J.D. VANCE TRÁI NGƯỢC VỚI ĐỨC PHANXICÔ: “LIỆU TRẬT TỰ CỦA TÌNH YÊU CÓ BIỆN MINH CHO VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHÔNG?”

Written by xbvn on Tháng Hai 18th, 2025. Posted in Học thuyết xã hội, Luân lý, Nhân bản, Tâm linh, Thế Giới, Tý Linh

Đức Phanxicô đã trả lời trực tiếp và gay gắt, trong một lá thư, cho Phó Tổng thống Hoa Kỳ J. D. Vance, người khẳng định rằng bác ái trước hết phải hướng đến những người thân của ông, và tuyên bố là dựa vào Ordo amoris mà thánh Tôma Aquino nói đến. Từ Thánh Tôma đến Người Samaritanô nhân hậu, Cha Alain Thomasset làm sáng tỏ cuộc tranh luận này.

J.D. Vance nhấn mạnh quan niệm của Thánh Tôma về Ordo Amoris để biện minh cho chính sách của Tổng thống Trump đối với người di cư : « Chúng ta phải yêu gia đình mình, sau đến hàng xóm mình, rồi cộng đồng mình, đồng bào của mình và tiếp đến, sau tất cả những điều đó , chúng ta có thể tập trung vào phần còn lại của thế giới. » Nếu đúng khi nói rằng tình yêu của chúng ta phải ưu tiên hướng đến những người mà chúng ta có trách nhiệm trực tiếp (và đối với một chính trị gia, những người đồng bào của họ), thì đây là loại tình yêu nào?

Đối với thánh Augustine cũng như đối với thánh Tôma, tình yêu đích thực duy nhất là tình yêu Thiên Chúa (đó chính là đức ái) và chính tình yêu này mời gọi chúng ta yêu thương người khác. Vì vậy, đối với thánh Tôma, trật tự của tình yêu mời gọi chúng ta yêu Thiên Chúa trước, rồi yêu chính mình (linh hồn mình), rồi đến những người thân yêu, rồi đến tha nhân và cuối cùng là chính thân xác mình (x. ST, II-II, q.26). Tình yêu thương ưu tiên dành cho những người mình yêu thương, vốn hoàn toàn chính đáng, phải đồng thời được đánh giá theo thước đo tình yêu Thiên Chúa, vốn là nguồn gốc và tiêu chuẩn của tình yêu thương. Do đó, nó không thể là cơ hội cho hành động làm tổn hại đến phẩm giá của người khác, vì chúng ta phải mong muốn hạnh phúc cho tất cả mọi người.

Nếu có sự sắp xếp thực tế cho tình yêu, thì tình yêu này cũng phải được sắp xếp. Nếu yêu thương anh chị em mình có nghĩa là nói dối để họ không bị buộc tội về điều ác mà họ đã làm với người khác và tôi đã chứng kiến, thì tình yêu này không hướng đến điều tốt đẹp và sự thật. Đó là tình yêu mang tính thị tộc, là kết quả của lòng ích kỷ của bộ tộc. Điều tương tự cũng thế nếu tình yêu dành cho người thân và đồng bào dẫn đến việc trục xuất những người cần giúp đỡ đến đất nước này để thoát khỏi cảnh nghèo đói cùng cực, áp bức hoặc đàn áp.

Trừ khi đó là vấn đề về việc bảo vệ bản thân khỏi một mối đe dọa, tình yêu đối với người thân này cũng sẽ mâu thuẫn với tình yêu ưu tiên dành cho người nghèo mà học thuyết xã hội của Giáo hội đã biến thành một trong những nguyên tắc của mình để phán xét cuộc sống công cộng. Chính thánh Tôma nói: “Trong một số trường hợp, chẳng hạn, chúng ta phải giúp một người lạ trong một hoàn cảnh cực kỳ cần thiết, hơn là chính cha mình, nếu người cha không ở trong hoàn cảnh khẩn cấp như vậy“. (ST, II-II, Q.31 A.3)

Một sự sai lệch của tình yêu

Chính sự sai lệch ích kỷ của tình yêu dành cho những người thân yêu này mà dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu đến để triệt bỏ. Giống như Ordo Amoris, dụ ngôn này không đưa ra một nguyên tắc chung có thể được áp dụng tự động hoặc đơn giản hoặc thậm chí dùng để ấn định chính sách di cư. Nó thức tỉnh ý thức và cái nhìn, nó lật đổ và chất vấn. Đức Giáo hoàng đã nói rõ điều đó: « Ordo Amoris thực sự phải được cổ võ là trật tự mà chúng ta khám phá bằng cách liên lỉ suy niệm về dụ ngôn của ‘Người Samaritanô nhân hậu’ (xem Lc 10, 25-37), nghĩa là bằng cách suy niệm về tình yêu xây dựng một tình huynh đệ mở ra cho tất cả mọi người, không có ngoại lệ ». Dụ ngôn tạo ra những hệ quả nào?

