HỘI NGHỊ KHOÁNG ĐẠI HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC PHÁP : DIỄN VĂN MẠNH MẼ CỦA ĐỨC CHA CHỦ TỊCH
Chủ tịch HĐGM Pháp, Đức cha Georges Pontier, Tổng giám mục Marseille, hôm 5/11/2013, đã có bài phát biểu khai mạc Hội nghị khoáng đại mùa thu tại Lộ Đức. Đặt mình trong đường lối của Đức Phanxicô, Đức cha Pontier đã khuyến khích người Công giáo Pháp nhìn thế giới này từ những người đau khổ, những người nghèo, các trẻ em, những người u sầu, theo cách của Chúa Giêsu và tìm ra những con đường Tin Mừng trong đời thường của các cộng đoàn giáo xứ của mình.
Giáo Hội Pháp có tiếng nói của mình về các vấn đề xã hội
Đức cha Pontier đã không né tránh những vấn đề nóng bỏng, những vấn đề làm tức giận và chia rẽ xã hội Pháp : số phận của người Roms, khủng hoảng kinh tế, các luật đạo đức sinh học, việc giết chết êm dịu. Đức Cha đã đề cập chúng cách trực diện, với lòng khiêm tốn và cương nghị, nhưng cũng với phong cách của Đức Thánh Cha Phanxicô mà Đức Cha đã trích dẫn ngài ngay từ đầu bài diễn văn của mình : « Giáo Hội là như một bệnh viện dã chiến, sau một trận chiến. Chúng ta phải chăm sóc các vết thương. Tiếp đến chúng ta sẽ có thể nói về tất cả những gì còn lại ». Nhưng Giáo Hội có tiếng nói của mình và khi làm như thế, Giáo Hội không đi ngược lại nguyên tắc tách rời Giáo Hội và Nhà Nước. Rồi Đức Cha mời gọi Nhà Nước hãy giữ tính trung lập của mình. Nhà Nước là thế tục, nhưng xã hội bao gồm những con người và những nhóm người với những xác tín khác nhau. Đức Cha trấn an những ai còn nghi ngờ : người Kitô hữu là những công dân yêu mến đất nước của mình. Do đó, không có vấn đề làm tổn hại đến đời sống công cộng và hay thể hiện ý muốn bá quyền.
Những chủ đề nhạy cảm và sâu rộng : người Roms, bất công xã hội, việc giết chết êm dịu và việc thụ tinh nhân tạo
Nhưng Đức Cha chủ tịch không phải vì thế mà không bày tỏ sự phẫn nộ của mình đối với những hành xử đối với số phận của người Roms (tức những người có nguồn gốc Bulgari hay Rumani), và đả kích những lời nói và việc làm quá chịu ảnh hưởng bởi những hứa hẹn về mặt chính trị ở địa phương và quốc gia.
Khơi lên nỗi đau khổ của các trẻ em, nạn nhân của những chọn lựa cá nhân của các bậc cha mẹ của chúng và của sự mất ổn định của các vợ chồng, Đức Cha lấy làm tiếc việc nại đến các kỹ thuật thụ tinh nhân tạo : « Ước muốn chính đáng có một đứa con lại muốn trở thành một quyền có con và tất cả các phương tiện hẳn thuận lợi để đạt được điều đó. Phải chăng cần phải chỉ phó mặc cho các kỹ thuật để sống và băng qua các giới hạn của cuộc sống chúng ta ? Sự phong nhiêu của cuộc sống của chúng ta phải chăng không thể tìm thấy những con đường khác để thể hiện ? »
Vấn đề gây quan ngại khác là dự luật về việc giết chết êm dịu : « Một luật khôn ngoan và quân bình đã mang lại công cụ lập pháp cần thiết về vấn đề chấm dứt sự sống. Trước khi còn lập luật, chúng ta hãy tự hỏi liệu điều đó sẽ là để mang lại một dấu lớn lao hơn về việc tôn trọng nhân vị, một tình liên đới với nhân vị hay đúng hơn dấu của một sự suy sụp mới về các tình liên đới gia đình và xã hội », những tình liên đới « đôi khi rất đòi hỏi » và « luôn mang lại hoa trái ».
Sau cùng, Đức cha Pontier lo lắng về hố chia cắt ngày càng gia tăng giữa người giàu và người nghèo, về một sự mù quáng nghiêm trọng và sự bất công đối với người nghèo : « Đối với một số người khi nào việc mua sắm vô tận sẽ ngưng lại ? »,
Cũng là nơi bàn về các Kitô hữu bị bách hại
Chương trình thảo luận kéo dài đến ngày 10/11/2013 : Châu Âu sắp có những cuộc bầu cử quan trọng, mục vụ giới trẻ, giáo dục tình cảm, hiện tượng phá thai, việc đào tạo linh mục, chuẩn bị hôn nhân Kitô giáo…
Trong suốt hội nghị của mình, các Giám mục Pháp cũng sẽ khơi lên bi kịch mà các Kitô hữu ở Cận và Trung Đông đang trải qua và nơi một số nước khác trên thế giới. Các ngài mong ước các Kitô hữu này được hưởng quyền công dân đầy đủ và trọn vẹn, tự do tôn giáo không phân biệt kỳ thị và sống trong các đất nước mà hiến pháp dân sự nhìn nhận sự đa nguyên của dân chúng.
Tý Linh
Theo Radio Vatican
Tags: Pháp
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS