HỘI NGHỊ THÁNH THỂ : TỪ NGUỒN GỐC Ở PHÁP ĐẾN TẦM MỨC THẾ GIỚI
Từ Chúa Nhật 5/9/2021, sự quan tâm của Giáo hội hoàn vũ sẽ hướng về Budapest. Trên hai bờ sông Danube, thủ đô Hungary sẽ đón tiếp Hội nghị Thánh Thể quốc tế lần thứ 52, cho đến ngày Chúa Nhật 12/9/2021. Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ bế mạc Hội nghị bằng một Thánh lễ ở quảng trường Anh Hùng của thủ đô.
Hungary đã chờ đợi gần một thế kỷ để có thể đón tiếp một lần nữa Hội nghị Thánh Thể quốc tế sau Hội nghị vào năm 1938 – Lúc đó Hungary cử hành kỷ niệm 900 năm cái chết của vua thánh Étienne, nhà sáng lập Nhà nước và Giáo hội Hungary.
Hội nghị Thánh Thể lần đầu tiên đã diễn ra vào năm 1881 ở Lille, miền bắc nước Pháp, rồi trong một thế kỷ rưỡi, phong trào Thánh Thể này đã đạt tới tầm mức thế giới. Tuần cử hành này, với các cuộc hội thảo, các Thánh lễ, chầu Thánh Thể và các cuộc rước kiệu cũng như các hoạt động thiêng liêng và văn hóa đa dạng, nhằm đào sâu sự hiểu biết và lòng tôn kính Thánh Thể, kho tàng quý báu của đức tin Kitô giáo.
Ngoài các tín hữu từ khắp nơi trên thế giới, nhiều Hồng y và Giám mục của Trung Âu sẽ đến tham dự những ngày cầu nguyện và suy tư này.
Đã 21 năm rồi mà một vị Giáo hoàng đã không tham dự Hội nghị Thánh Thể. Đức Gioan-Phaolô II lúc đó đã tham dự Hội nghị Thánh Thể được tổ chức ở Rôma vào năm 2000, trong khung cảnh Năm Thánh. Vả lại, chuyến tông du quốc tế cuối cùng của một Giám mục Rôma cho dịp này lên đến năm 1997, cũng với Đức Gioan-Phaolô II, ở Wroclaw, Ba Lan.
Sử gia Christian Sorrel, chuyên viên về đạo Công giáo ở Đại học Lyon II, thành viên của Ủy ban Khoa học lịch sử của Tòa Thánh, vạch lại cho chúng ta sự tiến triển của các Hội nghị Thánh Thể từ nguồn gốc, cách đây 140 năm.
Delphine Allaire : Hội nghị Thánh Thể là gì ?
Christian Sorrel : Đó vừa là một hành vi suy tư vừa là một hành vi sùng kính. Đó là nói về Thánh Thể, hiểu những vấn đề về Thánh Thể trong xã hội hiện đại, và đồng thời, biểu lộ qua việc cử hành Thánh Thể và kiệu Thánh Thể, một lòng sùng kính đối với Thánh Thể.
D. Allaire: Nguồn gốc của Hội nghị này có từ khi nào ? Đâu là nhiệm vụ ban đầu của Hội nghị ?
C. Sorrel: Trong thập niên 1870-1880, một bạn trẻ người Pháp, Émilie Tamisier, đã có ý tưởng về điều này. Hội nghị Thánh Thể cách nào đó đã làm mới lại tiến trình hành hương bằng cách phụ thêm vào các buổi làm việc và suy tư. Chúng ta đang ở thập niên 1870-1880 vốn là một giai đoạn khủng hoảng, sau cuộc chiến tranh Pháp-Đức, và cách rộng lớn hơn sau cuộc Cách mạng Pháp. Vì thế, đối với Émilie Tamisier, đó là phục hồi việc tôn kính Thánh Thể để cứu, bảo vệ xã hội khỏi những tệ hại kế thừa từ cuộc Cách mạng.
D. Allaire: Làm thế nào Hội nghị đã nhanh chóng mang tầm rộng lớn ở bình diện quốc tế ?
C. Sorrel: Hội nghị đã thể hiện là quốc tế ngay từ đầu. Đầu tiên diễn ra ở Lille vào năm 1881, người Công giáo miền bắc nước Pháp lúc đó rất năng động. Nhưng ban đầu, viễn cảnh quốc tế này được công bố hơn là hiện thực. Hội nghị chủ yếu là người Pháp, Bỉ hay Thụy Sĩ trong vòng 20 năm. Vào đầu thế kỷ XX, chiều kích quốc tế được khẳng định. Rôma vào năm 1905, rồi năm tiếp theo Đức Giáo hoàng đã gởi một cách có hệ thống một đặc sứ và Hội nghị sẽ diễn ra tại các thủ đô lớn, trước tiên ở Châu Âu ; không nhất thiết là Công giáo, ở Luân đôn chẳng hạn. Chúng ta vượt qua đại dương : vào năm 1910, ở Montréal. Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất làm tạm dừng, và sau năm 1920, phong trào Hội nghị Thánh Thể được toàn cầu hóa.
