KHAI MẠC THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI CẦU NGUYỆN VÀ ĂN CHAY CHO HÒA BÌNH VÀO NGÀY 7 THÁNG 10
Trong thánh lễ khai mạc đại hội thường kỳ lần thứ XVI của Thượng Hội đồng Giám mục tại Vatican, trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã nêu rõ rằng “đại hội của chúng ta không phải là một đại hội nghị viện, mà là một nơi lắng nghe trong sự hiệp thông”. Ngài cũng kêu gọi các tín hữu Kitô sống ngày 7 tháng 10, ngày cầu nguyện và ăn chay cho hòa bình ở mọi quốc gia.
Thượng Hội đồng vẫn tiếp tục con đường này, nơi “Chúa đặt vào tay chúng ta lịch sử, những ước mơ và niềm hy vọng của một dân tộc vĩ đại”, để cùng với và cho anh chị em của mình rải rác khắp nơi trên thế giới, “được sinh động bởi cùng một đức tin của chúng ta và cùng ước muốn nên thánh, chúng ta đã tìm hiểu con đường nào phải đi để đến nơi Chúa muốn dẫn chúng ta đi”. Đây là điều mà Đức Phanxicô đã nhấn mạnh sáng 2/10/2024 trong bài giảng của ngài trong Thánh lễ khai mạc khóa họp toàn thể lần thứ hai của Thượng Hội đồng Giám mục về tính hiệp hành, dựa trên ba hình ảnh “tiếng nói, nơi ẩn trú và trẻ thơ”. Như đã được nhắc lại nhiều lần, Đức Giáo Hoàng muốn làm rõ: “đại hội của chúng ta không phải là một đại hội nghị viện, mà là nơi lắng nghe trong sự hiệp thông”.
Ăn chay và cầu nguyện cho hòa bình
Trên đường đến Đất Hứa, Thiên Chúa khuyên dân hãy lắng nghe “tiếng của thiên thần” mà Ngài đã sai đến (x. Xh 23, 20-22). ĐTC Phanxicô cho biết: “Đó là một hình ảnh chạm đến chúng ta cách sâu xa”. Ngài sẽ đến Vương cung thánh đường Đức Bà Cả vào Chúa Nhật ngày 6 tháng 10 để cầu nguyện cho hòa bình và cầu nguyện trong những khoảnh khắc đau buồn của chiến tranh và xung đột thế giới. Trong buổi cử hành Thánh Thể này, ngài mời gọi tất cả các tín hữu Kitô sống một ngày cầu nguyện và ăn chay vào ngày hôm sau, thứ Hai ngày 7 tháng 10, cho hòa bình ở mọi quốc gia.
Hãy lắng nghe với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần để phân định tốt hơn
Để lắng nghe “tiếng của thiên thần”, chắc chắn cần phải “đến gần với sự tôn trọng và chú ý trong lời cầu nguyện”, và “dưới ánh sáng của Lời Chúa, của tất cả những đóng góp thu thập được trong ba năm làm việc cao độ, chia sẻ, đối chất và nỗ lực kiên nhẫn để thanh lọc tâm trí và trái tim”. Đức Thánh Cha tiếp tục nhấn mạnh như thế và đồng thời nói rõ rằng chính với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần mà chúng ta có thể lắng nghe rõ ràng và hiểu được “những tiếng nói”, nghĩa là những ý tưởng, những kỳ vọng, những đề nghị, “để cùng nhau phân định tiếng nói của Thiên Chúa đang nói với Giáo hội”. Để khóa họp toàn thể này của Thượng Hội đồng Giám mục được thành công, Đức Thánh Cha kêu gọi tránh xa những gì có thể ngăn cản “đức ái của Chúa Thánh Thần” tạo ra sự hài hòa trong đa dạng.
Cùng nhau xây dựng theo kế hoạch của Thiên Chúa
Ngài cũng mời gọi đón nhận từng tham luận với lòng biết ơn và sự đơn sơ, “để trở thành tiếng vang của những gì Thiên Chúa đã ban cho vì lợi ích của anh chị em”; cẩn thận không “biến những đóng góp khác nhau thành quan điểm để bảo vệ hoặc chương trình nghị sự để áp đặt”, nhưng tặng chúng như những món quà để chia sẻ, thậm chí sẵn sàng hy sinh những gì riêng biệt, “nếu điều này có thể giúp mang lại một điều gì đó mới mẻ theo theo kế hoạch của Thiên Chúa”. Nếu không, Đức Phanxicô nói rõ, “cuối cùng chúng ta sẽ tự nhốt mình vào những cuộc đối thoại của người điếc, nơi mà mọi người sẽ cố gắng “mang nước vào cối xay của mình” mà không lắng nghe người khác, và trên hết là không lắng nghe tiếng Chúa”, vốn là giải pháp cho mọi vấn đề.
