HỘI ĐỒNG CHÂU ÂU ÁP LỰC BA-LAN VÀ ÁI NHĨ LAN VỀ PHÁ THAI

Written by xbvn on Tháng Một 5th, 2013. Posted in Nguyễn Thế Bài, Thế Giới

Không một tín hữu Công giáo nào có thể nghĩ khác rằng những gì đang làm băng hoại các xã hội trên thế giới, chỉ là hậu quả của sự sa đoạ đạo đức luân lý, mà không do bàn tay đạo diễn của Satan. Lấy cái nê “tự do”, những thế lực xấu xa dưới sự chỉ huy của Satan đã tấn công quyết liệt vào sự sống con người, tự cho hoặc đòi hỏi “quyền” định đoạt sự sống của những người vô tội,của những người vô phương tự vệ, nghĩa là muốn ĐOẠT QUYỀN CỦA THIÊN CHÚA, Đấng duy nhất có quyền ban phát và lấy đi sự sống. Để đạt được mục tiêu ấy, Satan và các thế lực xấu xa không nề hà và rất trắng trợn dùng những phương pháp, những biện pháp đê hèn và quỷ quyệt nhất – vế chính trị và nhất là về kinh tế – để ép các quốc gia phải nghe theo ý kiến của mình. Trong thời gian gần đây, chúng ta thấy một loạt các quốc gia mà đa số là Công giáo đã dần dà ngã gục trước cám dỗ hoặc đe doạ áp lực : các nước Nam Mỹ, Phi Luật Tân và trong bài phân tích sau đây của Gregor Puppinck, chúng ta thấy sự tinh vi xảo quyệt của Hội đồng Châu Âu trong việc áp đặt luật nạo phá thai lên hai quốc gia Công giáo kiên định nhất : ÁI NHĨ LAN và BA LAN.

HỘI ĐỒNG CHÂU ÂU ÁP LỰC BA-LAN VÀ ÁI NHĨ LAN VỀ PHÁ THAI (IVG*)

Grégor Puppinck, giám đốc trung tâm Âu châu về quyền vá công lý (ECLJ), phân tích sự ngã về đang diễn ra ở Ba Lan và Ái Nhĩ Lan, nơi nạo phá thai bị cấm, nhưng là nơi Hội đồng Châu Âu và các nhóm áp lực khác đang tìm cách áp đặt nạo phá thai “bằng việc sử dụng con đường vành đai những bó buộc về thủ tục vốn bảo đảm, không phải quyền (vật chất) nạo phá thai, mà là quyền (về thủ tục) để biết liệu người ra có quyền nại đến quyền nầy chăng”.

Với ECLJ, “việc đóng khung nạo phá thai dần dần tuột khỏi nhà lập pháp và thầy thuốc” trong những quốc gia nầy “biểu tượng sự kháng cự lại với việc nạo phá thai” ở Châu Âu.

“ Tại sao một áp lực như thế lên Ba Lan và Ái Nhĩ Lan,trong khi hai quốc gia nầy được xếp trong các quốc gia tốt nhất thế giới trong việc chăm sóc sức khoẻ các bà mẹ, bỏ xa nước Pháp và Hoa Kỳ?”.Gregor Puppinck tự hỏi và giải thích rằng “nạo phá thai xác định một cách sâu xa nền văn hóa : việc hợp pháp hoá nó có giá trị cùa nghi thức thông qua trong thời hậu hiện đại, bởi vì nó ngụ ý sự thống trị cuả ý chí cá nhân trên sự sống, sự thống trị của tính khách quan trên tính chủ quan”.

Tuy vậy – ông nhấn mạnh – “tiến trình nầy là không thể tránh khỏi. Nó tuỳ thuộc vào sức mạnh ý chí chính trị của các chính phủ Ái Nhĩ Lan và Ba Lan vốn có thể nhắc lại mạnh mẽ vơi Hội đồng Châu Âu rằng đất nước họ không chấp nhận hợp pháp hoá nạo phá thai bằng việc thông qua công ước Châu Âu về quyền con người”.

HỘI ĐỒNG CHÂU ÂU ÁP ĐẶT NẠO PHÁ THAI VỚI ÁI NHĨ LAN VÀ BA LAN NHƯ THẾ NÀO?

