HỌP BÁO GIỚI THIỆU TỰ SẮC ĐỨC PHANXICÔ THIẾT LẬP THỪA TÁC VỤ GIÁO LÝ VIÊN CHO GIÁO DÂN

Written by xbvn on Tháng Năm 11th, 2021. Posted in Giáo lý, Thế Giới, Tý Linh

« Thừa tác vụ Giáo lý viên trong Giáo hội là rất lâu đời », Đức Thánh Cha Phanxicô nhận xét như thế ngay từ đầu Tông thư dưới hình thức Tự sắc của ngài, thiết lập « thừa tác vụ » giáo lý viên. Tự sắc « Antiquum ministerium » (Thừa tác vụ lâu đời) đã được giới thiệu ở Vatican, ngày thứ Ba 11/5/2021.

Bản văn đã được giới thiệu bởi Đức cha Rino Fisichella, chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh cổ võ việc tân Phúc Âm hóa, và Đức cha Franz-Peter Tebartz-van Elst, đại diện Ban giáo lý của Bộ.

Có hơn ba triệu giáo lý viên trên thế giới. Đối với Đức cha Fisichella, đó là « một đội quân thực sự…truyền bá đức tin mỗi ngày ».

Đức cha Fisichella giải thích rằng, một khi đã được phân định như là « ơn gọi », thừa tác vụ giáo lý viên được hiểu như là một « thừa tác vụ vững chắc », kéo dài suốt cuộc đời, « một sự phục vụ cho cộng đoàn Kitô hữu ». Vì thế, tất cả những ai dạy giáo lý nơi các giáo xứ đều không đương nhiên được kêu gọi lãnh nhận một « thừa tác vụ » như thế.

 Sau một bước được Giáo hội thực hiện để « làm tăng giá trị hình ảnh giáo lý viên », qua việc phổ biến « Chỉ nam dạy giáo lý », Giáo hội thực hiện thêm một bước nữa, « vào thời điểm lịch sử này », để « mang lại thêm căn tính cho các giáo lý viên ».

Đức Cha nhận xét, Tông thư này biểu lộ hoa trái không chỉ của nhiều bản văn của các Đức Giáo hoàng – nhất là của thánh Phaolô VI – nhưng còn là hoa trái của 5 năm tham khảo ý kiến của các hội đồng Giám mục và các chuyên viên.

Nghi thức thiết lập giáo lý viên bởi các Giám mục hiện đang được chuẩn bị ở Bộ Phụng tự và kỷ luật Bí tích.

Đức cha Fisichella đã nhấn mạnh sự khác biệt giữa thừa tác vụ, giáo dân, của giáo lý viên và thừa tác vụ, cũng giáo dân, của các thừa tác vụ giúp lễ và đọc sách, hướng đến phụng vụ : thừa tác vụ giáo lý viên không phải là « một trách nhiệm phụng vụ », nhưng là một « ơn gọi » đặc thù cần phải « tôn trọng ».

Và để tránh việc « giáo sĩ hóa », theo ngài, điều quan trọng trước tiên là các Giám mục « thiết lập những hình thức qua đó người ta đi đến chỗ nhìn nhận ơn gọi giáo lý viên » : « đó là một ơn gọi giáo dân thực sự ».

Ngài nhận xét rằng nếu « Giám mục là giáo lý viên đầu tiên và các linh mục cùng với ngài được tư cách dạy giáo lý, thì đồng thời có những giáo dân được kêu gọi bởi Giám mục và các linh mục để phục vụ cộng đoàn, theo ơn gọi phép rửa của họ, « ở đời », « phục vụ Giám mục, giáo phận ».

Đức cha Fisichella tiếp tục nhận xét : như thế, giáo lý viên không thể « thay thế » chức linh mục thừa tác, và ngài mời gọi hiểu vai trò giáo lý viên « ở bên trong thần học về các thừa tác vụ ».

Các nhà quan sát ở Rôma nhận xét rằng khi thiết lập « thừa tác vụ » này, Đức Phanxicô, người đánh giá cao vai trò của giáo lý viên, sẽ có thể điều chỉnh hơn việc đào tạo họ, nơi các châu lục và các nền văn hóa khác nhau. Đối với việc dạy giáo lý mà không chỉ là việc truyền đạt các khái niệm, nhưng là một sự đào tạo thiêng liêng trước tiên nối kết việc truyền đạt đức tin với một kinh nghiệm về tình yêu của Thiên Chúa.

Tý Linh

(theo ZENIT)

« J’institue le ministère laïc de Catéchiste », motu proprio du pape François (texte complet)

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Một 2025
H B T N S B C
« Th12    
  1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31