JACQUES MARITAIN, MỘT DI SẢN CHÍNH TRỊ VÀ TINH THẦN SỐNG ĐỘNG
Triết gia, thần học gia và nhà ngoại giao, Jacques Maritain qua đời cách đây đúng 50 năm. Dấu ấn của ông trong bối cảnh trí thức Kitô giáo có tính thời sự hơn bao giờ hết, ở Pháp và trên thế giới.
Sinh năm 1882 tại Paris, Jacques Maritain qua đời tại Toulouse vào ngày 22/4/1973, trong một cộng đoàn Tiểu Đệ Chúa Giêsu mà ông đã gia nhập vài năm trước đó. Mặc dù đôi khi vẫn còn quá ít được đánh giá đúng, nhưng dấu vết của triết gia và thần học gia này vẫn không thể xóa nhòa trong bối cảnh trí thức Công giáo Pháp. Thư từ của ông với Paul Claudel, François Mauriac, Georges Bernanos, Henry de Lubac hay Edith Stein sẽ vẫn còn mãi cho hậu thế, cũng như mối liên hệ của ông với những nhân vật vĩ đại khác như Charles Péguy, Henri Bergson hay Léon Bloy, người đỡ đầu trong lễ rửa tội của ông. Câu chuyện tình yêu và tình bạn trí thức của ông với Raïssa, một phụ nữ Do Thái nhập cư từ Nga, được gặp gỡ trên băng ghế của đại học Sorbonne, mà ông sẽ kết hôn vào năm 1904, hai năm trước khi cả hai cùng trở lại đạo Công giáo.
Qua công trình của ông, vốn biến ông trở thành một trong những nhà cải cách vĩ đại của tư tưởng Tôma, Jacques Maritain cũng đặt ở trung tâm của thế kỷ XX những nền tảng mới mẻ về cuộc đối thoại giữa Kitô giáo và nền dân chủ, như nhà văn François Huguenin, giáo sư về Lịch sử Tư tưởng tại Học viện Công giáo Paris và giáo sư tại Ircom, nhấn mạnh.
Chịu ảnh hưởng bởi phong trào Hành động Pháp (Action Française), tuy nhiên, ông không bao giờ chia sẻ quan điểm bài Do Thái của một số thành viên của nó, bắt đầu với Charles Maurras, Jacques Maritain sẽ đoạn tuyệt với phong trào bảo hoàng, vốn bị Đức Piô XI lên án vào năm 1926. Là tiếng nói độc đáo, Maritain sẽ không vì thế chuyển sang những người muốn phục hồi nó trong các cuộc đấu đá của cánh tả. Vào năm 1935, ông xuất bản cuốn « Lettre sur l’indépendance » (« Thư về sự độc lập »), để đáp lại các cuộc tranh luận trí thức phân cực giữa « bảo thủ » và « cấp tiến ». Ông cho thấy rằng chỉ sự tự do nội tâm mới đáng kể.
Sau Thế Chiến II, ông được bổ nhiệm làm đại sứ của Pháp tại Tòa Thánh. Những năm tháng sống tại Rôma đã đưa ông đến gần hơn với Giovanni Montini, Giáo hoàng Phaolô VI tương lai. Cuộc đời của ông, nửa thế kỷ sau khi ông qua đời, vẫn đáng chú ý trong khả năng duy trì đối thoại với thế giới mà không phủ nhận chút nào lòng trung thành của mình với Kitô giáo. Án phong chân phước cho ông, cũng như cho Raïssa vợ của ông, qua đời năm 1960, được mở vào năm 2011.
Tý Linh
(theo Vatican News)
Tags: các thánh-nhân vật
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ĐỨC GIÁO HOÀNG ĐÃ NGHỈ NGƠI AN LÀNH SUỐT ĐÊM
- TÌNH TRẠNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ CÓ CẢI THIỆN HƠN
- BẢY CÁCH ĐỂ NÂNG ĐỠ ĐỨC PHANXICÔ ĐANG LÂM BỆNH
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ DỊP NĂM THÁNH CỦA CÁC PHÓ TẾ: PHỤC VỤ VÔ VỊ LỢI LÀ NỀN TẢNG CỦA THỪA TÁC VỤ PHÓ TẾ
- ĐỨC PHANXICÔ CÓ MỘT ĐÊM NGỦ NGON
- CHA TÂN GIÁM TỈNH XUÂN BÍCH TỈNH PHÁP DÂNG LỄ TẠ ƠN TẠI GIÁO XỨ SAINT-SULPICE
- ĐỨC THÁNH CHA VẪN NGUY KỊCH NHƯNG KHÔNG CÓ CƠN SUY HÔ HẤP MỚI
- ĐỨC PHANXICÔ CẢM ƠN VỀ SỰ CHĂM SÓC VÀ LỜI CẦU NGUYỆN
- ĐÊM YÊN BÌNH CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- CHA TRYPHON BONGA, TÂN BỀ TRÊN GIÁM TỈNH CỦA CÁC LINH MỤC XUÂN BÍCH TỈNH PHÁP
- ĐỨC PHANXICÔ BỊ CƠN ĐAU HÔ HẤP VÀO BUỔI SÁNG
- ĐHY PAROLIN LẤY LÀM TIẾC TRƯỚC “SỰ SUY ĐOÁN VÔ ÍCH” VỀ VIỆC TỪ CHỨC CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG
- GIÁO THUYẾT CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO CÓ PHẢI LÀ BẤT BIẾN KHÔNG?
- ĐỨC PHANXICÔ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ, NHƯNG VẪN CÒN NGUY HIỂM
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐỠ HƠN
- BỆNH VIÊM PHỔI HAI BÊN, CĂN BỆNH MÀ ĐỨC PHANXICÔ MẮC PHẢI LÀ GÌ?
- ĐỨC PHANXICÔ VẪN VUI VẺ BẤT CHẤP BỊ VIÊM PHỔI CẢ HAI BÊN
- “ORDO AMORIS” LÀ GÌ?
- J.D. VANCE TRÁI NGƯỢC VỚI ĐỨC PHANXICÔ: “LIỆU TRẬT TỰ CỦA TÌNH YÊU CÓ BIỆN MINH CHO VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHÔNG?”
- NĂM THÁNH CỦA CÁC NGHỆ SĨ VÀ THẾ GIỚI VĂN HOÁ: BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