KINH NỮ VƯƠNG THIÊN ĐÀNG CHÚA NHẬT II PHỤC SINH NĂM A: KHÔNG LOẠI TRỪ AI KHỎI LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA
Hãy tìm kiếm Chúa Giêsu Phục Sinh trong Giáo hội chứ không phải bên ngoài, và hãy đón nhận tất cả mọi người như anh chị em mà không loại trừ ai khỏi lòng thương xót của Thiên Chúa. Đó là lời mời gọi của Đức Phanxicô trong buổi đọc Kinh Nữ Vương Thiên Đàng, hôm Chúa Nhật II Phục Sinh, ngày 16/4/2023. Và cũng trong buổi đọc kinh này, ngài bảo vệ thánh Gioan-Phaolô II, “đối tượng của những suy luận xúc phạm và vô căn cứ trong những ngày qua”.
Dưới đây là bài suy niệm của Đức Thánh Cha:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Hôm nay, Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót, bài Tin Mừng thuật lại hai lần Chúa Giêsu Phục Sinh hiện ra cho các môn đệ, và cách riêng cho ông Tôma, vị “Tông đồ hồ nghi” (x. Ga 20, 24-29).
Trên thực tế, Tôma không phải là người duy nhất chiến đấu để tin. Thực ra, ông đại diện cho tất cả chúng ta một cách nào đó. Quả thế, không phải lúc nào cũng dễ tin, đặc biệt khi, như trong trường hợp của ông, ông đã chịu một sự thất vọng nặng nề. Và sau một sự thất vọng lớn như vậy, thật khó để tin. Ông đã theo Chúa Giêsu trong nhiều năm, mạo hiểm và chịu đựng những khó khăn. Nhưng Thầy đã bị đóng đinh trên thập giá như một tên tội phạm, và không ai giải thoát cho Thầy. Không ai đã làm bất cứ điều gì! Ngài đã chết và mọi người đều sợ hãi. Làm thế nào ông có thể tin tưởng một lần nữa? Làm sao ông có thể tin những tin tức nói rằng Ngài đang sống như thế? Có sự nghi ngờ trong ông.
Tuy nhiên, Tôma cho thấy ông rất can đảm. Trong khi những người khác đã nhốt mình bên trong Phòng Trên vì sợ hãi, thì ông đi ra, có nguy cơ bị ai đó có thể nhận ra, báo cáo và bắt giữ ông. Thậm chí chúng ta có thể nghĩ rằng, với lòng can đảm của ông, ông xứng đáng được gặp Chúa Phục Sinh hơn những người khác. Thay vào đó, chính vì đi khỏi, nên Tôma không có mặt ở đó khi Chúa Giêsu hiện ra lần đầu tiên cho cac môn đệ vào chiều Phục Sinh, như thế mất đi cơ hội đó. Ông đã rời khỏi cộng đoàn. Làm thế nào ông có thể lấy lại cơ hội? Chỉ bằng cách quay trở lại với những người khác, trở về gia đình mà ông đã sợ hãi và buồn bã bỏ lại phía sau. Khi ông làm thế, khi ông trở lại, họ bảo ông rằng Chúa Giêsu đã xuất hiện, nhưng ông đấu tranh để tin – ông muốn nhìn thấy các vết thương của Ngài. Và Chúa Giêsu cho ông mãn nguyện: tám ngày sau, Ngài lại hiện ra giữa các môn đệ và cho họ xem các vết thương, tay, chân của ngài, những vết thương này là bằng chứng về tình yêu thương của Ngài, là những kênh luôn rộng mở của lòng thương xót của Ngài.