Làm sao một quốc gia đã ba lần từ chối nạo phá thai qua trưng cầu dân ý, lại để bị áp đặt việc hợp pháp hoá nạo phá thai nhân danh một Công ước vốn nội dung không nói gì về quyền nạo phá thai…

Ở Châu Âu, Ái Nhĩ Lan tượng trưng cho sự kháng cự lại nạo phá thai; nhưng sắp gục ngã dưới áp lực liên hợp của HĐ Châu Âu và các nhóm áp lực. Dân Ái Nhĩ Lan luôn kiên cường chống lại nạo phá thai: qua trưng cầu dân ý, đã ba lần họ từ chối hợp pháp hoá nạo phá thai và đã chấp thuận việc bảo vệ bằng Hiến pháp sự sống của trẻ sắp sinh ngang với sự sống của người mẹ nó. Nạo phá thai vì vậy luôn bị cấm, trừ khi được các thầy thuốc xét thấy là hoàn toàn cần thiết đề cứu sinh mạng của người mẹ.

Vậy mà, HĐ Châu Âu nằm ở tâm một chiến dịch nhắm tới việc áp đặt “từ trên cao” nạo phá thai với một dân tộc đả ba lần từ chối nó “từ dưới thấp” trong các cuộc trưng cầu dân ý vào các năm 1983, 1992, 2002.

Nên nói rõ rằng HĐ Châu Âu được lập ra để bảo vệ dân chủ và nhân quyền. Toà án châu Âu về nhân quyền là thành phần của HĐ Châu Âu : vai trò của nó là canh chừng các quốc gia tôn trọng các quyền con người và các tự do bằng Công ước Châu Âu về quyền con người. Các quốc gia bị lên án phải tuân theo các quyết định do Toà án nầy đưa ra ngược với họ; họ có được một sự tự do để chọn lựa các phương thế thực hiện mục đích nầy. Việc thi hành các quyết định được thực hiện dưới sự giám sát chính trị của HĐ Bộ trưởng, nghĩa là các đại sứ của 47 quốc gia thành viên.

Ngày 16/12/2010, trong vụ việc A.B. và C chống lại Ái Nhĩ Lan, trong khi nội dung Công Ước không có quyền nạo phá thai, Toà Án Châu Âu đã lên án Ái Nhĩ Lan với lý do quy định của nó về nạo phá thai không rõ ràng,vì đã không cho phép một phụ nữ có thai muốn nạo phá đi được biết mình có thể được hưởng sự miễn trừ lệnh cấm nạo phá thai hay không. Người phụ nữ nầy, trước đây đã bị ung thư, lo sợ rằng việc mang thai làm hại sức khoẻ của mình. Cho rằng mình sẽ không đạt được khả năng nạo phá thai với các thầy thuốc ở Ái Nhĩ Lan, người phụ nữ đã đi nạo phá thai ở Anh.

Vụ việc A.B. và C chống lại Ái nhĩ Lan nầy là hệ thống luật pháp làm tham chiếu cho một loạt vụ việc chống lại Ái Nhĩ Lan và Ba Lan,trong đó các phụ nữ phàn nàn về việc không thể nạo phá thai mà lý do đáng kể nhất là bị các thầy thuốc từ chối. Những vụ việc nầy là kết quả sự đối đầu giữa cách tiếp cận của người phụ nữ yêu cầu việc nạo phá thai như thể đó là một quyền cá nhân và cách tiếp cận của các thầy thuốc và của Nhà nước đưa ra các điều kiện để được nạo phá thai với những tiêu chuẩn khách quan liên quan đáng kể đến sự sống và sức khoẻ của bà mẹ.