D. Allaire: Đó có phải là những cuộc tập hợp đông đảo đầu tiên của người Công giáo không ?
C. Sorrel: Không, vì các cuộc hành hương của thế kỷ XIX đã tập hợp những đám đông đáng kể, nhưng Hội nghị là một hình thức mới, hiện đại và chiến đấu hơn, của việc tập hợp quần chúng. Từ đầu, ngoài các buổi làm việc, một mục tiêu được yết thị : ở trên đường phố, cho thấy Giáo hội Công giáo, vốn có thể bị bách hại hay căng thẳng với xã hội. Có một mối ưu tư thực sự về hiện diện xã hội. Vả lại, chính ở trung tâm Hội nghị Thánh Thể mà tiến triển về luận đề vương quyền xã hội của Chúa Kitô, vốn không phải là không có tranh luận, mà sẽ đạt kết quả dưới thời Đức Piô XI với lễ Chúa Kitô Vua.
D. Allaire: Ngoài Carthage vào năm 1930, đã không có Hôi nghị Thánh Thể trên lục địa Phi Châu. Tại sao ?
C. Sorrel: Thật vậy, Hội nghị ở Carthage đã được thảo luận nhiều trong chừng mực Hội nghị đã diễn ra ở mảnh đất Hồi giáo và bị chiếm làm thuộc địa. Hai nhân tố có thể tạo ra những căng thẳng vào thời chủ nghĩa quốc gia nổi lên. Nhưng Châu Phi chưa bao giờ có thể tổ chức Hội nghị phần lớn vì những lý do kinh tế và hậu cần.
D. Allaire: Các Đức Giáo hoàng đã tham dự Hội nghị Thánh Thể từ khi nào ?
C. Sorrel: Một đặc sứ của Đức Giáo hoàng được gởi cách có hệ thống từ năm 1906. Đức Giáo hoàng đầu tiên hiện diện ở một Hội nghị là Đức Phaolô VI vào năm 1964 ở Bombay, Ấn Độ. Bối cảnh là đặc biệt : bối cảnh của Công đồng, của một Giáo hội chất vấn về chính mình, và của một xã hội tự chất vấn về « một chủ nghĩa đắc thắng nào đó của Giáo hội ». Những Hội nghị Thánh Thể mà có thể tập hợp vào lúc kiệu kết thúc, 500 000, một triệu người, đã có thể bị đánh giá vào thập niên 1950 và 1960 như là một biểu dương hơi lỗi thời, như một Giáo hội lạc lõng với thực tế. Do đó, Hội nghị ở Bombay đầy những thách đố, đặc biệt khi chúng ta ở nơi một mảnh đất mà nạn đói vật chất là đứng đầu thời đó trong các nước Thế giới thứ ba đang nổi lên.
Từ năm 1964, cách khá đều đặn, với những trường hợp ngoại lệ hiếm hoi, các Đức Giáo hoàng đã tham dự Hội nghị Thánh Thể. Sự hiện diện của các ngài cho thấy một chỗ dựa rất mạnh mẽ đối với Hội nghị, mà, từ ban đầu, là những sáng kiến riêng tư, dần dần trở thành những sáng kiến được Tòa Thánh cổ võ.
D. Allaire: Ngày nay, thế kỷ XXI, các Hội nghị Thánh Thể này được nhìn nhận như thế nào, khi đức tin và việc thực hành thường đã tiến triển nhiều ?
C. Sorrel: Tiếng vang về mặt truyền thông dĩ nhiên ít quan trọng hơn. Nhưng sự khác biệt gắn liền với các xã hội trong đó các Hội nghị được diễn ra. Wroclaw 1997 ở Ba Lan của Đức Gioan-Phaolô II không có cùng tiếng vang như ở Dublin vào năm 2012 trong một Giáo hội đang khủng hoảng. Thách đố là suy tư về chỗ đứng của đạo Công giáo trong các xã hội Châu Âu bị tục hóa, bị thử thách, bị bất ổn, bởi các phong trào di cư, chủ nghĩa dân túy. Người Công giáo sắp quy tụ ở Budapest, Hungary ngày nay, không thể phớt lờ những khung cảnh chính trị và xã hội này, cũng như người Công giáo năm 1881 không thể phớt lờ chúng.
Tý Linh chuyển ngữ
(theo Vatican News)
Tags: Bí-tích, các thánh-nhân vật, Phanxicô-I, Pháp
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO