HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN : XU HƯỚNG TÍNH DỤC VÀ CĂN TÍNH GIỚI TÍNH
« Xu hướng tính dục » và « căn tính giới tính » đã trở thành đối tượng của một Nghị quyết không bó buộc của Hội đồng nhân quyền. Jane Adolphe, giáo sư luật học cộng tác ở Trường Luật Ave Maria, ở Florida, bàn đến những thách đố của quyết định này.
Các thuật ngữ không rõ nghĩa « xu hướng tính dục » (orientation sexuelle) và « căn tính giới tính » (identité de genre) không thuộc về một ngôn ngữ được luật quốc tế liên quan đến nhân quyền nhìn nhận. Các thuật ngữ này không rõ nghĩa, mơ hồ và rất chủ quan. Do đó, chúng vi phạm nguyên tắc « an toàn pháp lý ». Khi một mặt nhìn nhận sự khác biệt chủ yếu giữa các ước muốn, các tình cảm, các tư tưởng và các khuynh hướng, và mặt khác cách hành xử, thì những ước muốn, những tình cảm, những tư tưởng và những khuynh hướng vẫn « praeter jus » (ở bên ngoài luật). Như thế, chúng đã không được nhìn nhận như là thuộc về luật quốc tế thường thấy, về những nguyên tắc chung của luật pháp hay về luật của các hiệp ước.
Bất chấp sự đối lập của nhiều Nhà Nước thành viên của Liên Hiệp Quốc, « xu hướng tính dục » và « căn tính giới tính » đã trở thành đối tượng của một Nghị quyết không bó buộc của Hội đồng nhân quyền. Nghị quyết đã truyền cho Ủy ban nhân quyền của LHQ một nghiên cứu « báo cáo những luật và những thực hành phân biệt kỳ thị cũng như những hành vi bạo lực chống lại người khác vì xu hướng tính dục và căn tính giới tính của họ » (A/HRC/RES/17/19, 14.7.2011).
Nghị quyết của Hội đồng nhân quyền cũng đã dự kiến một cuộc họp-tranh luận sẽ được tổ chức trong khóa họp thứ 19 để thông báo cho các Nhà Nước thành viên « về những thông tin được chứng thực » của bản báo cáo của Ủy ban nhân quyền và « có một cuộc thảo luận có tính xây dựng, được làm sáng tỏ và minh bạch » (A/HRC/RES/17/19, 14.7.2011) .
Các Nhà Nước sau đây đã lên tiếng phản đối Nghị quyết : Pakistan đã nhấn mạnh nỗi lo sợ của mình rằng sự chọn lựa của Hội đồng nhân quyền để thảo luận những khái niệm gây tranh cải không hề có nền tảng nào trong luật quốc tế và những chuẩn mực quốc tế về nhân quyền. Nigiêria cho rằng hơn 90% các nước Châu Phi đã không ủng hộ Nghị quyết, và những khái niệm mới đã được áp đặt cho các nước. Bahreïn lên án mưu toan bàn về những vấn đề gây tranh cãi trên cơ sở những quyết định cá nhân mà không làm nên các quyền căn bản của con người. Bengladesh lưu ý sự vắng mặt của mọi nền tảng pháp lý của Nghị quyết nơi các văn bản về nhân quyền, và bày tỏ sự rụng rời của mình trước việc nhấn mạnh đến cá lợi ích tính dục cá nhân. Qatar đã khẳng định rằng Nghị quyết cho thấy sự thiếu tôn trọng đối với tính đa dạng văn hóa, sự tự do tôn giáo, và trách nhiệm của các Nhà Nước duy trì trật tự công cộng và luân lý (khoản 29 của Tuyên ngôn Nhân Quyền của LHQ). Mauritanie nhấn mạnh rằng đối tượng của Nghị quyết nằm bên ngoài phạm vi áp dụng luật quốc tế.
(còn tiếp)
Tý Linh
Theo ZENIT
Tags: Nhân quyền
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- CHA TRYPHON BONGA, TÂN BỀ TRÊN GIÁM TỈNH CỦA CÁC LINH MỤC XUÂN BÍCH TỈNH PHÁP
- ĐỨC PHANXICÔ BỊ CƠN ĐAU HÔ HẤP VÀO BUỔI SÁNG
- ĐHY PAROLIN LẤY LÀM TIẾC TRƯỚC “SỰ SUY ĐOÁN VÔ ÍCH” VỀ VIỆC TỪ CHỨC CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG
- GIÁO THUYẾT CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO CÓ PHẢI LÀ BẤT BIẾN KHÔNG?
- ĐỨC PHANXICÔ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ, NHƯNG VẪN CÒN NGUY HIỂM
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐỠ HƠN
- BỆNH VIÊM PHỔI HAI BÊN, CĂN BỆNH MÀ ĐỨC PHANXICÔ MẮC PHẢI LÀ GÌ?
- ĐỨC PHANXICÔ VẪN VUI VẺ BẤT CHẤP BỊ VIÊM PHỔI CẢ HAI BÊN
- “ORDO AMORIS” LÀ GÌ?
- J.D. VANCE TRÁI NGƯỢC VỚI ĐỨC PHANXICÔ: “LIỆU TRẬT TỰ CỦA TÌNH YÊU CÓ BIỆN MINH CHO VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHÔNG?”
- NĂM THÁNH CỦA CÁC NGHỆ SĨ VÀ THẾ GIỚI VĂN HOÁ: BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
- ANNE LÉCU: “CÀNG QUAN TÂM ĐẾN THÁNH KINH, CHÚNG TA CÀNG QUAN TÂM ĐẾN CON NGƯỜI”
- KHỔ HÌNH KHỦNG KHIẾP CỦA THÁNH NỮ APOLLINA
- ĐHY PAROLIN PHẢN ĐỐI VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI PALESTINE KHỎI GAZA
- THÁNH KINH THỰC SỰ NÓI GÌ VỀ TIẾNG CƯỜI?
- THÁNH KINH: LOẠT VIDEO CHỐNG LẠI NHỮNG LỐI GIẢI THÍCH SAI LẠC
- 350 GIÁO SĨ DO THÁI LÊN TIẾNG PHẢN ĐỐI VIỆC “THANH LỌC SẮC TỘC” Ở GAZA
- ĐỨC PHANXICÔ NHẬP VIỆN Ở RÔMA VÌ BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN
- TẠI SAO GIÁO HỘI CAN THIỆP VÀO VẤN ĐỀ XÃ HỘI?
- MỸ: CÁC HỆ PHÁI KITÔ VÀ CÁC TỔ CHỨC DO THÁI PHẢN ĐỐI VIỆC BẮT GIỮ NGƯỜI DI CƯ