Dụ ngôn này là một phần trong cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và một nhà thông luật muốn biết ông phải làm gì để có được sự sống đời đời. Câu trả lời đầu tiên của Chúa Giêsu đưa ông đến với Lề luật mà nhà thông luật đã đọc kỹ: đó là về việc yêu mến Thiên Chúa và tha nhân. Chúa Giêsu nói : “Hãy làm như vậy thì ông sẽ được sống”. Nhưng câu hỏi đặt ra là: ai là người lân cận của tôi? Lúc đó, Chúa Giêsu rời khỏi sách Luật để kể một câu chuyện.

Giống như bất kỳ dụ ngôn nào, câu chuyện này thay đổi chủ đề và đưa người đối thoại của nó đi nơi khác hơn là trong phần lý trí muốn một nguyên tắc rõ ràng để áp dụng trực tiếp. Đối mặt với một người đàn ông bị cướp tấn công bỏ lại giữa đường (chúng ta không biết tình trạng của anh, cũng không biết tôn giáo của anh, cũng không biết sắc tộc của anh), một tư tế và một thầy Lêvi nhìn anh và vượt qua mà không dừng lại, nhưng một người Samaritanô nhìn thấy anh, chạnh lòng thương và dừng lại để chăm sóc anh. Hơn nữa, ông đưa anh ta lên lừa của mình và giao anh cho một chủ nhà trọ mà ông trả tiền ở lại. Câu hỏi của Chúa Giêsu bất ngờ: “Ai trong ba người cho thấy mình là người thân cận của người bị thương? ” Nhà thông luật trả lời : “Người thực thi lòng thương xót đối với anh ta”. Chúa Giêsu kết luận : “Ông hãy đi và cũng làm như vậy”.

Vượt quá những khép kín nơi chúng ta

Việc dịch chuyển là gấp đôi. Một ngạc nhiên đầu tiên xuất phát từ thực tế rằng anh hùng của câu chuyện không phải là một người Do Thái tốt nhưng là một người Samaritanô, một kẻ thù dị giáo. Chúng ta có thể nói, người thực thi luật yêu thương không phải là người mà chúng ta mong đợi, nhưng là một người lạ mqf chúng ta có thể dễ dàng gạt bỏ. Điều ngạc nhiên thứ hai là sự đảo ngược của câu hỏi: đó không còn là câu hỏi về việc xác định ai là người hàng xóm của tôi như nhà thông luật mong muốn, nhưng là hành xử với tư cách là người thân cận.

Người thân cận không còn là một phạm trù (người thân hay người xa, người đồng hương hay người nước ngoài) mà là một cách hiện hữu và hành động, một lời mời gọi để vượt quá những khép kín nơi chúng ta để mở ra cho tình huynh đệ. Câu chuyện mà Chúa Giêsu kể với người đối thoại của mình đã khơi dậy nơi người đó một thái độ trắc ẩn cơ bản của con người, mà hệ tại việc thực hiện trong hoàn cảnh luôn thay đổi của cuộc sống. Làm “như thế” không nói rằng phải làm điều tương tự, nhưng đó là việc tìm ra những gì phải được thực hiện bằng cách có thái độ này. Lòng trắc ẩn này là chính thái độ của Chúa đối với chúng ta, là tình yêu mà chúng ta có để yêu mến Ngài. Các Giáo phụ thường đồng hóa Samaritanô nhân hậu với Chúa Kitô, Đấng đến để cứu độ chúng ta.

Suy niệm người Samaritanô nhân hậu để có sự hiểu biết đúng đắn về Ordo Amoris cho phép đánh giá phẩm chất tình yêu của chúng ta đối với những người thân yêu và đồng bào của chúng ta. Yêu thương những người thân của chúng ta có khiến chúng ta mù quáng trước sự khốn khổ của con người hay nó tập cho chúng ta (cá nhân và tập thể) thức tỉnh trong chúng ta lòng thương xót này mà đối với thánh Tôma là dấu hiệu xuất sắc của sự hiện diện của Thiên Chúa?

————————————-

Tý Linh chuyển ngữ

(nguồn : nhật báo La Croix)

Tags: ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Hai 2025
H B T N S B C
« Th1    
  1 2
3 4 5 6 7 8 9
10 11 12 13 14 15 16
17 18 19 20 21 22 23
24 25 26 27 28