Trong các vụ việc nầy, Toà Án đã thử cho sự biểu đạt và tôn trọng tự do của người phụ nữ một chỗ lớn hơn, mà không va chạm trực diện quyền của Nhà nước bắt nạo phá thai phải theo những điều kiện khắt khe. Để đạt mục đích nầy, Tòa Án đã phán quyết rằng kể từ lúc nhà nước quyết định cho phép nạo phá thai ngay theo danh nghĩa ngoại lệ, thì nó cũng phải thành lập một khung pháp lý chính xác và một thủ tục pháp lý đáng tin cậy cho phép các phụ nữ thực hành một cách có hiệu quả “quyền” nạo phá thai của họ. Như vậy, không phải nạo phá thai bị áp đặt trực diện với Ái Nhĩ Lan và Ba Lan, mà là bằng việc sử dụng đường vành đai các bó buốc về thủ tục pháp lý vốn bảo đảm, không phải quyền (cụ thể) được nạo phá thai, mà là quyền (về thủ tục pháp lý) được biết liệu người ta có cái quyền viện đến nó chăng. Cách tiếp cận theo thủ tục pháp lý nầy chỉ là nhắm buộc Ái Nhĩ Lan phải “làm sáng tỏ” những điều kiện cụ thể để tiếp cận được nạo phá thai.Thực chất điều đó sẽ còn đi xa hơn rất nhiều. Kết quả nầy đạt được khi vẫn công nhận thiếu vắng quyền nạo phá thai ngay trong Công ước Châu Âu về nhân quyền và không cần thiết cho Tòa Án để lên tiếng về lệnh cấm về trên nguyên tắc việc nạo phá thai trong luật Ái Nhĩ Lan. Để áp đặt bổn phận thủ tụ pháp lý nầy, chỉ cần khẳng định, trên căn bản sự ngoại lệ của lệnh cấm trong trường hợp nguy hiểm với sinh mạng thai phụ, để có được một quyền nạo phá thai và quyền nầy đi vào trong trường Công Ước.

Để thi hành những quyết định nầy, như Tòa Án khuyến cáo (mà khuyến cáo này ít ra không mang tính cưỡng ép), Ái Nhĩ Lan và Ba Lan sẽ thiết lập một cơ chế có tính quyết định để các phụ nữ muốn nạo phá thai có thể nói chuyện. Ái Nhĩ Lan hẳn sẽ theo gương Ba Lan. Nước nầy, để thi hành quyết định Tysiac.c.Balan (số 5410/03) ngày 20/02/2007, đã khởi sự thành lập một “uỷ ban chuyên gia” được giao cho việc quyết định từng trường hợp xem đã hội đủ các điều kiện pháp lý để thực hành một vụ nạo phá thai. Uỷ ban nầy sẽ nhất thiết giải thích các điều kiện nầy và sẽ làm cho chúng tiến hoá. Việc tạo nên uỷ ban nầy là dứt khoát và là đối tượng những tranh luận trong HĐ Châu Âu “ các tổ chức đấu tranh vì quyền nạo phá thai mong muốn giảm tỷ lệ thầy thuốc để có lợi cho các thành viên từ những nghề nghiệp khác (hiệp hội, luật gia,vv…). Yêu cầu nầy đã bị thay bởi Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về quyền y tế vốn ủng hộ ý kiến rằng “một uỷ ban được cấu thành chỉ toàn các người làm nghề y bộc lộ một khuyết điểm về cơ cấu làm hại cho sự vô tư của nó”. Vấn đề nầy quan trọng vì các thầy thuốc có một phương pháp tiếp cận khoa học, khách quan và cụ thể về các nguyên nhân có thể biện minh cuối cùng cho nạo phá thai; ngược lại các luật gia và các tổ chức chính trị xem xét nạo phá thai dưới góc độ trừu tượng những tự do cá thể. Xuyên qua cuộc tranh luận về cấu tạo thành phần các uỷ ban nầy, có vai trò của sự định nghĩa bản chất của nạo phá thai,được xem xét hoặc từ một khía cạnh cụ thể và y học,hoặc từ khía cạng trừu tượng như là một sự tự do cá nhân. Nếu nạo phá thai là một quyền tự do, thì việc thực hiện nó lúc ấy sẽ không tránh khỏi vấp phải các thầy thuốc, mà quyền quyết định được hiểu như là một cản trở bất hợp lệ. Sự mâu thuẫn nầy càng mạnh khi mà thày thuốc nêu tự do lương tâm của mình ra để từ chối thực hiện một vụ nạo phá thai.

Ngoài ra việc giao cho một uỷ ban quyết định cho phép một vụ nạo phá thai làm cho quyết định nầy có tính tập thể, là điều dẫn tới hậu quả huỷ bỏ trách nhiệm về mặt đạo đức và pháp lý của định nầy trên tập thể uỷ ban nầy.

