KHOA HỌC CÓ THỂ CHỨNG MINH SỰ TỒN TẠI CỦA THIÊN CHÚA KHÔNG ?
Trở thành cuốn sách bán chạy nhất trong một vài tuần, cuốn sách, được xuất bản vào cuối năm 2021, đã muốn mang lại những bằng chứng về sự tồn tại của Thiên Chúa. Một hội nghị chuyên đề về « Thiên Chúa trước rủi ro của khoa học » quy tụ các nhà khoa học và thần học tại Collège des Bernardins, vào ngày 17/10/2022.
Hơn cả việc tin vào điều đó, người ta còn muốn biết…Từ tháng 10/2021, cuốn sách « Thiên Chúa, khoa học, các bằng chứng » (Dieu, la science, les preuves ) (1) muốn khẳng định sự tồn tại của Thiên Chúa. Là những người kế thừa xa của anh em nhà Bogdanov khi anh em này ký tên vào cuốn « Dieu et la science » (Grasset, 1991) cùng với viện sĩ Jean Guitton, các tác giả của « Dieu, la science, les preuves » đã dựa vào những khám phá khoa học để « chứng minh » sự tồn tại của « một trí thông minh siêu vượt », mà người ta có thể gọi là Thiên Chúa.
Một lối tiếp cận khoa học
Thành công là không thể bàn cãi, cuốn sách đã được bán 200.000 bản và trong tuần này nhà xuất bản sẽ phát hành ấn bản sưu tầm cho những ngày lễ vào cuối năm. Vào ngày thứ Hai 17/10/2022, hội nghị chuyên đề diễn ra tại Collège des Bernardins, ở Paris, vốn sẽ đối chất các lập trường (2). Vì có một cuộc tranh luận : nếu khoa học của thế kỷ XX không ngừng vấp phải những bí nhiệm, thì Thiên Chúa có phải là lời giải thích cho tất cả các mầu nhiệm này không ?
Là khoa học gia, hai tác giả cũng là những Kitô hữu dấn thân. Olivier Bonnassies là người sáng lập trang thông tin tôn giáo Aleteia. Michel-Yves Bolloré là thành viên của Opus Dei. Tuy nhiên, không phải đức tin đã thúc đẩy các tác giả, nhưng, theo họ, là một sự tò mò khoa học được thừa hưởng từ việc đào tạo của họ.
Một trí thông minh siêu vượt
Khó có thể tóm tắt cuốn sách gần 600 trang này. Dựa vào những khám phá của Einstein và các thiên tài khác của thế kỷ XX, các tác giả đã nhấn mạnh rằng ngày nay người ta đã chấp nhận rằng vũ trụ có một khởi đầu – điều này đòi hỏi một « người sáng tạo ». Mặt khác, những dữ kiện khoa học của vật lý và sinh học đều được xác định bởi những điều chỉnh tinh tế đến nỗi chúng không thể là kết quả của sự ngẫu nhiên. Vì thế, chúng ta sẽ có « bằng chứng » về một trí thông minh siêu vượt, về một tạo hóa nguồn gốc của công trình tạo dựng.
Một bằng chứng hay một sự đánh cược
Chính bước cuối cùng này đã khơi dậy cuộc tranh luận : « Người ta kêu gọi đến Thiên Chúa để bù đắp cho sự thiếu sót trong lời giải thích. Đó là sai lầm về Thiên Chúa lấp chỗ trống », Jean-Michel Maldamé, dòng Đaminh, nhận định. Họa sĩ hoạt hình Brunor, người đã đề cập các vấn đề khoa hoc từ mười lăm năm qua thông qua loạt truyện tranh « những bằng chứng có thể suy nghĩ » (3), cũng nhận định : « Nếu khoa học gần đây mở ra những viễn cảnh mới đối với những biểu lộ của thế giới, thì nó không đủ khả năng để đánh giá triết học hay tôn giáo. Thiên Chúa không phải là lời giải thích cho những gì chúng ta còn chưa hiểu ». Trong một tiểu luận phê bình ngắn gọn, nhà văn Pierre Jourde, người nghi ngờ về Thiên Chúa và các tôn giáo, đã lưu ý rằng « tin vào Thiên Chúa là một sự đánh cược. Đó là một mối tương quan mật thiết với thần linh, không phải là kết quả của một lối tiếp cận lý trí » (4).
