KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 18/7/2021 : « CHÚNG TA CẦN MỘT ‘NỀN SINH THÁI TÂM HỒN’ »
« Nếu chúng ta học biết nghỉ ngơi thực sự, thì chúng ta trở nên có khả năng có lòng trắc ẩn thực sự », Đức Phanxicô nhắc nhở như thế và đồng thời mời gọi cần có một « nền sinh thái tâm hồn » được tạo nên « từ sự nghỉ ngơi, sự chiêm ngắm và lòng trắc ẩn».
Đức Thánh Cha Phanxicô đã giải thích Tin Mừng của Chúa Nhật XVI Thường niên năm B hôm 18/7/2021, ở buổi đọc Kinh Truyền Tin lúc 12g00, từ cửa sổ phòng làm việc của ngài.
Dưới đây là bài suy niệm của Đức Thánh Cha Phanxicô :
Anh chị em thân mến, chào anh chị em !
Thái độ của Chúa Giêsu, mà chúng ta nhận thấy trong Tin Mừng của phụng vụ hôm nay (Mc 6, 30-34), giúp chúng ta nắm bắt hai khía cạnh quan trọng của cuộc sống. Khía cạnh đầu tiên, đó là sự nghỉ ngơi. Đối với các Tông đồ trở về sau những mệt mỏi của sứ mạng và bắt đầu hăng hái kể lại tất cả những gì họ đã làm, Chúa Giêsu đã dịu dàng đưa ra lời mời gọi này : « Các con hãy lánh riêng ra một nơi hoang vắng và nghỉ ngơi đôi chút » (c. 31). Một lời mời gọi nghỉ ngơi.
Khi làm như thế, Chúa Giêsu cho chúng ta một giáo huấn quý báu. Mặc dù vui mừng khi thấy các môn đệ của Ngài sung sướng về những điều kỳ diệu của việc rao giảng, nhưng Ngài không dừng lại ở những lời khen ngợi hay những vấn đề, nhưng lo lắng cho sự mệt mỏi thể lý và tâm hồn của họ. Tại sao Ngài làm như thế ? Bởi vì Ngài muốn họ đề phòng cảnh giác một nguy cơ, vốn cũng luôn rình rập chúng ta : bị cuốn vào sự cuồng nhiệt của « việc làm », rơi vào bẫy chủ nghĩa hoạt động, ở đó điều quan trọng nhất là những kết quả mà chúng ta đạt được và cảm thấy mình là nhân vật chính hoàn toàn. Biết bao lần điều đó cũng xảy đến trong Giáo hội : chúng ta bận rộn, chúng ta chạy, chúng ta nghĩ rằng tất cả đều tùy thuộc chúng ta và, cuối cùng, chúng ta có nguy cơ bỏ qua Chúa Giêsu và chúng ta luôn quay trở lại với chúng ta, ở trung tâm. Chính vì thế mà Ngài mời gọi các môn đệ lánh riêng ra nghỉ ngơi đôi chút, cùng với Ngài. Đây không chỉ là một sự nghỉ ngơi thể lý, đây cũng là sự nghỉ ngơi của tâm hồn. Bởi vì « ngắt kết nối » mà thôi thì không đủ, cần phải thực sự nghỉ ngơi. Và chúng ta làm điều đó như thế nào ? Để làm điều đó, cần phải trở lại với trung tâm của mọi sự : dừng lại, thinh lặng, cầu nguyện, để không chuyển từ « cuộc chạy đua » của công việc đến sự chạy đua của nghỉ ngơi. Chúa Giêsu không trốn tránh nhu cầu của đám đông, nhưng mỗi ngày, trước mọi sự, Ngài đã rút lui đi vào cầu nguyện, trong thinh lặng, trong sự thân mật với Cha. Lời mời gọi dịu dàng của Ngài – các con hãy nghỉ ngơi đôi chút – phải đồng hành với chúng ta : thưa anh chị em, hãy giữ mình khỏi việc tìm kiếm sự hiệu quả, hãy ngưng cuộc chạy đua vô độ mà áp đặt lên nhật ký của chúng ta. Chúng ta hãy học biết dừng lại, tắt điện thoại di động, chiêm ngắm thiên nhiên, tái tạo bản thân trong việc đối thoại với Thiên Chúa.
Thế nhưng, Tin Mừng kể rằng Chúa Giêsu và các môn đệ không thể nghỉ ngơi như các ngài muốn. Dân chúng tìm thấy các ngài và khắp nơi tuôn đến. Ở giai đoạn này, Chúa chạnh lòng thương. Đây là khía cạnh thứ hai : lòng trắc ẩn, vốn là phong cách của Thiên Chúa. Phong cách của Thiên Chúa là sự gần gũi, lòng trắc ẩn và sự dịu dàng. Bao nhiêu lần trong Tin Mừng, trong Thánh Kinh, chúng ta nhận thấy câu này : « Ngài chạnh lòng thương ». Chạnh lòng, Chúa Giêsu cống hiến cho dân chúng và Ngài lại bắt đầu dạy dỗ (x. cc. 33-34). Điều đó có vẻ là một mâu thuẫn, nhưng trên thực tế, không phải thế. Thực ra, chỉ một tâm hồn không để mình bị cuốn đi bởi sự vội vàng mới có khả năng xúc động, tức là không bị cuốn vào bản thân hay những điều phải làm và để ý đến tha nhân, những vết thương của họ, nhu cầu của họ. Lòng trắc ẩn nảy sinh từ sự chiêm ngắm. Nếu chúng ta học biết nghỉ ngơi thực sự, thì chúng ta trở nên có khả năng có lòng trắc ẩn thực sự ; nếu chúng ta vun trồng một cái nhìn chiêm ngắm, thì chúng ta sẽ tiếp tục các hoạt động của chúng ta mà không có thái độ tham lam của người muốn chiếm hữu tất cả và tiêu thụ tất cả ; nếu chúng ta giữ liên lạc với Chúa và chúng ta không gây mê phần sâu thẳm nhất của bản thân chúng ta, thì những việc phải làm sẽ không có sức mạnh để cắt đi hởi thở của chúng ta và nuốt chửng chúng ta. Hãy nghe điều này, chúng ta cần một « nền sinh thái tâm hồn » được tạo nên từ sự nghỉ ngơi, từ sự chiêm ngắm và lòng trắc ẩn. Chúng ta hãy tận dụng thời gian mùa Hè cho điều đó !
Và bây giờ, chúng ta hãy cầu xin Đức Mẹ, Đấng đã nuôi dưỡng sự thinh lặng, việc cầu nguyện và sự chiêm ngắm, và là Đấng luôn dịu dàng chạnh lòng thương đối với con cái của Mẹ.
Tý Linh
(theo ZENIT)
Tags: Angelus, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?