HIỆP ĐỊNH TÒA THÁNH-VIỆT NAM : ĐẠI DIỆN TÒA THÁNH SẼ THƯỜNG TRÚ TẠI HÀ NỘI
Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng đã được đón tiếp hôm 27/7/2023 tại Vatican để hội đàm về quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Tòa Thánh. Một giai đoạn quan trọng đã được vượt qua, vì một quyết định đặc biệt đã được đưa ra: Đại diện Tòa Thánh, cho đến nay thực thi sứ mạng của mình từ Singapore, sẽ sớm có thể thường trú tại thủ đô Hà Nội.
Sau khi được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến, Chủ tịch nước Việt Nam đã hội kiến với ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh. Thông cáo báo chí chung do Văn phòng Báo chi Tòa Thánh công bố nêu rõ rằng các cuộc gặp này đã diễn ra « sau phiên họp thứ 10 của nhóm làm việc chung giữa Tòa Thánh và Việt Nam, vào ngày 31 tháng 03 năm 2023 ở Vatican, và với mong muốn tiếp tục thúc đẩy quan hệ song phương ». Cả hai bên « chính thức thông báo rằng chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tòa Thánh đã ký kết « Hiệp định về quy chế của đại diện thường trú của Giáo hoàng và văn phong của đại diện thường trú Giáo hoàng tại Việt Nam » ».
Thông cáo nói tiếp : « Trong cuộc hội đàm thân tình giữa chủ tịch Võ Văn Thưởng và Đức Thánh Cha Phanxicô, rồi với Đức Hồng y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh, cả hai bên đã hoan nghênh những bước tiến đáng ghi nhận trong quan hiện giữa Việt Nam và Tòa Thánh, cũng như những đóng góp tích cực mà cộng đồng Công giáo ở Việt Nam đã mang lại cho đến nay ».
Thông cáo nhấn mạnh : « Cả hai bên bày tỏ niềm tin tưởng vào sự kiện rằng vị đại diện thường trú của Giáo hoàng sẽ chu toàn vai trò và nhiệm kỳ được giao phó theo hiệp định, rằng ngài sẽ mang lại sự nâng đỡ cho cộng đồng Công giáo Việt Nam trong những cam kết của mình, theo tinh thần của pháp luật và luôn được Huấn quyền của Giáo hội soi sáng, để thực hiện ơn gọi « đồng hành cùng dân tộc », là « người Công giáo tốt và công dân tốt », góp phần vào sự phát triển của đất nước, đồng thời vị đại diện sẽ là một chiếc cầu nối thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và Tòa Thánh được tiến bộ ».
Dưới thời cộng sản, quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Việt Nam bị cắt đứt, với việc trục xuất Sứ thần Tòa Thánh vào năm 1975, trước khi được tái lập vào năm 2009. Chủ tịch nước Việt Nam thời đó, ông Nguyễn Minh Triết, đã gặp Đức Bênêđíctô XVI, một ủy ban song phương đã được thành lập, rồi một vị Sứ thân được bổ nhiệm vào năm 2011 là Đức cha Leopoldo Girelli, nhưng ngài không cư trú tại Hà Nội, và đóng trụ sở ở Singapore. Hôm nay, sau nhiều cuộc gặp gỡ đối thoại, hai bên thông báo rằng Sứ thần Tòa Thánh sẽ thường trú tại thủ đô Việt Nam.
Tý Linh
(theo Vatican News)
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ĐỨC PHANXICÔ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ, NHƯNG VẪN CÒN NGUY HIỂM
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐỠ HƠN
- BỆNH VIÊM PHỔI HAI BÊN, CĂN BỆNH MÀ ĐỨC PHANXICÔ MẮC PHẢI LÀ GÌ?
- ĐỨC PHANXICÔ VẪN VUI VẺ BẤT CHẤP BỊ VIÊM PHỔI CẢ HAI BÊN
- “ORDO AMORIS” LÀ GÌ?
- J.D. VANCE TRÁI NGƯỢC VỚI ĐỨC PHANXICÔ: “LIỆU TRẬT TỰ CỦA TÌNH YÊU CÓ BIỆN MINH CHO VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHÔNG?”
- NĂM THÁNH CỦA CÁC NGHỆ SĨ VÀ THẾ GIỚI VĂN HOÁ: BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
- ANNE LÉCU: “CÀNG QUAN TÂM ĐẾN THÁNH KINH, CHÚNG TA CÀNG QUAN TÂM ĐẾN CON NGƯỜI”
- KHỔ HÌNH KHỦNG KHIẾP CỦA THÁNH NỮ APOLLINA
- ĐHY PAROLIN PHẢN ĐỐI VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI PALESTINE KHỎI GAZA
- THÁNH KINH THỰC SỰ NÓI GÌ VỀ TIẾNG CƯỜI?
- THÁNH KINH: LOẠT VIDEO CHỐNG LẠI NHỮNG LỐI GIẢI THÍCH SAI LẠC
- 350 GIÁO SĨ DO THÁI LÊN TIẾNG PHẢN ĐỐI VIỆC “THANH LỌC SẮC TỘC” Ở GAZA
- ĐỨC PHANXICÔ NHẬP VIỆN Ở RÔMA VÌ BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN
- TẠI SAO GIÁO HỘI CAN THIỆP VÀO VẤN ĐỀ XÃ HỘI?
- MỸ: CÁC HỆ PHÁI KITÔ VÀ CÁC TỔ CHỨC DO THÁI PHẢN ĐỐI VIỆC BẮT GIỮ NGƯỜI DI CƯ
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 5 : « MỘT ĐẤNG CỨU ĐỘ ĐÃ SINH RA CHO ANH EM, NGƯỜI LÀ ĐẤNG KITÔ, LÀ ĐỨC CHÚA » (Lc 2, 11). CHÚA GIÊSU GIÁNG SINH VÀ CÁC MỤC ĐỒNG THĂM VIẾNG
- “LIỆU CHÍNH QUYỀN TRUMP SẼ CHỌN ĐỐI ĐẦU VỚI ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ?”
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ GỞI CHO TỔNG THỐNG PHÁP EMMANUEL MACRON NHÂN DỊP “HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH HÀNH ĐỘNG VỀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO”
- MẸ TÊRÊSA CALCUTTA ĐƯỢC GHI VÀO LỊCH CHUNG RÔMA