HIỆP ĐỊNH TÒA THÁNH-VIỆT NAM, KHÔNG CHỈ LÀ MỘT MỤC TIÊU NHƯNG CÒN LÀ MỘT KHỞI ĐẦU MỚI
ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, bình luận với truyền thông Vatican về hiệp định được ký kết giữa Tòa Thánh và Việt Nam hôm 27/7/2023, về quy chế đại diện thường trú của Đức Giáo hoàng. ĐHY nói : tương lai mời gọi chúng ta cùng nhau theo đuổi trên một con đường dưới dấu hiệu của sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau.
Hiệp định là kết quả của các mối quan hệ tốt đẹp và tôn trọng trên bình diện thể chế, vốn cũng được xây dựng nhờ các cuộc gặp gỡ hiệu quả của nhóm làm việc chung Tòa Thánh-Việt Nam, cũng như trên bình diện Giáo hội, nhờ mong muốn thiết lập mối tương quan tốt đẹp với các cộng đoàn địa phương và mang lại chứng tá Kitô giáo được thúc đẩy bởi ước muốn đảm nhận các truyền thông địa phương và các giá trị chung.
Vatican News : Trọng kính Đức Hồng y, trong các thông cáo báo chí khác nhau trước sự kiện ngày thứ Năm 27 tháng Bảy, người ta luôn nói về một hành trình dài được đánh dấu bằng sự tôn trọng và đối thoại chân thành. Đức Hồng y sẽ mô tả hành trình này như thế nào ?
ĐHY Parolin : Tôi nghĩ rằng các yếu tố thiết yếu của một hành trình như thế có thể được thể hiện bằng hai lối diễn đạt : một lối diễn đạt được sử dụng bởi Đức Thánh Cha Gioan XXIII : « biết nhau để đánh giá cao nhau » và lối diễn đạt kia do Đức Thánh Cha Phanxicô đề nghị cho chúng ta : « bắt đầu các tiến trình chứ không bận tâm các không gian ». Việc khai mở quan hệ với chính quyền Việt Nam bắt đầu từ năm 1989, khi ĐHY Roger Etchegaray, lúc đó là Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình, đã có thể thực hiện chuyến thăm chính thức đến Việt Nam. Quả thế, tư tưởng của Gioan-Phaolô II là mở ra các kênh đối thoại thông qua các chủ đề về công lý và hòa bình, là những đặc điểm của giáo huấn và chứng tá hằng ngày của Giáo hội. Do dó, bắt đầu có thông lệ về chuyến thăm hằng năm của một phái đoàn Tòa Thánh, một mặt dành để tiếp xúc với chính phủ và mặt khác để gặp gỡ các cộng đoàn giáo phận. Năm 1996, các cuộc đàm phán đã được bắt đầu để xác định cách thức tiến hành, liên quan đến việc bổ nhiệm các Giám mục. Tôi giữ một kỷ niệm tuyệt vời về các chuyến thăm này, khi đến lượt tôi thực hiện chúng với tư cách là Thứ trưởng phụ trách quan hệ với các Nhà nước. Vào tháng 12 năm 2009, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết đã đến Vatican để gặp Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI. Vì thế, một nhóm làm việc chung Việt Nam-Tòa Thánh đã được hình thành, điều này đã mở đường cho việc bổ nhiệm một vị đại diện không thường trú của Đức Giáo hoàng, có trụ sở tại Singapore, là chính Đức cha Leopoldo Girelli, vào ngày 13 tháng 1 năm 2011.
Vatican News : Đâu là những hằng số đã hướng dẫn quá trình soạn thảo hiệp định và các cuộc họp của nhóm làm việc chung ?
ĐHY Parolin : Tôi tin rằng điều cơ bản cần nhấn mạnh là trên cơ sở của các cuộc họp nghiên cứu và làm việc này, luôn có sự tôn trọng nhau và ý muốn tiến bộ, không che giấu lập trường của mình, nhưng thảo luận chân thành về chúng và những động cơ của chúng. Nên lưu ý rằng Hội đồng Giám mục đã luôn gắn liền với tiến trình này và đưa ra những suy nghĩ và đánh giá của riêng mình. Tiếp đến, HĐGM đã tiến hành từng bước một, không tìm kiếm kết quả cuối cùng ngay lập tức, nhưng ưu tiên sự hài hòa dần dần nguyên tắc tự do tôn giáo với luật pháp và phong tục địa phương ; điều này đã tạo ra, theo thời gian, một sự hiểu biết lẫn nhau nhiều hơn và sự đồng nhất trong các lựa chọn được thực hiện từng bước trên văn bản, nhằm đảm bảo cho vị đại diện thường trú của Đức Giáo hoàng những điều kiện thực thi sứ vụ đại diện của ngài đối với Giáo hội địa phương và chính quyền Việt Nam, cũng như duy trì quan hệ với các cơ quan đại diện ngoại giao có mặt tại Việt Nam.