Các quyết định từ chối của uỷ ban nầy sẽ phải nhanh chóng và được viết ra để có thể tranh cãi ở toà. Như vậy, quyết định tối hậu cho phép nạo phá thai sẽ không còn thuộc về các thầy thuốc và cũng không còn thuộc về “uỷ ban chuyên gia” nữa, mà thuộc về quan toà, người sẽ giải trình các tiêu chuẩn để tiếp cận nạo phá thai. Cho tới nay, chưa có một thủ tục pháp lý nào được tiên liệu để tranh tụng trước toà về các quyết địng cho phép một vụ nạo phá thai, mà chỉ xem xét duy nhất vụ kiện về một quyết định từ chối. Đứa trẻ sẽ sinh ra sẽ có được một luật sư ở trong uỷ ban nầy không? Cơ chế có quyền quyết định nầy không tiên liệu bất cứ một rào chắn nào chống lại nguy cơ giải thích lạm dụng các điều kiện pháp lý để tiếp cận nạo phá thai; tuy vậy các áp lực theo chiều hướng nầy sẽ hết sức mạnh mẽ, nhất là từ phía các toà án Châu Âu và quốc tế.

Như vậy, quyền tối thượng giải thích các điều kiện để có được nạo phá thai sẽ dần dà chuyển sang quyền pháp lý và rút cuộc chuyển giao cho Toà Châu Âu về nhân quyền. Với một cơ chế như vậy, Toà Án Châu Âu sẽ mau chóng có căn cứ luật pháp vững vàng để chống lại các quyết định từ chối do các ủ ban nầy đưa ra. Lúc ấy sẽ là một dịp mới cho toà án châu Âu để đẩy nhanh quyền nạo phá thai ở Ái Nhĩ Lan.

Cuối cùng, việc đóng khung nạo phá thai dần dà vuột khỏi nhà lập pháp và thầy thuốc.Nói về nhà lập pháp, quyết định trên nguyên tắc cho hay không cho phép nạo phá thai thật sự không còn cao nhất nữa, bởi vì chỉ cần Toà án châu Âu tuyên bố rằng có “một quyền nạo phá thai” ở Ái Nhĩ Lan để lời khẳng định nầy được áp đặt như là một cách lý giải mới đích thực của Hiến pháp Ái Nhĩ Lan. Về phần thầy thuốc, quyền lực của họ sắp được chuyên giao cho các quan toà bảo đảm việc tôn trọng các quyền con người.

Trong hội nghị ngày 06/12/2012, các đại biểu ở uỷ ban các bộ trưởng đã mời gọi Ái Nhĩ Lan đáp lại vấn đề “sự cấm đoán chung về nạo phá thai trong luật hình sự”,vì sự cấm cản nầy cấu thành “một yếu tố có tính cách can gián mạnh mẽ đối với các phụ nữ và các thây thuốc vì lý do có nguy cơ kết án hình sự  Việc kiểm tra xem xét sự đồng ý thi hành vấn đề nầy sẽ được tiêp tục về sau trong hội nghị tháng 03/2013.

Một câu hỏi đặt ra : tại sao một áp lực như thế lên Ái Nhĩ Lan và Ba Lan,trong khi hai quốc gia nầy được xếp vào những nước tốt nhất thế giới trong việc chăm sóc sức khoẻ thai phụ, bỏ xa cả Pháp lẫn Hoa Kỳ? Tại sao chuyển giao cho quan toà trách nhiệm của thầy thuốc, trong khi việc đánh giá sự cần thiết về mặt y khoa một vụ nạo phá thai thuộc thẩm quyền chuyên môn khoa học của người thầy thuốc? Đâu là nguyên nhân sự hối thúc cấp bách hợp pháp hoá nạo phá thai? Tại sao uỷ ban các bộ trưởng lại xếp hạng việc theo dõi các vấn đề nầy vào “ưu tiên”,trong khi còn co biết bao vấn đề nghiêm trọng về tra tấn,thủ tiêu và ám sát thì bị xử lý chậm như rùa? Hằn là vì nạo phá thai xác định một cách sâu xa nền văn hoá nầy: việc hợp pháp hoá nó có giá trị như nghi thức để bước sang thời hậu hiện đại,vì nó bao hàm ý nghĩa sự thống trị của ý chí cá nhân trên sự sống,của tính chủ quan trên tính khách quan.

Tiến trình nầy lhông phải là không thể tránh được. Nó tuỳ thuộc vào sức mạnh ý chí chính trị của các chính phủ Ái nhĩ Lan và Ba Lan,để có thể nhắc nhở cho Hội Đồng Châu Âu rằng không bao giờ đất nước họ chấp nhận hợp pháp hoá nạo phá thai bằng việc thông qua Công ước Châu Âu về quyền con người.

Gregor Puppinck,

Phân tích của trung Tâm Châu Âu về quyền và luật pháp

—————–

(*) IVG : L’interruption volontaire de grossesse

Tags:

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Một 2024
H B T N S B C
« Th10    
  1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30