KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 1/8/2021: “MỘT XÃ HỘI ĐẶT LỢI ÍCH THAY VÌ NHÂN DÂN Ở TRUNG TÂM CỦA NÓ LÀ MỘT XÃ HỘI KHÔNG TẠO RA SỰ SỐNG”

Written by xbvn on Tháng Tám 1st, 2021. Posted in Giáo lý, Luân lý, Tâm linh, Thế Giới

Đức Phanxicô tiếp tục có buổi đọc Kinh Truyền Tin vào trưa Chúa Nhật 1/8/2021 và suy niệm về ý nghĩa Tin Mừng của Chúa Nhật này. Ngài đặc biệt mời gọi các tín hữu tránh “cám dỗ ngẫu tượng”, muốn biến Thiên Chúa thành kẻ phục vụ cho nhu cầu của mình, vì tư lợi của mình. Ngài cũng kêu gọi bước vào tương quan tình yêu đích thực và nhưng không với Chúa và đồng thời cảnh giác thái độ xấu xa khi “sử dụng người khác vì lợi ích của riêng mình”.

Dưới đây là bài suy niệm của Đức Thánh Cha:

 Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Khung cảnh đầu tiên của Tin Mừng trong phụng vụ hôm nay (x. Ga 6, 24-35) cho chúng ta thấy một số con thuyền đang di chuyển hướng về Caphácnaum: đám đông đang đi tìm kiếm Chúa Giêsu. Chúng ta có thể nghĩ rằng đây là một điều rất tốt, thế nhưng Tin Mừng dạy chúng ta rằng tìm kiếm Thiên Chúa mà thôi thì không đủ; chúng ta còn phải hỏi tại sao chúng ta tìm kiếm Ngài. Quả thật, Chúa Giêsu nói: “Các ông tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê” (c.26). Thực tế, dân chúng đã chứng kiến phép lạ hóa bánh ra nhiều, nhưng họ đã không hiểu được ý nghĩa của cử chỉ ấy: họ dừng lại ở phép lạ bên ngoài, họ dựng lại ở bánh vật chất: chỉ dừng lại đó, không đi xa hơn, ý nghĩa của phép lạ này.

Do đó, đây là câu hỏi đầu tiên chúng ta có thể tự hỏi: tại sao chúng ta tìm kiếm Chúa? Tại sao tôi tìm kiếm Chúa? Đâu là động cơ cho đức tin của tôi, cho đức tin của chúng ta? Chúng ta cần phân định điều này, bởi vì trong số nhiều cám dỗ mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống, trong số nhiều cám dỗ có một cám dỗ mà chúng ta có thể gọi là cám dỗ ngẫu tượng. Đó mà cám dỗ thúc đẩy chúng ta tìm kiếm Thiên Chúa để sử dụng cho chính mình, để giải quyết các vấn đề, để tạ ơn Ngài những gì chúng ta không thể tự mình đạt được, vì lợi ích của chúng ta. Nhưng theo cách này, đức tin vẫn còn hời hợt và thậm chí, nếu tôi có thể nói thế, đức tin vẫn còn chạy theo phép lạ: chúng ta tìm Thiên Chúa để cho chúng ta ăn và rồi quên Ngài khi chúng ta đã no nê. Ở trung tâm của đức tin thiếu trưởng thành này không phải là Thiên Chúa, nhưng là những nhu cầu của riêng chúng ta. Tôi nghĩ về các lợi ích của chúng ta, nhiều thứ. Trình bày các nhu cầu của chúng ta cho trái tim của Thiên Chúa là đúng, nhưng Chúa, Đấng hành động vượt quá những mong đợi của chúng ta, muốn sống với chúng ta trước hết trong mối tương quan tình yêu. Và tình yêu đích thực thì vô vị lợi, nó là nhưng không: người ta không thích nhận được một ơn huệ đền đáp! Đó là tư lợi; và rất thường xuyên trong cuộc sống chúng ta được thúc đẩy bởi tư lợi.

 Câu hỏi thứ hai mà đám đông hỏi Chúa Giêsu có thể giúp chúng ta: “Chúng tôi phải làm gì, để thực hiện những điều Thiên Chúa muốn?” (c.28). Đó là như thể dân chúng, bị Chúa Giêsu khiêu khích, đang nói: “Làm sao chúng tôi có thể thanh tẩy việc tìm kiếm Thiên Chúa của chúng tôi? Làm thế nào chúng tôi đi từ một đức tin ma thuật, vốn chỉ nghĩ về nhu cầu của riêng chúng tôi, đến một đức tin làm đẹp lòng Thiên Chúa?” Và Chúa Giêsu cho thấy con đường: Ngài trả lời rằng công việc của Thiên Chúa là đón tiếp Đấng mà Chúa Cha đã sai đến, tức là, đón tiếp chính Chúa Giêsu. Đây không phải là thêm vào các thực hành tôn giáo hay tuân giữ các giới luật đặc biệt; đây là đang đón tiếp Chúa Giêsu, đang đón tiếp Ngài vào đời sống của chúng ta, sống một câu chuyện tình yêu với Chúa Giêsu. Chính Ngài sẽ thanh tẩy đức tin của chúng ta. Chúng ta không thể tự mình làm điều này. Nhưng Chúa muốn một tương quan tình yêu với chúng ta: trước những điều chúng ta lãnh nhận và thực hiện, có Ngài để yêu thương. Có một tương quan với Ngài vốn vượt quá lôgíc ích lợi và tính toán.

Điều này được áp dụng cho Thiên Chúa, nhưng cũng được áp dụng cho các mối tương quan nhân loại và xã hội của chúng ta: khi chúng ta tìm kiếm trước hết và trên hết sự thỏa mãn các nhu cầu của chúng ta, thì chúng ta có nguy cơ sử dụng dân chúng và khai thác các hoàn cảnh cho mục đích riêng của mình. Bao nhiêu lần chúng ta đã nghe nó nói về một người nào đó; “Nhưng ông ấy sử dụng dân chúng và rồi quên họ đi”? Sử  dụng dân chúng vì lợi ích riêng của mình: điều này thật xấu xa. Và một xã hội đặt lợi ích thay vì nhân dân ở trung tâm của nó là một xã hội không tạo ra sự sống. Lời mời gọi của Tin Mừng là thế này: thay vì chỉ quan tâm đến bánh vật chất nuôi sống chúng ta, chúng ta hãy đón tiếp Chúa Giêsu như là bánh hằng sống và, bắt đầu từ tình bạn của chúng ta với Ngài, hãy học yêu thương nhau. Cách nhưng không và không tính toán. Tình yêu được trao ban cách nhưng không và không tính toán, không sử dụng dân chúng, cách nhưng không, cách quảng đại, cách cao thượng.

Giờ đây, chúng ta hãy cầu xin Đức Thánh Trinh Nữ, Mẹ đã sống câu chuyện tình yêu đẹp nhất với Thiên Chúa, xin Mẹ ban cho chúng ta hồng ân mở lòng chúng ta ra để gặp gỡ Con của Mẹ.

Tý Linh

(theo Vatican.va)

Tags: ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Hai 2024
H B T N S B C
« Th11    
  1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31