HÌNH ẢNH VÀ BÀI GIẢNG LỄ CHÚA NHẬT PHỤC SINH 2014 TẠI GIÁO XỨ KIM LONG, HUẾ
Kính thưa Anh Chị Em,
Các trình thuật Phúc Âm liên quan đến cái chết, việc an táng và sự phục sinh của Chúa Giêu đều nói đến một cái gì đó có tính cách vội vả, khẩn trương. Cuộc hành hình Chúa Giêsu và hai tên trộm xảy ra trong ngày áp lễ Sabat nên người ta vội vả kết thúc mạng sống của các tử tội bằng cách đánh dập ống chân cho mau chết. Còn khi thấy Chúa Giêsu chết rồi thì họ đâm vào tim cho chắc ăn để hạ xác xuống đem chôn. Việc tẩm liệm và chôn cất Chúa Giêsu cũng vội vả, không kịp chuẩn bị đủ thuốc thơm cho chu đáo, khiến sáng sớm ngay sau ngày nghỉ lễ, lúc trời còn tối, bà Maria Mađalêna (và vài bà nữa) đã vội vã mang theo dầu thơm ra mồ ướp thêm cho xác Chúa. Và chính trong khung cảnh này, bà đột nhiên khám phá thấy tảng đá lấp cửa mồ đã được lăn sang một bên và xác Chúa không còn trong mộ nữa. Bà tức khắc vội vã chạy về báo tin cho Phêrô và Gioan. Hai ông cũng tức khắc vội vã chạy ra mộ.
Chạy là một phần tổng thể của đoạn Tin Mừng hôm nay: Maria Mađalêna chạy, Phêrô chạy, Gioan chạy, và Gioan chạy nhanh hơn Phêrô, đến mộ trước. Tình yêu dành cho Chúa tạo nên sức mạnh và ý thức khẩn trương. Những gì Mađalêna, Phêrô và Gioan đã thấy tại ngôi mộ có thể họ đã không được nhìn thấy nếu không khẩn trương chạy đến. Sự mau mắn là một dấu hiệu của tình yêu dành cho Chúa. Nếu chúng ta muốn trải nghiệm Chúa Kitô và sức mạnh phục sinh của Ngài, chúng ta cần phải có ý thức khẩn trương trong mối tương quan của chúng ta với Chúa. Chúng ta phải phấn đấu để gặp gỡ Ngài và hết lòng dâng mình phụng sự Ngài trong tha nhân ngay tại đây và lúc này, chứ không thể chờ đợi một thời điểm lý tưởng nào đó. Nếu chúng ta không yêu mến phụng sự Chúa Kitô ngay bây giờ, trong điều kiện hiện nay, thì có khi chẳng bao giờ chúng ta sẽ làm được việc đó.
Ngôi mộ trống của Chúa Giêsu là dấu hiệu chiến thắng trọn vẹn nhất của Chúa Giêsu trên tội lỗi và sự chết. Bà Maria Mađalêna, Ông Phêrô và Ông Gioan, tất cả đều nhìn thấy ngôi mộ trống. Nhưng đức tin giới hạn của họ cần thời gian để lớn lên, nhờ hoàn toàn chấp nhận món quà vĩ đại được trao ban cho họ, khi tận mắt chứng kiến các băng vải liệm và khăn che đầu, đồng thời nhớ lại lời Kinh Thánh rằng Chúa Giêsu phải chỗi dậy từ cõi chết. Khi tiếp cận mầu nhiệm Thiên Chúa, chúng ta cũng phải thổi bùng lên niềm tin của mình. Chỉ có một đức tin chân thành và quảng đại vào Chúa Kitô Phục Sinh mới có khả năng giúp chúng ta đối mặt với các hoàn cảnh của cuộc sống với hy vọng, tin tưởng và bình an tâm hồn.
