HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN : XU HƯỚNG TÍNH DỤC VÀ CĂN TÍNH GIỚI TÍNH

Written by xbvn on Tháng Mười Hai 8th, 2012. Posted in Luân lý, Phái tính, Thế Giới, Tý Linh

« Xu hướng tính dục » và « căn tính giới tính » đã trở thành đối tượng của một Nghị quyết không bó buộc của Hội đồng nhân quyền. Jane Adolphe, giáo sư luật học cộng tác ở Trường Luật Ave Maria, ở Florida, bàn đến những thách đố của quyết định này.

Các thuật ngữ không rõ nghĩa « xu hướng tính dục » (orientation sexuelle) và « căn tính giới tính » (identité de genre) không thuộc về một ngôn ngữ được luật quốc tế liên quan đến nhân quyền nhìn nhận. Các thuật ngữ này không rõ nghĩa, mơ hồ và rất chủ quan. Do đó, chúng vi phạm nguyên tắc « an toàn pháp lý ». Khi một mặt nhìn nhận sự khác biệt chủ yếu giữa các ước muốn, các tình cảm, các tư tưởng và các khuynh hướng, và mặt khác cách hành xử, thì những ước muốn, những tình cảm, những tư tưởng và những khuynh hướng vẫn « praeter jus » (ở bên ngoài luật). Như thế, chúng đã không được nhìn nhận như là thuộc về luật quốc tế thường thấy, về những nguyên tắc chung của luật pháp hay về luật của các hiệp ước.

Bất chấp sự đối lập của nhiều Nhà Nước thành viên của Liên Hiệp Quốc, « xu hướng tính dục » và  « căn tính giới tính » đã trở thành đối tượng của một Nghị quyết không bó buộc của Hội đồng nhân quyền. Nghị quyết đã truyền cho Ủy ban nhân quyền của LHQ một nghiên cứu « báo cáo những luật và những thực hành phân biệt kỳ thị cũng như những hành vi bạo lực chống lại người khác vì xu hướng tính dục và căn tính giới tính của họ » (A/HRC/RES/17/19, 14.7.2011).

Nghị quyết của Hội đồng nhân quyền cũng đã dự kiến một cuộc họp-tranh luận sẽ được tổ chức trong khóa họp thứ 19 để thông báo cho các Nhà Nước thành viên « về những thông tin được chứng thực » của bản báo cáo của Ủy ban nhân quyền và « có một cuộc thảo luận có tính xây dựng, được làm sáng tỏ và minh bạch » (A/HRC/RES/17/19, 14.7.2011) .

Các Nhà Nước sau đây đã lên tiếng phản đối Nghị quyết : Pakistan đã nhấn mạnh nỗi lo sợ của mình rằng sự chọn lựa của Hội đồng nhân quyền để thảo luận những khái niệm gây tranh cải không hề có nền tảng nào trong luật quốc tế và những chuẩn mực quốc tế về nhân quyền. Nigiêria cho rằng hơn 90% các nước Châu Phi đã không ủng hộ Nghị quyết, và những khái niệm mới đã được áp đặt cho các nước. Bahreïn lên án mưu toan bàn về những vấn đề gây tranh cãi trên cơ sở những quyết định cá nhân mà không làm nên các quyền căn bản của con người. Bengladesh lưu ý sự vắng mặt của mọi nền tảng pháp lý của Nghị quyết nơi các văn bản về nhân quyền, và bày tỏ sự rụng rời của mình trước việc nhấn mạnh đến cá lợi ích tính dục cá nhân. Qatar đã khẳng định rằng Nghị quyết cho thấy sự thiếu tôn trọng đối với tính đa dạng văn hóa, sự tự do tôn giáo, và trách nhiệm của các Nhà Nước duy trì trật tự công cộng và luân lý (khoản 29 của Tuyên ngôn Nhân Quyền của LHQ). Mauritanie nhấn mạnh rằng đối tượng của Nghị quyết nằm bên ngoài phạm vi áp dụng luật quốc tế.

(còn tiếp)

Tý Linh

Theo ZENIT

Tags:

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Hai 2024
H B T N S B C
« Th11    
  1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31