Chúng ta hãy suy nghĩ về những sự kiện này. Để tin, Tôma muốn có một dấu hiệu phi thường – chạm vào vết thương. Chúa Giêsu cho ông thấy chúng, nhưng theo cách thông thường, đến trước mặt mọi người, trong cộng đoàn chứ không phải bên ngoài. Đó là như thể Ngài nói với ông: nếu con muốn gặp Thầy, con đừng tìm kiếm đâu xa, hãy ở lại trong cộng đoàn, với những người khác. Đừng bỏ đi…hãy cầu nguyện với họ…hãy bẻ bánh với họ. Và Ngài cũng nói điều này với chúng ta. Đó là nơi các con sẽ tìm thấy Thầy; đó là nơi Thầy sẽ cho các con thấy những dấu hiệu của các vết thương đã ghi dấu trên thân thể của Thầy: những dấu hiệu của Tình Yêu chiến thắng hận thù, của Ơn Tha Thứ giải trừ thù hận, những dấu hiệu của Sự Sống chiến thắng sự chết. Chính ở đó, trong cộng đoàn, mà các con sẽ khám phá khuôn mặt của Thầy, khi các con chia sẻ những thời điểm nghi ngờ và sợ hãi với anh chị em của các con, thậm chí còn bám chặt lấy họ hơn. Không có cộng đoàn, thật khó để tìm thấy Chúa Giêsu.
Anh chị em thân mến, lời mời gọi dành cho Tôma cũng có giá trị cho chúng ta. Chúng ta, chúng ta tìm kiếm Đấng Phục Sinh ở đâu? Trong một sự kiện đặc biệt nào đó, trong một cuộc biểu hiện tôn giáo ngoạn mục hay đáng kinh ngạc nào đó, chỉ ở bình diện cảm xúc hay giật gân? Hay đúng hơn là trong cộng đoàn, trong Giáo hội, chấp nhận thách thức ở lại đó, cho dù nó không hoàn hảo? Bất chấp tất cả những hạn chế và thất bại của nó, vốn là những hạn chế và thất bại của chúng ta, Mẹ Giáo hội của chúng ta là Thân Thể của Chúa Kitô. Và chính ở đó, trong Thân Thể của Chúa Kitô, mà, bây giờ và mãi mãi, những dấu hiệu lớn lao nhất của tình yêu thương của Ngài có thể được tìm thấy in dấu. Tuy nhiên, chúng ta tự hỏi, nếu nhân danh tình yêu này, nhân danh các vết thương của Chúa Giêsu, liệu chúng ta có sẵn sàng mở rộng vòng tay đón nhận những người bị tổn thương bởi cuộc sống, không loại trừ ai khỏi lòng thương xót của Thiên Chúa, nhưng đón nhận mọi người – mỗi người, như một người anh em, như một người chị em, như Thiên Chúa đón nhận mọi người.
Xin Đức Maria, Mẹ của Lòng Thương Xót, giúp chúng ta yêu mến Giáo hội và biến Giáo hội thành ngôi nhà đón tiếp đối với mọi người.
—————————————-
Sau Kinh Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến,
Tôi muốn bày tỏ sự gần gũi của tôi với tất cả anh chị em của chúng ta, đặc biệt là ở Đông phương, đang cử hành lễ Phục sinh hôm nay: Anh chị em thân mến, xin Chúa Phục sinh ở cùng anh chị em và đổ đầy Thánh Thần của Ngài cho tất cả anh chị em! Chúc mừng lễ Phục sinh đến tất cả anh chị em!
Và thật không may, trái ngược hoàn toàn với thông điệp Phục sinh, chiến tranh vẫn tiếp diễn và chúng tiếp tục gieo rắc cái chết theo những cách khủng khiếp. Chúng ta hãy đau buồn trước những hành động tàn ác này và chúng ta hãy cầu nguyện cho các nạn nhân, cầu xin Chúa để thế giới không bao giờ phải trải qua cú sốc về cái chết bạo lực do bàn tay con người gây ra, nhưng là sự kính sợ về sự sống mà Ngài ban cho và đổi mới bằng ân sủng của Ngài!