Cuốn « Dieu, la science, les preuves » được đặt trong phần khoa học của hiệu sách La Procure ở Paris. Malthide Mahieux, người bán sách, giải thích : « Có một sự hâm mộ thực sự đối với khoa học. Cuốn sách này, nếu nó nói về Thiên Chúa, thì nó không đáp lại sự mong đợi về mặt thiêng liêng của độc giả ».
Công chúng, rất đa dạng, bị quyến rũ bởi lối tiếp cận của Olivier Bonnassies và Michel-Yves Bolloré, và cũng đã đọc nhà vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận cũng như nhà vật lý Étienne Klein, càng đang tìm kiếm sự chắc chắn hơn. Việc chứng minh sự tồn tại của Thiên Chúa sẽ can thiệp một cách nghịch lý vào một xã hội tục hóa, trong đó 51% người Pháp nói rằng họ không tin vào Thiên Chúa (5). « Khoa học là một công trình đang được xây dựng, nó không có câu trả lời cho mọi thứ », Thomas C. Durand, nhà sinh vật học, phản bác lại trong « cuộc điều tra lại » của mình (6). « Từ bằng chứng là một ví dụ tốt về những cạm bẫy đánh dấu các cuộc tranh luận. Một bằng chứng là một lời phát biểu dẫn đến sự tán thành ».
Chắc chắn cuộc tranh luận không nên kết thúc quá nhanh. François Euvé (7), dòng Tên, nhận xét : « Vấn đề về nguồn gốc đã luôn khơi dậy một suy tư về sự can thiệp của một thành phần thần linh. Tuy nhiên, coi Thiên Chúa như người thợ đồng họ vĩ đại sẽ vấp phải vấn đề về sự dữ. Chắc chắn khi quên đi Teilhard de Chardin, thần học đã quan tâm đến khoa học về con người hơn là vũ trụ học ».
Những khám phá khoa học hấp dẫn sẽ tiếp tục chất vấn lý trí, cũng làm rung chuyển niềm tin và có lẽ sẽ có thể nuôi dưỡng niềm tin vào Thiên Chúa .
————————————————
(1) Olivier Bonnassies, Michel-Yves Bolloré, Dieu, la science, les preuves, , Éd. Trédaniel, 577 p., 24 €.
(2) Hội nghị chuyên đề « Thiên Chúa trước rủi ro của khoa học » tại Collège des Bernardins, ở Paris, được khai mạc bởi Olivier Bonnassies. Đặc biệt tham gia các cuộc tranh luận gồm có tác giả Brunor, thần học gia Thierry Magnin, nhà bách khoa Philippe Quentin, Cha Pascal Ide, triết gia Jean Staune. Tham dự hội nghị qua zoom.
(3) Bộ sưu tập « Les indices pensables », tiêu đề cuối cùng : Brunor, L’Univers imprévisible, Éd., 222 p., 20 €.
(4) Croire en Dieu. Pourquoi ?, Tracts Gallimard, n° 41, 40 p., 3,90 €.
(5) Khảo sát được thực hiện vào tháng Chín năm 2021, Ifop cho Hiệp hội các nhà báo thông tin tôn giáo (Ajir).
(6) Thomas C. Durand , Dieu, la contre-enquête, Humensciences, 368 p., 20,90 €.
(7) François Euvé, La Science, l’épreuve de Dieu ?, Salvator, 200 p., 18 €.
————————–
Tý Linh
(theo nhật báo La Croix)
Tags: Thần học
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG