HỘI NGHỊ CHUYÊN ĐỀ VỀ BÍ TÍCH SÁM HỐI : LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA XUYÊN QUA LỊCH SỬ
Hội nghị chuyên đề sẽ diễn ra ở Tòa Chưởng Ấn ngày 21-22/10/2021 về chủ đề : « Bí tích Sám hối và Tòa Xá giải giữa các cuộc cách mạng và khôi phục (1789-1903) ». Do đó, « thế kỷ XIX lâu dài » sẽ là trọng tâm của cuộc tranh luận theo qua điểm lịch sử và tâm linh. Đối với Đức Ông Krzysztof Nykiel, nhiếp chính Tòa Xá giải, « có một nhu cầu về bí tích hòa giải để một lần nữa làm sống lại vẻ đẹp và tầm quan trọng của nó ».
Thần học, hành động, lòng đạo và pháp luật : có những lối tiếp cận khác nhau trong đó, trong hai ngày hội nghị chuyên đề lần thứ VII được tổ chức bởi Tòa Xá giải tối cao, bí tích của lòng thương xót và chức năng của Giáo triều được Đức Giáo hoàng muốn từ thế kỷ XII, với những thẩm quyền về tòa trong và tòa ngoài, sẽ được thảo luận. Sự nhấn mạnh lịch sử sẽ nằm ở « thế kỷ XIX lâu dài » giữa cuộc Cách mạng và sự Khôi phục (1789-1903), bằng cách trình bày về các mối tương quan ở Giáo triều và với Giáo hội thời đó, nhưng còn về sự so sánh với các chính phủ và với các đòi hỏi của thế giới hiện đại.
Đức Ông Krzysztof Nykiel giải thích : điều đặc biệt thú vị, ngoài các đóng góp chuyên môn, đó là không gian dành cho chủ đề sám hối theo quan điểm nghệ thuật, và, đối với cơ hội này, lần đầu tiên, việc mở ra những gì chúng ta gọi là « Kho lưu trữ của thần học gia », một nguồn quý giá để tái tạo, thông qua các văn kiên mà nó chứa đựng, bầu khí văn hóa và mạng lưới quan hệ bên trong Giáo triều trong một viễn cảnh cho đến nay vẫn còn mới mẻ.
Vatican News : Kính thưa Đức Ông Nykiel, đâu là những mục tiêu của hội nghị chuyên đề được tổ chức bởi Tòa Xá giải tối cao ?
Đức Ông Nykiel : Hội nghị chuyên đề diễn ra ngày mai và ngày mốt sẽ đề nghị khám phá hai chủ đề về bí tích Sám hối và Tòa Xá giải tối cao trong giai đoạn giữa cuộc Cách mạng Pháp (1789) và cái chết của Đức Lêô XIII (1903), một giai đoạn được ghi dấu – như chúng tôi đã chọn đưa nó vào tựa đề của sự kiện – bởi các cuộc cách mạng và khôi phục, những thay đổi liên tục, những lần quay lại đằng sau và những canh tân, trên bình diện và xã hội cũng như bình diện Giáo hội.
Các tham luận viên được mời sẽ đề cập các chủ đề này theo một lối tiếp cận xuyên ngành, từ các viễn cảnh lịch sử thần học và thực hành bí tích, về lòng đạo, pháp luật…Trong số các tham luận viên, vào cuối ngày đầu tiên, sẽ có bài tham luận gồm hai phần của Đức cha Frisina, mà tất cả chúng ta đều biết, và của tiến sĩ Breda, công chức của Bảo tàng Vatican, người sẽ hướng dẫn các tham dự viên vào một hành trình bất thường về tội lỗi, lòng thương xót và sự hòa giải thông qua nghệ thuật của thế kỷ XIX.
Dù thế nào đi nữa, tôi muốn nhấn mạnh rằng bằng cách thúc đẩy các sáng kiến nhằm đào sâu lịch sử của bí tích Sám hối và của chính Tòa Xá giải, Bộ của chúng tôi, được Đức Thánh Cha định nghĩa như là Tòa án của Lòng thương xót, mong muốn tập trung vào bí tích Giải tội, qua đó kênh lòng thương xót của Thiên Chúa chảy đến với tất cả chúng ta, những người bị tội lỗi làm cho tổn thương. Đó không chỉ là nhớ về một quá khứ không còn tồn tại nữa, nhưng qua những suy tư về quá khứ, tận dụng cơ hội này để một lần nữa làm sống lại vẻ đẹp và tầm quan trọng của bí tích này trong đời sống của các tín hữu mà, như Đức Thánh Cha Phanxicô liên lỉ nhắc nhở, ngay cả giữa những khiếm khuyết và vấp ngã không thể tránh khỏi, vẫn tiếp tục tiến tới trên con đường dẫn đến ơn cứu độ (x. Tông huấn Gaudete et exsultate, số 3). Vai trò và vẻ đẹp của bí tích của lòng thương xót, trong sự năng động vấp ngã và hòa giải, là rõ ràng hơn cả.
Vatican News : Đâu là những thay đổi quan trọng nhất của các hình thức sám hối vào thế kỷ XIX ?
