SÁU TỪ NGỮ GIÚP HIỂU HIẾN CHẾ PHỤNG VỤ “SACROSANCTUM CONCILIUM”
Tham dự
Từ thế kỷ XI, việc cử hành phụng vụ là công việc của linh mục. Ngài thinh lặng dâng lễ, trong khi cộng đoàn tham dự thì ở xa bàn thờ. Các nhà thần học thế kỷ XX đã tái khám phá, nơi các Giáo Phụ, khái niệm “Ecclesia”, một khái niệm có nghĩa là “hiến dâng trên toàn thế giới” hy tế của Chúa Kitô. Đức Giáo Hoàng Piô X đã biến “sự tham dự chủ động/tích cực” của các tín hữu (Tra le sollecitudini, 1903) thành một khẩu hiệu, được các vị kế nhiệm lấy lại. Sự tham dự này trở nên nét chủ đạo của Hiến chế phụng vụ “Sacrosanctum Concilium”, để “các tín hữu tham dự vào mầu nhiệm đức tin ấy, không như những khách bàng quan, câm lặng, nhưng là những người thấu đáo mầu nhiệm đó nhờ các nghi lễ và kinh nguyện: họ tham dự hoạt động thánh một cách ý thức, thành kính và linh động” (số 48). Sự tham dự này phải “trọn vẹn, ý thức và chủ động”, “hiệu năng”, “bề trong và bề ngoài”, “thành kính”, “ý thức, chủ động/tích cực và dễ dàng”… Đó thật là sự ứng dụng, thậm chí ngay trước khi công bố văn kiện công đồng về Giáo Hội (Lumen gentium), Giáo Hội học về Dân Thiên Chúa. Yves Congar, Linh mục dòng Đaminh, viết: “Tất cả mọi người đều được thánh hiến, tất cả mọi người đều cùng nhau làm nên chủ thể toàn vẹn của hành động phụng vụ, trong cấu trúc hữu cơ của Dân Thiên Chúa.”
Mầu Nhiệm Vượt Qua
Mầu nhiệm này là trung tâm thần học của Hiến chế phụng vụ Sacrosanctum Concilium. Phụng vụ không phải là một bộ luật chữ đỏ hay những nghi lễ, càng không phải là lễ tân chính thức của Giáo Hội. Phụng vụ hiện tại hóa trong lịch sử mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Giêsu, tức là cái chết, sự phục sinh và sự tôn vinh của Ngài, tức là sự trao hiến mà Thiên Chúa đã ban cho con người một lần cho tất cả. Phụng vụ là hành động qua đó Thiên Chúa hiến thân vì phần rỗi của mọi người, “ công trình của Chúa Kitô tư tế và của Thân Thể của Người là Giáo Hội” (số 7), vì “chính từ cạnh sườn Chúa Kitô chịu chết trên thập giá, đã phát sinh bí tích nhiệm lạ là Giáo Hội” (số 5). Đức Gioan-Phaolô II sẽ lấy lại trong Tông thư năm 1988: “Bởi vì cái chết của Chúa Kitô trên thập giá và sự phục sinh của Ngài làm nên nội dung của cuộc sống thường nhật và sự bảo đảm của cuộc Vượt Qua vĩnh cửu của Giáo Hội, nên Phụng vụ có nhiệm vụ đầu tiên là kiên trì dẫn đưa chúng ta trở về trên hành trình vượt qua mà Chúa Kitô đã mở ra, nơi mà người ta chấp thuận chết đi để bước vào sự sống.”