Đức Tin bắt đầu với trải nghiệm giác quan, nhưng không dừng lại ở đó: Gioan, Phêrô và Mađalêna cuối cùng đã có một niềm tin không thể lay chuyển vào sự phục sinh của Chúa, đồng thời trở thành sứ giả và chứng nhân của Tin Mừng Phục Sinh. Nhưng trước hết họ cần nhìn thấy ngôi mộ trống và các khăn liệm. Có lẽ họ cũng cần nhìn thấy và đụng chạm vào Chúa Kitô phục sinh. Tất cả những cái đó có thể gây nên kinh ngạc, suy nghĩ, và cuối cùng nhận thức lớn lên dẫn tới niềm tin. Chúa cũng hoạt động cùng một cách trong cuộc sống của chúng ta. Trước hết là những kinh nghiệm sống của cuộc đời chúng ta: những mầu nhiệm chúng ta cử hành, những người chúng ta gặp gỡ, những hoàn cảnh chúng ta phải đối mặt, các sự kiện xảy ra hằng ngày khiến chúng ta kinh ngạc và suy tư về ý nghĩa của chúng, và rồi đức tin từ từ chớm nở và lớn lên mỗi ngày.
Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong buổi triều yết chung ngày 1/3/1989 đã nói: “Đây rõ ràng là bằng chứng hiển nhiên rằng sự phục sinh của Chúa Kitô là sự kiện lớn nhất trong lịch sử cứu độ, và chúng ta có thể nói là biến cố quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại, vì nó mang lại ý nghĩa quyết định cho thế giới. Toàn thể thế giới đều nhìn thấy Thập Giá, nhưng chỉ trong sự sống lại mà Thập giá đạt được ý nghĩa đầy đủ của Biến Cố cứu độ. Thập Giá và Phục Sinh cấu tạo nên mầu nhiệm vượt qua mà lịch sử thế giới tập trung vào. Do đó Phục Sinh là lễ trọng nhất của Giáo Hội. Mỗi năm Giáo Hội cử hành và làm mới lại Biến Cố này, được báo trước qua những lời tiên tri Cựu Ước, bắt đầu từ tiền Phúc Âm về ơn Cứu Độ, tất cả niềm hy vọng cánh chung và sự trông đợi hướng về lúc “viên mãn thời gian”, đều được thực hiện khi Nước Thiên Chúa dứt khoát đi vào lịch sử nhân loại để mang lại ơn cứu độ phổ quát”.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa biết làm thế nào để chuẩn bị cho các môn đệ của Chúa trải nghiệm được sự hiện diện của Chúa Phục Sinh cách sâu sắc và cảm nhận Chúa cách mật thiết. Hôm nay chúng con xin Chúa cho chúng con một niềm tin sâu sắc vào sự phục sinh của Chúa. Chúa là nguồn mọi sự sống, vì Chúa chính là sự sống. Sự phục sinh của Chúa mang lại cho chúng con hy vọng sẽ được sống lại từ cõi chết và vui mừng ở với Chúa mãi mãi trên trời. Cảm ơn Chúa đã hiện diện trong cuộc sống của chúng con. Chúng con yêu mến Chúa và muốn phụng sự Chúa với tất cả trái tim chúng con. Xin Chúa ban cho chúng con niềm vui nhìn thấy hy vọng của chúng con liên tục được quyền năng của Chúa trên tội lỗi và sự chết đốt sáng. Xin sức mạnh phục sinh của Chúa thắng vượt những yếu đuối nhân loại của chúng con. Xin cho tất cả các biến cố cuộc sống của chúng con chỉ cho chúng con sự thật này là Chúa đang sống giữa chúng con. Chúng con sẽ nhiệt tình thực hiện các phận vụ và trách nhiệm hằng ngày của chúng con trong sức mạnh và ân sủng phục sinh của Chúa. Amen.
Tags: Phục-sinh
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THƯ VỀ VIỆC ĐỔI MỚI NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ GIÁO HỘI
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO LẦN THỨ VIII (2024) : TRỞ THÀNH BẠN HỮU CỦA NGƯỜI NGHÈO
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN NĂM B: CHỐNG LẠI CÁM DỖ ĐẠO ĐỨC GIẢ
- Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC, BÀI HỌC CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỀ KIẾN THỨC BẰNG XƯƠNG BẰNG THỊT
- ĐỐI VỚI ĐỨC PHANXICÔ, HIẾN MÁU LÀ NGUỒN VUI VÀ BẰNG CHỨNG CỦA TÌNH YÊU
- NGƯỜI HÀNH HƯƠNG TRÚT BỎ NHỮNG GÌ THỪA THÃI VÀ TIẾN BƯỚC HƯỚNG TỚI NIỀM HY VỌNG
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 12. « CHÚA THÁNH THẦN CHUYỂN CẦU CHO CHÚNG TA ». CHÚA THÁNH THẦN VÀ KINH NGUYỆN KITÔ GIÁO