HỌP MẶT PHONG TRÀO ÉQUIPES NOTRE-DAME: “MỐI TƯƠNG GIAO VỚI TƯ CÁCH MỘT CẶP VỢ CHỒNG LÀ MỘT PHƯƠNG PHÁP CẦN ĐƯỢC HỌC HỎI”
Phong trào Équipes Notre-Dame, do Chân phước Henri Caffarel, linh mục, thành lập năm 1938, tổ chức một cuộc họp mặt quốc tế tại Turin bắt đầu từ thứ Hai, ngày 15/7/2024. Các thành viên được mời suy nghĩ về mối liên hệ giữa hôn nhân và đức tin, đặc biệt xung quanh “bổn phận ngồi xuống”. Jean và Monique Dubrez, các nhà lãnh đạo Pháp-Luxembourg-Thụy Sĩ, đã kết hôn, giải thích phương pháp này.
La Croix: Nghi thức bổn phận ngồi xuống mời các vợ chồng gặp nhau mỗi tháng để thảo luận về những cảm xúc và thắc mắc của mỗi người. Cuộc thảo luận này bắt đầu bằng việc cầu nguyện. Các bạn định nghĩa thời điểm này như thế nào?
Jean và Monique Dubrez: Đó là việc dành thời gian trao đổi sâu xa, dưới cái nhìn của Chúa Thánh Thần, về kinh nghiệm sống hôn nhân và gia đình của mình. Mục tiêu là vượt quá những cuộc trò chuyện hằng ngày để tập trung vào cảm xúc của mỗi người. Điều này có thể liên quan đến hạnh phúc của mình tại nơi làm việc, vị trí của nó nơi đôi bạn, việc giáo dục của con cái… Đó là cơ hội để tránh những điều chưa nói ra, để làm sáng tỏ những hiểu lầm. Cần phải hiểu rằng lịch sử gia đình của mỗi người không phải lúc nào cũng khiến việc nói chuyện trở nên dễ dàng hơn: giao tiếp là một phương pháp được học hỏi. Điều quan trọng là phải có mong muốn bước vào sự thật với người kia, và điều này được xây dựng trong suốt các buổi họp mặt.
La Croix : Bổn phận ngồi xuống có giúp cá nhân các bạn vượt qua những thời điểm khó khăn trong đời sống vợ chồng của các bạn, những người đã kết hôn từ 42 năm qua không?
Jean và Monique Dubrez: Tất nhiên rồi. Trước hết vì nó tạo nên một điểm tựa trong hành trình đức tin của mỗi cá nhân: tôi tiến triển, người kia cũng vậy, lời nói của chúng tôi cũng vậy, nên thật tự nhiên việc dành thời gian để lắng nghe nhau sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những thay đổi này. Cho dù đó là một người qua đời, một khó khăn nghề nghiệp, nhưng bổn phận ngồi xuống cho phép diễn tả làm thế nào chúng tôi đã sống điều đó và hiểu làm thế nào người kia đã cảm nhận điều đó, cho dầu có lẽ người đó chỉ bị ảnh hưởng một cách thứ yếu. Hình thức này thuộc về từng cặp đôi: một số cặp cho chúng tôi biết họ có những thảo luận này khi đi dạo trong rừng, những cặp khác trong lúc bắt đầu bữa ăn sau khi cầu nguyện, một số cặp trong một khung cảnh cụ thể dưới ngọn nến… Đối với chúng tôi, lý thuyết về năm ngôn ngữ của tình yêu giúp chúng tôi hiểu được những mong đợi riêng của mỗi người chúng tôi. Chúng tôi tạo ra một không gian nơi có thể nghe thấy lời “cảm ơn”, “làm ơn” và “xin lỗi”.
La Croix : Các bạn sẽ đưa ra lời khuyên gì cho những đôi bạn tín hữu đang thiếu sự tương giao?
Jean và Monique Dubrez: Có hai khía cạnh quan trọng, ý chí và trí tưởng tượng. Chúng tôi muốn cho thấy rằng ngay cả khi các cá nhân phải trả giá để thực hiện bước tương giao cởi mở này, họ sẽ đạt được sự cải thiện thực sự về chất lượng đối thoại của mình. Điều này rõ ràng giúp ích cho họ với tư cách là một cặp vợ chồng, nhưng cũng giúp ích cho họ với tư cách là một cá nhân trong hành trình đức tin của họ. Bổn phận ngồi xuống, và nói rộng hơn là tương giao, là nơi diễn tả những ân sủng của bí tích hôn nhân. Về trí tưởng tượng, chúng tôi luôn khuyên các đôi bạn hãy tìm ra nghi thức phù hợp với mình, và đừng khước từ một chút hài hước của mình. Trái lại, một khuôn khổ được xây dựng trong sự tôn trọng phải kéo dài: chẳng hạn như xác định tôn trọng lời nói của mỗi người mà không ngắt lời nhau.
La Croix : Làm thế nào bổn phận ngồi xuống cho phép dung hòa cuộc sống vợ chồng, rồi cuộc sống gia đình và đức tin?
Jean và Monique Dubrez: Sự xuất hiện của đứa trẻ đòi hỏi phải tạ ơn. Đồng thời, phẩm chất làm cha mẹ tạo ra những mối quan hệ mới giữa vợ chồng, cũng như những cơ hội trao đổi mới mẻ. Là một gia đình hay một cặp vợ chồng, cuộc sống đòi hỏi phải có sự điều chỉnh liên tục. Bổn phận ngồi xuống cho phép thích nghi với những thay đổi này. Trên hết, đó là thời gian thiêng liêng và dành riêng cho việc chăm sóc mối dây tình yêu tồn tại giữa các thành viên của một cặp vợ chồng, cho phép sống gia đình và đức tin của họ theo nhóm. Đấng sáng lập của chúng tôi đã nghĩ rằng cặp vợ chồng này là một tế bào nhỏ của Giáo hội. Đó là trường hợp, và gia đình cũng vậy. Bổn phận ngồi xuống là một nghi thức cho phép hành trình đức tin bén rễ. Nó nêu gương cho thấy bổn phận của một Kitô hữu là sống giao ước với Chúa Kitô và Giáo hội của Người, với Thiên Chúa và dân Ngài. Nó huấn luyện trung thành với giao ước này.
————————————
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn : nhật báo La Croix)
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO LẦN THỨ VIII (2024) : TRỞ THÀNH BẠN HỮU CỦA NGƯỜI NGHÈO