Đức Ông Nykiel : Thế kỷ XIX được đánh dấu bởi sự vượt qua chủ nghĩa luân lý nhiệm nhặt Janséniste, rất phổ biến vào thế kỷ XVIII, và bởi sự chiến thắng của thần học luân lý của thánh Anphongsô Maria Liguori, quân bình hơn và quan tâm hơn đến những nhu cầu cụ thể của các hối nhân. Vị đại thánh vùng Napoli, được phong thánh qua thế kỷ và tiếp đến được Đức Piô XII tuyên bố làm bổn mạng của tất cả các cha giải tội, là điểm quy chiếu không thể tranh cãi cho tất cả các linh mục đang thực thi thừa tác vụ của mình ở tòa giải tội. Nhưng thế kỷ XIX cũng là thế kỷ nảy sinh những vấn đề mới, mà các cha giải tội được mời gọi giải quyết bằng cách liệt kê các nguyên tắc của chuẩn mực trong thực hành. Chúng ta nghĩ đến các vấn đề gắn liền với luân lý hôn nhân, nhưng còn với tất cả các vấn đề mà ngày nay chúng ta sẽ gọi là học thuyết xã hội được gắn liền với những mối tương quan của người Công giáo với các xã hội hiện đại, thường thấm nhiễm tinh thần tự do và bài giáo sĩ.
Vatican News : Một khóa họp của hội nghị chuyên đề sẽ được dành cho việc mở kho sách « Kho lưu trữ của thần học gia » : cần phải giữ lại điều gì từ những tài liệu này ?
Đức Ông Nykiel : « Kho lưu trữ của thần học gia » chứa đựng những ước nguyện, tức là những ý kiến được viết bởi các chuyên gia tư vấn thần học của Tòa Xá giải qua các thế kỷ. Quả thật, thần học gia có trách nhiệm về việc nghiên cứu và giải quyết tất cả các trường hợp xảy đến với Tòa Xá giải và biểu lộ những khó khăn đặc biệt hay đỏi hỏi một sự xem xét sâu xa hơn.
Vào năm 2019, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cho phép mở ra cho việc tham khảo phần tài liệu phức tạp quan trọng này, cho đến lúc đó hoàn toàn bị loại trừ khỏi việc nghiên cứu khoa học, liên quan đến các vấn đề thần học và pháp lý được bàn luận trên một bình diện thuần túy tổng quát, chứ không liên quan đến những nố lương tâm đặc thù, vốn luôn được bảo vệ bởi ấn tín của bí tích. Việc nghiên cứu các văn kiện này sẽ cho phép nắm bắt không chỉ các định hướng của các thần học gia cá nhân hay của chính Tòa Xá giải, nhưng còn bầu khí văn hóa và mạng lưới các mối tương quan trong Giáo triều trong một viễn cảnh cho đến lúc đó còn mới mẻ.
Vatican News : Qua nhiều thế kỷ, đâu là những thay đổi thể chế quan trọng nhất trong Tòa Xá giải tối cao ?
Đức Ông Nykiel : Tôi xin nhắc lại cách vắn tắt rằng Tòa Xá giải tối cao đã được thành lập như một văn phòng của Giáo triều trong suốt thế kỷ XIII để giúp đỡ cho công việc của Đức Hồng y Trưởng Tòa Xá giải, mà Đức Giáo hoàng đã ủy nhiệm việc ban hành các việc xá giải và miễn chuẩn ở tòa trong cũng như tòa ngoài từ thế kỷ XII. Sau khi liên tục gia tăng thẩm quyền của mình vào cuối các thế kỷ thời Trung Cổ, Đức Giáo hoàng Piô V đã ra sắc lệnh vào năm 1569 cải tổ mạnh mẽ nhân sự và quyền hạn của Tòa Xá giải, giảm bớt quyền tài phán của nó gần như chỉ còn ở tòa trong.
Cấu trúc thể chế được Đức Piô V trao cho vào thế kỷ XVI và tiếp đến được xác nhận, với một vài điểm cập nhật, bởi Đức Bênêđíctô XIV vào thế kỷ XVIII, ít nhiều giống với cấu trúc vẫn còn hiệu lực ở thế kỷ XIX. Tuy nhiên, với tính đặc thù mà trong giai đoạn cấp bách, như trong những năm Napoléon chiếm đóng thành Rôma (1809-1814) hay trong những giai đoạn kịch tính nhất của cuộc xung đột giữa Đức Piô IX và Victor Emmanuel II, vốn đã dấn đến việc thành lập Vương quốc Ý và kết thúc quyền lực trần thế của các Đức Giáo hoàng, Tòa Xá giải đã đóng một vai trò hàng đầu trong cấu trúc của Giáo triều, hầu như vượt quá, theo một nghĩa nào đó, nhiệm vụ thể chế của Tòa án tòa trong của nó.
Một số bài tham luận của những ngày tới rõ ràng sẽ làm nổi bật tầm quan trọng của Tòa Xá giải trong việc giải quyết các vấn đề này, lấy lại những gì đã được biết đến từ công trình sử liệu trước đó nhưng đồng thời đề nghị những yếu tố suy tư và cân nhắc mới.
———————————
Tý Linh chuyển ngữ
(theo Vatican News)
Tags: Bí-tích, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?