Tôi đang quan tâm theo dõi các sự kiện đang diễn ra ở Sudan. Tôi gần gũi với người dân Sudan, những người đã bị thử thách như vậy, và tôi mời gọi anh chị em hãy cầu nguyện để họ có thể hạ vũ khí và chọn con đường hòa bình và hòa hợp.
Tôi xin chào tất cả anh chị em, những người từ Rôma và những người hành hương, đặc biệt là các nhóm cầu nguyện đang nuôi dưỡng linh đạo Lòng Thương Xót Chúa, đã quy tụ hôm nay tại Đền Thờ Chúa Thánh Thần ở Sassia. Và, chắc chắn hiểu rõ cảm xúc của các tín hữu trên khắp thế giới, tôi xin hướng lòng biết ơn đến việc tưởng nhớ Thánh Gioan Phaolô II, đối tượng của những suy luận xúc phạm và vô căn cứ trong những ngày qua.
[…]
——————————————
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn: Vatican.va)
Tags: Angelus, Hòa-bình, Phanxicô-I, Phục-sinh
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ĐỨC THÁNH CHA VIẾT THƯ CHO TỔNG THỐNG DONALD TRUMP
- MỘT NỮ TU SẼ ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM CHỦ TỊCH PHỦ THỐNG ĐỐC THÀNH VATICAN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN NĂM C: CHÚA ĐÁP LẠI SỰ THIẾU THỐN CỦA CHÚNG TA BẰNG TÌNH YÊU DƯ TRÀN CỦA NGƯỜI
- CÁI CHẾT CỦA CHA PONCHAUD, CHỨNG NHÂN VĨ ĐẠI CỦA LỊCH SỬ CAMPUCHIA
- BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN: HUẤN THỊ VỀ MỘT VÀI KHÍA CẠNH CỦA “THẦN HỌC GIẢI PHÓNG”
- Ở BA LAN, MỘT KIẾN NGHỊ NHẰM XÓA BỎ VIỆC GIẢI TỘI CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
- VỤ CHA PIERRE: HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC XIN TÒA ÁN MỞ CUỘC ĐIỀU TRA
- ĐỨC THÁNH CHA MỜI GỌI CÁC LINH MỤC ARGENTINA HÃY TIÊU HAO VÌ TIN MỪNG
- CUBA THẢ TÙ NHÂN, HOAN NGHÊNH SỰ TRUNG GIAN HÒA GIẢI CỦA TÒA THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 2
- HĐGM Ý GIẢI THÍCH CÁC CHUẨN MỰC CỦA RÔMA LIÊN QUAN ĐẾN ĐÀO TẠO LINH MỤC
- TIẾP KIẾN CHUNG NĂM THÁNH (11/1/2025): HY VỌNG LÀ BẮT ĐẦU LẠI – GIOAN TẨY GIẢ
- KINH TRUYỀN TIN LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA NĂM C: TÔI ĐƯỢC RỬA TỘI NGÀY NÀO?
- JOE BIDEN TRAO HUÂN CHƯƠNG TỰ DO CỦA TỔNG THỐNG CHO ĐỨC PHANXICÔ
- HÀNH KHÚC GIÁO HOÀNG, BÀI QUỐC CA CHÍNH THỨC CỦA VATICAN DO MỘT NGƯỜI PHÁP SÁNG TÁC
- CÁC ĐẠI SỨ TẠI TÒA THÁNH ĐƯỢC ĐỨC PHANXICÔ CHẤT VẤN
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO CÁC THÀNH VIÊN CỦA ĐOÀN NGOẠI GIAO TẠI TÒA THÁNH NHÂN DỊP CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025 : NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT NỀN NGOẠI GIAO HY VỌNG
- Ở THÁI LAN, CUỘC CHIẾN HÀNG NGÀY CỦA MỘT LINH MỤC CHỐNG LẠI NẠN LAO ĐỘNG TRẺ EM
- CÁI CHẾT CỦA CHA FELIX WILFRED, “MỘT MẤT MÁT LỚN LAO CHO NỀN THẦN HỌC CHÂU Á”
- BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 1