KHÓA HỌP CHUNG THỨ NĂM, THỨ SÁU VÀ THỨ BẢY CỦA THĐ
Khóa họp chung thứ năm (sáng 8/10) của Thượng Hội đồng về gia đình xoay quanh những thách đố mục vụ gia đình, cuộc khủng hoảng đức tin trong bối cảnh gia đình, và những hoàn cảnh cấp bách bên trong gia đình. Trước tiên đề cập đến hoàn cảnh của Giáo Hội ở Cận và Trung Đông cũng như ở Bắc Phí, vốn đang sống trong khung cảnh chính trị, kinh tế và tôn giáo khủng hoảng, với những hậu quả nghiêm trọng đến gia đình. Các luật lệ cấm việc tái thống nhất gia đình, sự nghèo khổ thúc đẩy người dân di cư, chủ nghĩa cực đoan tôn giáo chối bỏ sự ngang bằng của các kitô hữu với các tín hữu đạo Hồi, điều đó đặt ra những vấn đề nghiêm trọng trong các cuộc hôn nhân hỗn hợp. Hôn nhân giữa các tôn giáo đang gia tăng và Giáo Hội phải mang lại giáo lý nào cho những đứa con được sinh ra trong hoàn cảnh này…
Tòa Thánh không ngừng bảo vệ gia đình trên mọi phương diện, nhấn mạnh phẩm giá, nhắc lại các quyền lợi và bổn phận của gia đình…Những tiếng « không » của Giáo Hội là những tiếng « vâng » cho sự sống…
Vai trò của các ông bà trong việc thông truyền đức tin cũng được nhấn mạnh, cũng như việc cần bao hàm các bậc ông bà trong mái ấm gia đình…
Khóa họp chung thứ sáu (chiều 8/10) tiếp nối cuộc tranh luận chung xung quanh những hoàn cảnh mục vụ khó khăn, nhất là liên quan đến gia đình, và những cuộc kết hôn đồng tính. Các Nghị Phụ trước tiên nhắc lại rằng, vì không phải là một thứ hải quan nhưng là một gia đình, nên Giáo Hội phải đồng hành với mọi người, bao hàm cả những người trong hoàn cảnh mục vụ tế nhị. Tập hợp các gia đình trong hoàn cảnh tốt đẹp và các gia đình đang khủng hoảng, Giáo Hội không thể dửng dưng trên con đường nên thánh trước sự yếu đuối của một số người. Giáo Hội phải giúp đỡ những người yếu đuối nhất. Thủ tục liên quan đến sự tiêu hôn cần phải được giảm bớt, và cần có thêm giáo dân trong các tòa án của Giáo Hội…Những người ly dị tái hôn phải được đối xử cách tôn trọng bởi vì họ thường ở trong những hoàn cảnh bấp bênh và đau khổ, và tìm cách dệt lại một đời sống Giáo Hội. Họ cần đến một nền mục vụ đầy lòng thương xót chứ không trấn áp…Cần chuẩn bị tốt hơn cho những người sắp kết hôn, cách riêng nhấn mạnh đến khía cạnh bí tích của mối liên hệ vợ chồng và một sứ mạng giáo dục vốn không bị giới hạn vào một diễn từ luân lý hóa…Hành trình hôn nhân phải hướng đến sự phát triển con người.
Giờ thảo luận tự do dùng để giới thiệu những kinh nghiệm cá nhân nhưng cả những mô hình áp dụng cho việc mục vụ những người ly dị tái hôn. Ở đây, cần tránh những kiểu nói « tình trạng tội lỗi thường hằng », và cần giải thích rằng việc không được rước lễ không tự động loại trừ ân sủng của Chúa Kitô. Việc không được rước lễ phát xuất từ tính thường hằng của sợi dây bí tích trước và bất khả phân ly. Các Nghị Phụ cũng đưa ra giả thiết về rước lễ thiêng liêng, vốn cho thấy những giới hạn như khó khăng của những giải pháp mới. Trong việc mục vụ cho người đồng tính, việc lắng nghe là căn bản, nhất là qua các nhóm…
Khóa họp chung thứ bảy (sáng 9/10) diễn ra trong hai phần, trước tiên tiếp tục cuộc thảo luận chung chiều hôm trước, rồi cuộc thảo luận bàn đến những thách đố mục vụ liên quan đến việc mở ra cho sự sống. Vấn đề rước lễ của người ly dị tái hôn tiếp tục được đặt ra. Tính bất khả phân ly của hôn nhân được tái khẳng định vì mối liên hệ bí tích là một thực tại khách quan, công trình của Chúa Kitô trong Giáo Hội. Điểm này phải được bảo vệ và bàn đến nhờ việc dạy giáo lý tiền hôn nhân để những vợ chồng tương lai ý thức rõ về đặc tính bí tích của việc kết hôn và về bản chất ơn gọi của họ. Việc đồng hành mục vụ phải đồng hành với các đôi bạn sau hôn nhân…Giáo Hội không được áp dụng một nền mục vụ được ăn cả ngã về không, nhưng là có lòng thương xót. Không được phép rước lễ không có nghĩa là không còn là thành viên của cộng đoàn nữa…Nơi một số vùng trên thế giới, việc ăn ở với nhau không cưới xin thường bởi những lý do kinh tế xã hội, chứ không phải chối bỏ giáo huấn của Giáo Hội… Cả ở đây nữa, cần có một nền mục vụ đặc trưng. Việc Giáo Hội không nhìn nhận hôn nhân đồng tính không dẫn đến một sự phân biệt kỳ thị nhưng cần tôn trọng. Liên quan đến các hôn nhân hỗn hợp, cần nhìn xa hơn những khó khăn để nhận thấy sức mạnh chứng tá hài hòa của họ ở bình diện đối thoại liên tôn…
Phần thứ hai của khóa họp bàn về việc làm cha làm mẹ có trách nhiệm và tái khẳng định rằng hồng ân sự sống cũng như đức khiết tịnh là những giá trị làm nên hôn nhân Kitô giáo, vốn đối lập với tội ác phá thai. Nhắm đến hoàn cảnh, cảnh riêng ở Á Châu, trong đó nhiều gia đình đang đối diện với việc phá thai, hiếp dâm phụ nữ và buôn người, các Nghị Phụ đã nhắc lại sự cần thiết làm nổi bật công lý như là nhân đức nền tảng của gia đình. Rồi cuộc thảo luận chạm đến trách nhiệm giáo dục của các cha mẹ. Cần phải lưu tâm đến việc giáo dục đức tin cho con cái…Việc ngừa thai rõ ràng có một tác động tiêu cực trên xã hội, bắt đầu với việc giảm tỉ lệ sinh sản. Người kitô hữu đối diện với vấn đề này phải cho thấy rằng con cái là một phúc lành cho cha mẹ. Sau cùng khóa họp bàn đến vai trò của giáo dân và các phong trào, vốn không thể thiếu trong sứ mạng tông đồng của gia đình, đồng hành với các gia đình và Phúc Âm hóa xã hội.
Tý Linh
theo VIS
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS