KHIẾU KIỆN VATICAN : TÒA ÁN NHÂN QUYỀN CHÂU ÂU BÁC ĐƠN CỦA CÁC NẠN NHÂN LẠM DỤNG TÍNH DỤC
Tòa án nhân quyền Châu Âu đã tái khẳng định, hôm 12/10/2021, quyền miễn trừ của Vatican với tư cách là một Nhà nước, trước đơn khiếu kiện của nhiều nạn nhân lạm dụng tính dục bởi các linh mục. Họ muốn tố cáo « cách thức thiếu sót về mặt cơ cấu mà Giáo hội đối diện với vấn đề lạm dụng tính dục » ở trong Giáo hội.
« Quyết định áp dụng một nguyên tắc pháp chế cổ điển trong một bối cảnh chưa từng có ». Tòa án nhân quyền Châu Âu (CEDH) đã ra phán quyết, hôm 12/10/2021, chống lại nhiều người đệ đơn khiếu kiện ở Bỉ chống lại Vatican, về những lạm dụng tính dục của các linh mục. « Đây là lần đầu tiên Tòa án được đưa ra tòa về một đơn khiếu kiện nhắm đến Tòa Thánh và đặc biệt về một vụ kiện bạo lực tính dục trẻ vị thành niên », Nicolas Hervieu, luật sư về công luật và luật nhân quyền Châu Âu, cho biết. Một quyết định với sự cộng hưởng đặc biệt, sau khi đệ trình báo cáo của Ủy ban Sauvé về bạo lực tính dục trẻ vị thành niên.
Đơn khiếu kiện đầu tiên bị tòa án Bỉ bác bỏ
Vào năm 2011, chừng 30 người đệ đơn Bỉ, Pháp và Hà Lan, những nạn nhân lạm dụng tính dục, đã đệ đơn khiếu kiện lần đầu tiên ở Bỉ, chống lại Tòa Thánh. Tòa án Bỉ đã bác bỏ đơn khiếu kiện vào năm 2013, bằng cách dựa vào lập luận pháp lý theo đó Tòa Thánh được hưởng quyền miễn trừ tài phán – một nguyên tắc của luật quốc tế theo đó một Nhà nước không thể bị truy tố bởi các tòa án của một Nhà nước khác. Tuy nhiên, Tòa Thánh được công nhận là một Nhà nước bởi luật quốc tế, kể từ Hiệp định Latêranô năm 1929. Do đó, tòa án sơ thẩm ở Gand, Bỉ, đã tuyên bố không đủ thẩm quyền để xét xử vụ án và theo đuổi các thủ tục chống lại Vatican.
Vào năm 2017, sau nhiều thủ tục pháp lý không thành công, những người đệ đơn cuối cùng hướng đến CEDH. Nếu, trước tiên, tòa án Châu Âu công nhận đặc tính có thể nhận đơn khiếu nại của họ, thì cuối cùng tòa án đã đưa ra phán quyết có lợi cho tòa án Bỉ và kết luận không vi phạm các quy định của Công ước Châu Âu về nhân quyền. « Ngay cả khi vụ việc liên quan đến các sự kiện đau lòng, Tòa án cho rằng điều đó không đủ để gạt bỏ nguyên tắc theo đó người ta không thể đổ lỗi cho một Nhà nước vì những buộc tội liên quan đến sứ mệnh chủ quyền của nó », Nicolas Hervieu nhìn nhận.
Một hồ sơ nhạy cảm đối với quan hệ ngoại giao
« Quyết định này không gây ngạc nhiên, cho dù không có gì ngăn cấm Tòa án cho thấy nghĩa vụ bảo vệ trẻ vị thành niên chống lại bạo lực tính dục », luật sự nói thêm. Theo ông, Tòa án lẽ ra có thể đưa ra một ngoại lệ bằng cách ưu tiên bảo vệ nhân quyền so với luật quốc tế chung.
Nhưng hồ sơ vẫn rất nhạy cảm. CEDH đã được đưa ra tòa trước hết trong mục đích giải quyết dứt khoát liệu Bỉ nên đổ lỗi cho Tòa Thánh không. « Nếu Tòa án không bác bỏ những người đệ đơn, thì do đó nó sẽ kết án Nhà nước Bỉ vì đã không bắt đầu các thủ tục pháp lý chống lại Tòa Thánh », Nicolas Hervieu giải thích. Một hoàn cảnh có thể làm hoen ố lâu dài mối quan hệ ngoại giao giữa Nhà nước Vatian và Bỉ.
Những người đệ đơn giờ đây có ba tháng để kháng cáo quyết định và yêu cầu chuyển vụ việc lên tòa án tối cao. Một ủy ban gồm 5 thẩm phán, trong đó có chủ tịch Tòa án, sẽ nhóm họp để quyết định liệu đơn khiếu kiện có bị trả lại hay không. Nếu họ chấp nhận, thì 17 thẩm phán sẽ phải đưa ra phán quyết chính thức.
Tý Linh
(theo nhật báo La Croix)
Tags: Âu Châu, Công-lý, Giáo-Hội-&-Nhà-Nước, Nhân quyền
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?