“Do đó, chúng ta hãy lắng nghe tiếng nói của Thiên Chúa và thiên thần của Ngài, nếu chúng ta thực sự muốn tiếp tục cuộc hành trình của mình trong sự an toàn hoàn toàn bất chấp những giới hạn và khó khăn (x. Tv 23, 4)”.
Nơi trú ẩn
Trọng tâm của bài giảng này, Đức Phanxicô cũng nhấn mạnh đến biểu tượng đôi cánh bảo vệ, và nhắc lại đoạn trích từ Thánh vịnh 91: “Nương cánh Ngài, bạn tìm được nơi trú ẩn” (Tv 91, 4). Đức Thánh Cha giải thích: “Đôi cánh là công cụ mạnh mẽ, có khả năng nâng cơ thể lên khỏi mặt đất bằng những chuyển động mạnh mẽ của chúng”. Tuy nhiên, “dù mạnh mẽ, nhưng chúng cũng có thể hạ mình xuống và quy tụ lại, trở thành lá chắn và tổ ấm chào đón những con non cần hơi ấm và sự bảo vệ”.
Đó là một biểu tượng khiến chúng ta suy nghĩ về những gì “Thiên Chúa làm cho chúng ta”, nhưng “đó cũng là một mẫu mực để noi theo, đặc biệt trong thời gian đại hội này”. “Trong số chúng ta có rất nhiều người mạnh mẽ, có sự chuẩn bị sẵn sàng, có khả năng vươn lên tầm cao nhờ những chuyển động suy tư mạnh mẽ và trực giác xuất sắc.” Đó là một sự phong phú mà Đức Phanxicô công nhận, “vốn kích thích chúng ta, thúc đẩy chúng ta, đôi khi buộc chúng ta phải suy nghĩ cởi mở hơn và quyết tâm tiến về phía trước”, và “cũng giúp chúng ta giữ vững đức tin, kể cả khi đối mặt với những thách thức và những khó khăn”.
Đức Thánh Cha đề nghị “kết hợp nó vào lúc thích hợp, với khả năng thư giãn các cơ” và “dựa vào, trao cho nhau như một cái ôm chào đón và một nơi trú ẩn: trở thành, như Thánh Phaolô VI đã nói, “một ngôi nhà […] của anh em, một xưởng làm việc sôi nổi, một phòng tiệc của tâm linh nhiệt thành”. Ôm ấp, bảo vệ và chăm sóc là một phần bản chất của Giáo hội, qua chính ơn gọi của mình là một nơi quy tụ chào đón, nơi mà “tình bác ái tập thể đòi hỏi sự hòa hợp hoàn hảo, từ đó tạo ra sức mạnh đạo đức, vẻ đẹp tinh thần, tính gương mẫu của mình”. Đối với Đức Thánh Cha, Giáo hội cần “những nơi bình yên và cởi mở” để “trước hết tạo ra trong các tâm hồn”, nơi mọi người cảm thấy “được chào đón như một đứa trẻ trong vòng tay của mẹ và như một đứa trẻ được nuôi dưỡng trên má của cha mình”.
“Bằng cách trở nên nhỏ bé, Thiên Chúa cho chúng ta thấy thế nào là sự cao cả thực sự”
Thượng Hội đồng, đó cũng có nghĩa là “lớn lao” – trong tinh thần, trong trái tim, trong tầm nhìn – bởi vì các vấn đề cần giải quyết đều “lớn lao” và tế nhị, và các kịch bản mà chúng ghi khắc trong đó đều rất rộng lớn, phổ quát”. Và để đạt được điều này, Đức Phanxicô đề nghị với các tham dự viên “đừng rời mắt khỏi đứa trẻ mà Chúa Giêsu tiếp tục đặt ở trung tâm các cuộc họp và bàn làm việc của chúng ta, để nhắc nhở chúng ta rằng cách duy nhất để “xứng tầm” với nhiệm vụ được giao phó cho chúng ta là trở nên nhỏ bé và chào đón nhau với lòng khiêm tốn như chính chúng ta là”.
Thật vậy, Đức Phanxicô kết luận, “chính bằng cách trở nên nhỏ bé mà Thiên Chúa cho chúng ta thấy sự vĩ đại thực sự là gì, và thậm chí cả ý nghĩa của việc là Thiên Chúa. Không phải ngẫu nhiên mà Chúa Giêsu nói rằng các thiên thần của các trẻ nhỏ “không ngừng nhìn thấy dung nhan Cha [Người] ngự trên trời” (Mt 18:10): do đó, chúng giống như một “kính thiên văn” về tình yêu của Chúa Cha”.
Tý Linh
(theo Myriam Sandouno – Vatican News)
Tags: Phanxicô-I, synode
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?