ngài cũng nhớ lại câu chuyện với một nữ tù nhân thú nhận rằng đã giết con trai của mình, qua đó minh họa cho “những bi kịch nội tâm trong lương tâm của những người sống trong tù”. Vì lý do này, việc vào tù “là một ưu tiên” đối với các linh mục. Ngài nói thêm: “Một linh mục không thể là gì khác hơn là một hình ảnh sống động của Chúa Giêsu, một Đấng Cứu Chuộc với chữ R viết hoa”.
Những nhà tù ý thức hệ
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha đã không giảm thiểu nhà tù thành những nơi tội đồ về thể chất, nơi những người bị công lý của Nhà nước kết án đang thụ án. Ngài nói về “những nhà tù ý thức hệ, những nhà tù tinh thần, những nhà tù tạo ra sự bóc lột, chán nản, thiếu hiểu biết và lãng quên Thiên Chúa”. Ngài bảo đảm rằng nhà tù không nhất thiết phải được nhìn thấy và mỗi người có thể “bị xiềng xích bởi rất nhiều thứ, bởi văn hóa, xã hội, bởi những tật xấu, bởi những tội lỗi ẩn giấu”.
Để kết luận, Đức Thánh Cha khuyến khích các chủng sinh người Tây Ban Nha hãy trở thành những nhà thừa sai của lòng thương xót: “Vì vậy, các con hãy can đảm, vị tha và không mệt mỏi trong việc gánh vác lòng thương xót của Thiên Chúa mà Chúa đã quảng đại tuôn đổ trên các con khi chọn các con cho thừa tác vụ này”.
Vào ngày 26 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến nhà tù Rebbibia ở Rôma để mở Cửa Thánh nhân dịp Năm Thánh thường lệ 2025.
Tý Linh
(theo Jean-Benoît Harel – Vatican News)
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 17. THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ NÓI : « XIN NGƯỜI NGỰ ĐẾN ! ». CHÚA THÁNH THẦN VÀ NIỀM HY VỌNG KITÔ GIÁO
- SỨ THẦN TÒA THÁNH TẠI PARIS NÓI VỀ LÝ DO TẠI SAO ĐỨC PHANXICÔ KHÔNG ĐẾN PARIS
- JOHN TRAYNOR, NGƯỜI ĐƯỢC PHÉP LẠ THỨ 71 Ở LỘ ĐỨC
- KINH TRUYỀN TIN LỄ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI 2024: ĐẶT NIỀM HY VỌNG VÀO LÒNG THƯƠNG XÓT VÔ NGẦN CỦA THIÊN CHÚA
- BÀI GIẢNG CỦA ĐTC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI 2024
- ĐỨC PHANXICÔ CẦU CHÚC VIỆC MỞ LẠI NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS TRỞ THÀNH MỘT DẤU CHỈ NGÔN SỨ VỀ SỰ ĐỔI MỚI CỦA GIÁO HỘI PHÁP
- ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI CÁC TÂN HỒNG Y HÃY LÀ NHỮNG NGƯỜI XÂY DỰNG SỰ HIỆP THÔNG VÀ HIỆP NHẤT