KINH NỮ VƯƠNG THIÊN ĐÀNG CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH NĂM C : LẠY CHÚA, XIN BAN CHO CON BÌNH AN CỦA CHÚA ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI KIẾN TẠO HÒA BÌNH
« Anh chị em thân mến, không có tội lỗi nào, không có thất bại nào, không có oán thù nào có thể ngăn cản chúng ta kiên quyết cầu xin món quà này từ Chúa Thánh Thần, Đấng ban cho chúng ta bình an. Càng cảm thấy lòng mình phiến động, càng cảm thấy chúng ta lo lắng, thiếu kiên nhẫn, tức giận, thì chúng ta càng xin Chúa ban cho Thánh Thần bình an. Chúng ta hãy học nói mỗi ngày: « Lạy Chúa, xin ban cho con bình an của Chúa, xin ban cho con Thánh Thần của Chúa » ».
Đức Thánh Cha nhắc nhở các Kitô hữu như thế trong buổi đọc kinh Nữ Vương Thiên Đàng hôm Chúa Nhật 22/5/2022, khi suy niệm về những lời nói của Chúa Giêsu với các môn đệ của Ngài : « Thầy để lại bình an cho các con », « Thầy ban cho các con bình an của Thầy », « vì không ai có thể để lại cho người khác sự bình an nếu họ không có nó nơi chính mình. Không ai cho thể ban bình an trừ khi người đó ở trong bình an ».
Dưới đây là bài suy niệm của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến, chúc ngày Chúa Nhật vui vẻ!
Trong bài Tin Mừng của Phụng vụ hôm nay, chào tạm biệt các môn đệ của mình trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã nói gần như là một di chúc : « Thầy để lại bình an cho các con ». Và lập tức Ngài nói thêm, « Thầy ban bình an của Thầy cho các con » (Ga 14, 27). Chúng ta hãy suy nghĩ về những câu ngắn gọn này.
Trước tiên, Thầy để lại bình an cho các con. Chúa Giêsu chào từ biệt bằng những lời thể hiện tình cảm và sự thanh thản. Nhưng Ngài làm như vậy vào một thời điểm không gì là thanh thản. Giuđa đã rời đi phản bội Ngài, Phêrô sắp chối bỏ Ngài, và hầu như mọi người khác sắp bỏ rơi Ngài. Chúa biết điều này, thế nhưng, Ngài không quở trách, Ngài không dùng những lời lẽ gay gắt, Ngài không nặng lời. Thay vì chứng tỏ sự phiến động, Ngài vẫn tử tế cho đến cùng. Có một câu tục ngữ nói rằng bạn chết theo cách bạn đã sống. Thật vậy, những giờ phút cuối cùng trong cuộc đời của Chúa Giêsu giống như bản chất của toàn bộ cuộc sống của Ngài. Ngài cảm thấy sợ hãi và đau đớn, nhưng Ngài không nhường chỗ cho sự phẫn uất và phản kháng. Ngài không cho phép mình trở nên cay đắng, Ngài không trút giận, Ngài không thiếu nhẫn nại. Ngài bình an, một sự bình an đến từ tâm hồn hiền lành của Ngài quen với sự tin tưởng. Đây là nguồn mạch của sự bình an mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta. Vì không ai có thể để lại cho người khác sự bình an nếu họ không có nó nơi chính mình. Không ai cho thể ban bình an trừ khi người đó ở trong bình an.
Thầy để lại bình an cho các con: Chúa Giêsu chứng minh rằng hiền lành là khả thi. Ngài đã thể hiện nó cách đặc biệt trong thời điểm khó khăn nhất, và Ngài muốn chúng ta cũng cư xử theo cách đó, vì chúng ta cũng là những người thừa kế sự bình an của Ngài. Ngài muốn chúng ta hiền lành, cởi mở, sẵn sàng lắng nghe, có khả năng xoa dịu căng thẳng và xây dựng sự hòa hợp. Đây là chứng tá cho Chúa Giêsu và có giá trị hơn cả ngàn lời nói và nhiều bài giảng. Chứng nhân của hòa bình. Với tư cách là môn đệ của Chúa Giêsu, chúng ta hãy tự hỏi liệu chúng ta có cư xử như vậy nơi chúng ta sống – chúng ta có làm giảm căng thẳng, và xoa dịu xung đột không? Chúng ta có quá bất hòa với ai đó, luôn sẵn sàng phản ứng, bùng nổ, hay chúng ta biết cách đáp trả cách bất bạo động, chúng ta có biết cách đáp trả bằng những hành động hòa bình không? Tôi phản ứng như thế nào? Mọi người có thể tự hỏi điều này.
Chắc chắn, sự hiền lành này không hề dễ dàng. Thật khó để xoa dịu xung đột, ở mọi cấp độ! ở đây, câu thứ hai của Chúa Giêsu đến trợ giúp chúng ta: Thầy ban cho các con bình an của Thầy. Chúa Giêsu biết rằng tự bản thân chúng ta không thể vun đắp hòa bình, rằng chúng ta cần sự giúp đỡ, chúng ta cần một món quà. Hòa bình, vốn là nghĩa vụ của chúng ta, trước tiên là một quà tặng của Thiên Chúa. Trên thực tế, Chúa Giêsu nói: “Thầy ban cho các con bình an của Thầy không theo kiểu thế gian ban tặng” (c. 27). Bình an này là gì mà thế gian không biết và Chúa ban cho chúng ta? Bình an này là Chúa Thánh Thần, cùng một Thánh Thần của Chúa Giêsu. Đó là sự hiện diện của Thiên Chúa trong chúng ta, đó là “sức mạnh bình an” của Thiên Chúa. Chính Chúa Thánh Thần giải trừ vũ khí tâm hồn và lấp đầy nó bằng sự thanh thản. Chính Chúa Thánh Thần nới lỏng sự cứng nhắc và dập tắt những cám dỗ tấn công người khác. Chính Chúa Thánh Thần nhắc nhở chúng ta rằng có những anh chị em bên cạnh chúng ta, không phải là những trở ngại hay đối thủ. Chính Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta sức mạnh để tha thứ, để bắt đầu lại, để làm mới lại bởi vì chúng ta không thể thực hiện điều này bằng sức riêng của mình. Và chính với Chúa Thánh Thần mà chúng ta trở thành những người nam và người nữ của hòa bình.
Anh chị em thân mến, không có tội lỗi nào, không có thất bại nào, không có oán thù nào có thể ngăn cản chúng ta kiên quyết cầu xin món quà này từ Chúa Thánh Thần, Đấng ban cho chúng ta bình an. Càng cảm thấy lòng mình phiến động, càng cảm thấy chúng ta lo lắng, thiếu kiên nhẫn, tức giận, thì chúng ta càng xin Chúa ban cho Thánh Thần bình an. Chúng ta hãy học nói mỗi ngày: “Lạy Chúa, xin ban cho con bình an của Chúa, xin ban cho con Thánh Thần của Chúa”. Đây là một lời cầu nguyện rất đẹp. Chúng ta sẽ cùng nhau nói điều đó chứ? “Lạy Chúa, xin ban cho con bình an của Chúa, xin ban cho con Thánh Thần của Chúa”. Tôi không nghe rõ. Một lần nữa: “Lạy Chúa, xin ban cho con bình an của Chúa, xin ban cho con Thánh Thần của Chúa”. Và chúng ta cũng hãy cầu xin điều này cho những người sống bên cạnh chúng ta, cho những người chúng ta gặp mỗi ngày, và cho các nhà lãnh đạo của các quốc gia.
Xin Đức Mẹ giúp chúng ta đón nhận Chúa Thánh Thần để chúng ta có thể trở thành những người kiến tạo hòa bình.
———————————
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn: vatican.va)
Tags: Angelus, Hòa-bình, Phanxicô-I, Phục-sinh
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 17. THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ NÓI : « XIN NGƯỜI NGỰ ĐẾN ! ». CHÚA THÁNH THẦN VÀ NIỀM HY VỌNG KITÔ GIÁO
- SỨ THẦN TÒA THÁNH TẠI PARIS NÓI VỀ LÝ DO TẠI SAO ĐỨC PHANXICÔ KHÔNG ĐẾN PARIS
- JOHN TRAYNOR, NGƯỜI ĐƯỢC PHÉP LẠ THỨ 71 Ở LỘ ĐỨC