Hơn nữa, không bao giờ được quên tầm quan trọng của việc sống Tin Mừng để trở thành những công dân tốt và những người Công giáo tốt : đó là một nguyên tắc đã hướng dẫn học thuyết xã hội của Giáo hội ngay cả trước khi nó được hình thành vào thế kỷ 19, và đã chỉ ra vào thế kỷ thứ II sau Chúa Giêsu Kitô, làm thế nào các Kitô hữu, trong lối sống của mình, cho thấy rằng họ đồng thời là công dân của Nước Trời và trên trái đất. Cuối cùng, trong cuộc đối thoại, đời sống của Giáo hội địa phương và việc tôn trọng tự do tín ngưỡng và tôn giáo đã luôn được đề cập, và do đó có một nỗ lực nhằm thúc đẩy một môi trường thuận lợi cho các hoạt động và sự phát triển của cộng đồng Công giáo. Thái độ này, về phía Việt Nam, đã được quan sát thấy trong quá trình bổ nhiệm các Giám mục, mà trong những năm này, không có khó khăn đặc biệt nào xuất hiện.
Vatican News : Trọng kính Đức Hồng y, Đức Hồng y có thể cho chúng con biết gì về văn bản của hiệp định? Đại diện thường trú của Đức Giáo hoàng nghĩa là gì, vì hồ sơ này dường như không nằm trong các phạm trù thông thường.
ĐHY Parolin: Cảm ơn bạn về câu hỏi này, vì nó cho phép tôi lưu ý rằng thời gian nghiên cứu và tranh luận đã cho phép chúng tôi tìm ra một giải pháp chung, mà chúng ta có thể gọi là một « res nova in iure » (« một điều mới mẻ trong luật pháp »). Quả thế, vị đại diện thường trú của Đức Giáo hoàng được mời gọi thúc đẩy sự hiệp thông giữa Tòa Thánh và Giáo hội địa phương, giúp đỡ và hỗ trợ Giáo hội địa phương trong tất cả các thành phần của nó, bằng cách tham gia vào các cuộc cử hành và sáng kiến của nó. Liên quan đến các khía cạnh mà chúng ta có thể định nghĩa là dân sự, vị đại diện thường trú của Đức Giáo hoàng, như trường hợp của các sứ thần, có sứ mạng củng cố quan hệ hữu nghị giữa Tòa Thánh và chính phủ Việt Nam; ngài sẽ có thể tham gia các cuộc họp thường kỳ của ngoại giao đoàn cũng như các cuộc tiếp khách, và có các cuộc gặp gỡ cá nhân với các nhà ngoại giao, luôn trong sự tôn trọng luật pháp của nước sở tại, trên tinh thần tin tưởng lẫn nhau và quan hệ song phương tốt đẹp đã có từ trước đến nay. Tất cả những điều đó, như thông cáo chung cho thấy, nhằm làm sao để vị đại diện thường trú của Đức Giáo hoàng có thể trở thành một « chiếc cầu » nhằm tiếp tục cải thiện quan hệ giữa Việt Nam và Tòa Thánh.
Vatican News: Đức Hồng y thấy tương lai quan hệ giữa Việt Nam và Tòa Thánh như thế nào?
ĐHY Parolin: Có một khía cạnh luôn gây ấn tượng tích cực với tôi nơi người dân Việt Nam, có lẽ vì đó là điều mà tôi đã quan sát được từ thời thơ ấu ở quê hương mình: sự khiêm tốn và hăng say làm việc. Trong các cuộc tiếp xúc của mình, tôi đã nhận thấy năng khiếu làm việc sâu xa, không chỉ thủ công, mà còn mở rộng đến sự dấn thân trong tất cả những gì được thực hiện. Một đặc tính như thế có thể tạo ra sự tự phụ; trái lại, người Việt Nam luôn giữ một thái độ, dù tự hào, nhưng khiêm tốn và tôn trọng, có khả năng thích nghi với mọi hoàn cảnh, như cây tre uốn cong mà không gãy. Tại sao lời dẫn nhập như thế? Bởi vì tôi tin rằng tương lai mời gọi chúng ta cùng nhau theo đuổi trên một con đường, mà không có tự phụ hay vội vàng đạt được một mục tiêu khác, nhưng với sự sẵn sàng của người muốn làm việc để đạt tới điều tốt nhất. Hiệp định không chỉ là một mục tiêu, mà còn là một khởi đầu mới, dưới dấu hiệu của sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau.
——————————————–
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn: Vatican News)
Tags: Giáo-Hội-&-Nhà-Nước, Phanxicô-I, Tự-do-tôn-giáo
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- BAN BÁC ÁI HỘI DÒNG KHIẾT TÂM ĐỨC MẸ TRAO HỌC BỔNG CHO 57 HỌC SINH – SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO LẦN THỨ VIII (2024) : TRỞ THÀNH BẠN HỮU CỦA NGƯỜI NGHÈO
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN NĂM B: CHỐNG LẠI CÁM DỖ ĐẠO ĐỨC GIẢ
- Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC, BÀI HỌC CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỀ KIẾN THỨC BẰNG XƯƠNG BẰNG THỊT
- CHA ROBERTO PASOLINI, TÂN GIẢNG THUYẾT CỦA PHỦ GIÁO HOÀNG
- ĐỐI VỚI ĐỨC PHANXICÔ, HIẾN MÁU LÀ NGUỒN VUI VÀ BẰNG CHỨNG CỦA TÌNH YÊU
- ĐỐI VỚI TÒA THÁNH, NẠN PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC TRỰC TUYẾN ĐÒI HỎI MỘT QUY ĐỊNH MỚI
- ĐHY PAROLIN GỬI LỜI CHÚC TỐT ĐẸP NHẤT TỚI TRUMP VỀ CHIẾN THẮNG BẦU CỬ