HỘI TAM ĐIỂM: NGƯỜI CÔNG GIÁO VẪN BỊ CẤM GIA NHẬP
Trong một câu trả lời được Đức Thánh Cha chấp thuận trước câu hỏi của một Giám mục người Phi Luật Tân, Bộ Giáo lý Đức tin xác nhận tính không thể dung hòa giữa việc trở thành thành viên Hội Tam Điểm và đức tin Công giáo.
Người Công giáo không thể tham gia Hội Tam Điểm. Đây là điều mà Bộ Giáo lý Đức tin đã tái khẳng định trong một phản hồi ngày 13 tháng 11 năm 2023, do ĐHY Tổng trưởng Victor Fernandéz ký và được Đức Thánh Cha Phanxicô phê chuẩn. Bộ đã trả lời cho câu hỏi của Đức Cha Julito Cortes. Đức Giám mục giáo phận Dumanguete, Phi Luật Tân, “sau khi lo lắng giải thích về tình hình trong giáo phận của mình, do số lượng thành viên Hội Tam Điểm tiếp tục gia tăng, đã xin những gợi ý về cách quản lý thực tế này một cách thỏa đáng từ quan điểm mục vụ, đồng thời cũng tính đến những hàm ý về mặt học thuyết”.
Để trả lời câu hỏi này, Bộ đã chọn bao hàm cả Hội đồng Giám mục Phi Luật Tân vào, bằng cách thông báo rằng “cần phải thực hiện một chiến lược phối hợp giữa các Giám mục nhằm dự kiến hai cách tiếp cận”.
Lối tiếp cận đầu tiên liên quan đến cấp độ giáo lý: Bộ nhắc lại rằng “việc một tín hữu tích cực gia nhập Hội Tam Điểm là bị cấm, do sự không thể dung hòa giữa giáo lý Công giáo và Hội Tam Điểm (x. Tuyên ngôn của Bộ Giáo lý Đức tin năm 1983, và các hướng dẫn được Hội đồng Giám mục xuất bản năm 2003) ”.
Do đó, thông tri nêu rõ rằng “những người là thành viên chính thức và cố ý của Hội Tam Điểm và những người tuân theo các nguyên tắc của Hội Tam Điểm, đều nằm trong phạm vi các điều khoản của tuyên ngôn nêu trên. Những biện pháp này cũng áp dụng cho các giáo sĩ đã đăng ký vào Hội Tam Điểm”.
Lối tiếp cận thứ hai liên quan đến đặc tính mục vụ: Bộ đề xuất với các Giám mục Phi Luật Tân “khai triển một nền giáo lý phổ biến ở tất cả các giáo xứ về lý do không thể dung hòa giữa đức tin Công giáo và Hội Tam Điểm”. Các giám mục Phi Luật Tân cuối cùng được mời đánh giá tính thích hợp của việc lên tiếng công khai về chủ đề này.
Tuyên ngôn tháng 11 năm 1983 được công bố ngay trước ngày Bộ Giáo luật mới có hiệu lực. Bộ luật này thay thế bộ luật năm 1917, và trong số những đặc điểm mới được ghi nhận – một số người hài lòng, một số người khác lo ngại – là việc không có sự lên án rõ ràng đối với Hội Tam Điểm và việc rút phép thông công các thành viên của nó, như có trong Bộ giáo luật trước đó. Tuyên bố, được ký bởi Đức Hồng Y Joseph Ratzinger và bởi Thư ký Bộ, Jérôme Hamer, sau đó được Đức Gioan Phaolô II phê chuẩn, tái khẳng định rằng những người Công giáo liên kết với các hội Tam Điểm đang “ở trong tình trạng tội trọng”.
Tý Linh
(theo Vatican News)
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- TỪ LÊÔ XIII ĐẾN LÊÔ XIV, VẤN ĐỀ XÃ HỘI MỚI
- MẬT NGHỊ: VÀ CÁC HỒNG Y BẮT ĐẦU PHÁT BIỂU NGAY SAU ĐÓ
- ĐỨC LÊÔ XIV TẠI MỘT ĐỀN THÁNH CỦA DÒNG THÁNH AUGUSTINÔ VÀ TẠI MỘ ĐỨC PHANXICÔ
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV CHO HỒNG Y ĐOÀN : « NGÀY NAY GIÁO HỘI TRAO CHO MỌI NGƯỜI DI SẢN HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA MÌNH »
- CHÂN DUNG, KHẨU HIỆU VÀ HUY HIỆU CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV
- BỀ TRÊN TỔNG QUYỀN DÒNG AUGUSTINÔ: ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV ‘THỰC SỰ GẦN GŨI VỚI MỌI NGƯỜI’
- TÌM HIỂU DÒNG THÁNH AUGUSTINÔ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- “NGÀI ĐÃ CÓ MỘT TỶ SỐ TUYỆT VỜI” TẠI MẬT NGHỊ
- XÓA MÌNH ĐI ĐỂ CHÚA KITÔ Ở LẠI
- TIỂU SỬ ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV
- THÁNH LỄ KHAI MẠC TRIỀU ĐẠI GIÁO HOÀNG CỦA ĐỨC LÊÔ XIV VÀO NGÀY 18 THÁNG 5
- “GIÁM MỤC LÀ MỘT MỤC TỬ GẦN GŨI VỚI DÂN CHÚNG, KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI QUẢN LÝ”
- ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV KÊU GỌI HÒA BÌNH VÀ GIẢI TRỪ VŨ TRANG TRÊN THẾ GIỚI
- HABEMUS PAPAM
- GIỮA SỰ TRANG NGHIÊM VÀ LONG TRỌNG, MẬT NGHỊ BẮT ĐẦU
- KHÓI ĐEN ĐẦU TIÊN XUẤT HIỆN TỪ ỐNG KHÓI NHÀ NGUYỆN SISTINE
- THÁNH LỄ CẦU NGUYỆN CHO VIỆC BẦU CHỌN GIÁO HOÀNG : « CẦU NGUYỆN LÀ THÁI ĐỘ DUY NHẤT THÍCH HỢP »
- MẬT NGHỊ: ĐỨC GIÁO HOÀNG ĐƯỢC BẦU NHƯ THẾ NÀO?
- “EXTRA OMNES!”, “XIN MỌI NGƯỜI RA NGOÀI!”
- PHIÊN HỌP CHUNG LẦN THỨ 12 TẬP TRUNG VÀO NHỮNG PHẨM CHẤT CẦN THIẾT CHO MỘT GIÁO HOÀNG TƯƠNG LAI