Lời Chúa
Trước Công đồng Vatiacanô II, các tín hữu thường nói đến “tiền thánh lễ” để chỉ tất cả những gì đi trước phụng vụ Thánh Thể. Hiến chế phụng vụ Sacrosanctum Concilium muốn khôi phục “bài đọc Thánh Kinh cho dồi dào hơn, thay đổi hơn và thích hợp hơn” và điều này là “để việc liên kết mật thiết giữa nghi lễ và ngôn ngữ được phát lộ rõ ràng trong Phụng Vụ” (số 35). Tất cả sách Thánh Kinh đều đã được đưa vào trong sách bài đọc, được nhân rộng ra. Sự đổi mới này cũng bao trùm cả các bí tích và kinh thần vụ. Hiến chế phụng vụ Sacrosanctum Concilium cũng nhấn mạnh đến “ bài giảng, vốn thuộc phần hoạt động của phụng vụ”: “ trước tiên, bài giảng phải được múc lấy từ nguồn Thánh Kinh và Phụng Vụ, vì như là việc rao truyền các việc kỳ diệu của Thiên Chúa trong lịch sử cứu rỗi hay trong mầu nhiệm Chúa Kitô. Chính mầu nhiệm này hằng hiện diện thiết thực và tác động trong chúng ta, nhất là trong các cử hành phụng vụ”
Giai đoạn dự tòng
Trong những thế kỷ đầu của Giáo Hội, người ta đã trở thành Kitô hữu sau một thời kỳ dự tòng dài, nơi trọng tâm cho việc học giáo lý có thể kéo hai hay ba năm. Dần dần, với phong tục rửa tội cho trẻ em, nó bị bỏ xó, trừ những xứ truyền giáo. Ý thức về tình trạng rời bỏ Kitô giáo ngày càng nhiều trong các xã hội tây phương, nên các Nghị Phục đã muốn phục hồi lại chương trình giáo lý dự tòng cho những người lớn thành nhiều giai đoạn: “Thời gian dự tòng ấn định cho việc huấn luyện tương xứng có thể được thánh hóa bởi những nghi lễ thánh cử hành trong những thời gian kế tiếp nhau” (số 64). Giai đoạn dự tòng này đạt tới đỉnh điểm khi được rửa tội trong đêm Lễ Phục Sinh, lúc Canh Thức Vượt Qua do đức Piô XII tái lập, mà người ta đã tái khám phá trung tâm điểm của nó. Nói rộng hơn nữa, việc cải tổ thời kỳ dự tòng này đi kèm theo lời nhắc nhớ đến chiều kích sư phạm của phụng vụ, và mối ưu tư của các Nghị Phụ là cung cấp cho các Kitô hữu một nên đào tạo chắc chắn về phụng vụ (số 14), mà bắt đầu bằng việc huấn luyện cho hàng giáo sĩ (số16).
Chủ tế và đồng tế
Trước công đồng, mỗi linh mục dâng lễ một mình, cùng với một người giúp lễ đại diện cho cộng đoàn. Nhiều bàn thờ phụ ở bên cạnh trong các nhà thờ mà các linh mục đã từng cử hành thánh lễ cùng một lúc, làm chứng cho điều đó. Hiến chế phụng vụ Sacrosanctum concilium muốn đặt lại trước tiên chiều kích cộng đoàn trong phụng vụ, cho dầu cả khi linh mục làm lễ một mình. Cũng vậy, “các hoạt động phụng vụ không phải là những hoạt động riêng tư, nhưng là những cử hành của Giáo Hội, là “bí tích hiệp nhất”, nghĩa là dân thánh được qui tụ và hướng dẫn dưới quyền của Giám Mục” (số 26). Trong tính năng động cộng đoàn này, các Nghị Phụ cũng muốn “nới rộng quyền hạn đồng tế”, việc đồng tế này thể hiện “tính duy nhất của chức tư tế” . Tuy nhiên, Hiến chế phụng vụ Sacrosanctum concilium không đề cập tới vị trí của bàn thờ trong phụng vụ (linh mục cử hành quay mặt xuống hay xoay lưng lại với cộng đoàn). Bộ nghi lễ sẽ yêu cầu “đặt và xây bàn thờ lớn để làm sao cho bàn thờ luôn luôn là một dấu chỉ của chính Chúa Kitô, là nơi các mầu nhiệm cứu độ luôn được thực hiện và như là trung tâm của cộng đoàn” (Huấn thị Eucharisticum mysterium, số 24, 1967).
Lời nguyện chung
Lời nguyện chung có một truyền thống phụng vụ rất xưa. Thánh Phaolô đòi hỏi ông Timôtê để “ai nấy dâng lời cầu xin, khẩn nguyện, nài van, tạ ơn cho tất cả mọi người, cho vua chúa và tất cả những người cầm quyền” (1Tm 2,1-4). Nhưng từ thế kỷ VIII, khi thánh lễ càng trở thành hành động của linh mục, thì lời nguyện tín hữu trở nên ngày càng hiếm hoi hơn, và biến mất khỏi phụng vụ, trừ một vài dịp lễ (như Thứ Sáu Tuần Thánh), ở Công đồng Trentô. Phải đợi đến Công đồng Vaticanô II để lời nguyện tín hữu mới được biểu dương trở lại: “Phải tái lập “lời nguyện chung” hay “lời nguyện tín hữu”, sau Phúc Âm và bài giảng, nhất là những ngày Chúa Nhật và lễ buộc, để khi dân chúng tham dự lời nguyện đó, họ cầu khẩn cho Hội Thánh, cho các nhà cầm quyền, cho những kẻ khốn khổ vì mọi nhu cầu khác nhau, cho tất cả mọi người, và cho phần rỗi của toàn thế giới” (số 53).
Céline Hoyeau, nhật báo La Croix
Lê Hưng Hiệp chuyển ngữ
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- NGUỒN GỐC LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ VÀ LỄ CẦU CHO CÁC TÍN HỮU ĐÃ QUA ĐỜI
- ĐỨC PHANXICÔ NHẮC LẠI TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC CẦU NGUYỆN PHỤNG VỤ TRONG ĐỜI SỐNG GIÁO HỘI
- MỘT LINH MỤC CÓ THỂ NÓI CHUYỆN CHÍNH TRỊ TRONG BÀI GIẢNG LỄ CỦA MÌNH KHÔNG?
- THÁNH LỄ DƯỚI HÌNH THỨC NGOẠI THƯỜNG NGHĨA LÀ GÌ ?
- VỀ VIỆC KẾT THÚC BÀI GIẢNG LỄ BẰNG TỪ AMEN
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 23. CẦU NGUYỆN TRONG PHỤNG VỤ
- TUẦN THÁNH : TAM NHẬT VƯỢT QUA LÀ GÌ ?
- ĐỨC PHANXICÔ KHÔNG GIẢNG LỄ CHÚA NHẬT LỄ LÁ 2024
- FIDUCIA SUPPLICANS, CÁC LỜI CHÚC LÀNH VÀ SỰ PHÂN BIỆT CỦA JOSEPH RATZINGER
- ĐỨC PHANXICÔ : PHỤNG VỤ Ở TRUNG TÂM CỦA CUỘC CẢI CÁCH TRONG GIÁO HỘI
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN NĂM B : HÃY ĐỂ CHO BẢN THÂN ĐƯỢC CHINH PHỤC BỞI VẺ ĐẸP MÀ LỜI CHÚA MANG LẠI CHO CUỘC SỐNG
- KỶ NGUYÊN MỚI Ở BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN
- TOÀN VĂN TUYÊN NGÔN FIDUCIA SUPPLICANS VỀ Ý NGHĨA MỤC VỤ CỦA CÁC LỜI CHÚC LÀNH
- FIDUCIA SUPPLICANS: THÔNG CÁO CỦA BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN
- ĐỨC PHANXICÔ: “GIÁO HỘI HỌC ĐƯỢC LÒNG BIẾT ƠN TỪ ĐỨC TRINH NỮ MARIA”
- THÁNH THI “TE DEUM”, MỘT TRUYỀN THỐNG CỔ XƯA ĐỂ TẠ ƠN THIÊN CHÚA
- BACH, MỘT THIÊN TÀI PHỤC VỤ THIÊN CHÚA
- ẤN ĐỘ : CÁC LINH MỤC CHỐNG ĐỐI CỦA GIÁO HỘI SYRO-MALABAR BÁC BỎ TỐI HẬU THƯ CỦA VATICAN
- THÁNH GIOAN: “THÁNH TÔNG ĐỒ VÀ THÁNH SỬ KHÔNG PHẢI LÀ CÙNG MỘT NGƯỜI”
- ĐỨC CHA VASIL’ ĐƯỢC CỬ ĐẾN ẤN ĐỘ ĐỂ GIẢI QUYẾT SỰ CHIA RẼ GIỮA CÁC KITÔ HỮU SYRO-MALABAR