KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 19 THƯỜNG NIÊN NĂM A : RA KHƠI KHÔNG SỢ KHÓ KHĂN
Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin, vào ngày Chúa Nhật 13/8/2023, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu hãy đối diện với những khó khăn của cuộc sống với lòng tín thác vào Chúa Giêsu. “Những giây phút tăm tối” cũng là những giây phút gặp gỡ Chúa Kitô mà cần phải biết đón nhận.
Bài Tin Mừng hôm nay tập trung vào một phép lạ đặc biệt của Chúa Giêsu: Người bước đi trên mặt biển hồ Galilê để gặp các môn đệ đang trên thuyền vượt biển hồ. Đức Thánh Cha hỏi : “Tại sao Chúa Giêsu lại làm cử chỉ này?”, trong khi chính Người đã buộc các môn đệ của mình giong buồm ra khơi trong vùng nước đầy sóng gió này? Ngài trả lời, vì Chúa bắt “các môn đệ của mình phải ra khơi” hay phải đối mặt với những khó khăn của cuộc sống. Tin tưởng vào Chúa Giêsu không cho phép chúng ta trốn tránh khó khăn, nhưng vượt qua chúng.
Đức Phanxicô đã bối cảnh hóa biểu tượng của nước bằng cách giải thích rằng vào thời điểm đó, “những vùng nước rộng lớn được coi là nơi ngự trị của các thế lực xấu xa mà con người không thể thống trị” và gợi lên “bóng tối của địa ngục”. Đây là lý do tại sao, khi đi trên mặt nước, Chúa thống trị “các thế lực của sự dữ” và đồng hành với chúng ta “qua những vùng nước khó khăn của cuộc đời”.
Chúa không bảo vệ chúng ta khỏi sự mệt mỏi chèo lái
Thấy mình ở giữa hồ, đối mặt với nỗi sợ hãi, các môn đệ làm hai việc: “Họ cầu khẩn và đón Chúa Giêsu”. Khi Phêrô cố gắng đi về phía Chúa Giêsu, nhưng bị chìm, ông kêu lên : “Lạy Chúa, xin cứu con!” (câu 30). Đức Thánh Cha giải thích rằng đó là một lời cầu nguyện đẹp đẽ vì “nó diễn tả sự xác tín rằng Chúa có thể cứu chúng ta, Người chiến thắng sự dữ và nỗi sợ hãi của chúng ta”.
Sau đó, các môn đệ đón Chúa Giêsu vào thuyền. “Chúa biết rằng con thuyền của cuộc đời, giống như con thuyền của Giáo hội, bị đe dọa bởi những cơn gió ngược và biển cả mà chúng ta chèo lái thường đầy sóng gió. Người không cứu chúng ta khỏi sự mệt mỏi chèo lái, ngược lại, Người buộc các môn đệ của mình phải ra khơi”. Tin Mừng đòi hỏi chúng ta phải đối mặt với những khó khăn mà vốn là “những nơi cứu độ, những cơ hội để gặp gỡ [Chúa Giêsu]”.
Đức Thánh Cha tiếp tục với một loạt câu hỏi: “Trong nỗi sợ hãi của tôi, tôi phải cư xử thế nào? (…) Tôi có chào đón [Chúa Giêsu] không, tôi có nhường chỗ cho Người trong con thuyền cuộc đời không, tôi có trao cho Người cầm lái không?”.
Và ngài cầu nguyện: “Lạy Mẹ Maria, mẹ của Chúa Giêsu, Ngôi Sao Biển, xin giúp chúng con tìm kiếm ánh sáng của Chúa Giêsu trong những cuộc vượt biển tăm tối”.
Tý Linh
(theo Alexandra Sirgant, Vatican News)
Tags: Angelus, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ĐỨC PHANXICÔ BỊ CƠN ĐAU HÔ HẤP VÀO BUỔI SÁNG
- ĐHY PAROLIN LẤY LÀM TIẾC TRƯỚC “SỰ SUY ĐOÁN VÔ ÍCH” VỀ VIỆC TỪ CHỨC CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG
- GIÁO THUYẾT CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO CÓ PHẢI LÀ BẤT BIẾN KHÔNG?
- ĐỨC PHANXICÔ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ, NHƯNG VẪN CÒN NGUY HIỂM
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐỠ HƠN
- BỆNH VIÊM PHỔI HAI BÊN, CĂN BỆNH MÀ ĐỨC PHANXICÔ MẮC PHẢI LÀ GÌ?
- ĐỨC PHANXICÔ VẪN VUI VẺ BẤT CHẤP BỊ VIÊM PHỔI CẢ HAI BÊN
- “ORDO AMORIS” LÀ GÌ?
- J.D. VANCE TRÁI NGƯỢC VỚI ĐỨC PHANXICÔ: “LIỆU TRẬT TỰ CỦA TÌNH YÊU CÓ BIỆN MINH CHO VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHÔNG?”
- NĂM THÁNH CỦA CÁC NGHỆ SĨ VÀ THẾ GIỚI VĂN HOÁ: BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
- ANNE LÉCU: “CÀNG QUAN TÂM ĐẾN THÁNH KINH, CHÚNG TA CÀNG QUAN TÂM ĐẾN CON NGƯỜI”
- KHỔ HÌNH KHỦNG KHIẾP CỦA THÁNH NỮ APOLLINA
- ĐHY PAROLIN PHẢN ĐỐI VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI PALESTINE KHỎI GAZA
- THÁNH KINH THỰC SỰ NÓI GÌ VỀ TIẾNG CƯỜI?
- THÁNH KINH: LOẠT VIDEO CHỐNG LẠI NHỮNG LỐI GIẢI THÍCH SAI LẠC
- 350 GIÁO SĨ DO THÁI LÊN TIẾNG PHẢN ĐỐI VIỆC “THANH LỌC SẮC TỘC” Ở GAZA
- ĐỨC PHANXICÔ NHẬP VIỆN Ở RÔMA VÌ BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN
- TẠI SAO GIÁO HỘI CAN THIỆP VÀO VẤN ĐỀ XÃ HỘI?
- MỸ: CÁC HỆ PHÁI KITÔ VÀ CÁC TỔ CHỨC DO THÁI PHẢN ĐỐI VIỆC BẮT GIỮ NGƯỜI DI CƯ
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 5 : « MỘT ĐẤNG CỨU ĐỘ ĐÃ SINH RA CHO ANH EM, NGƯỜI LÀ ĐẤNG KITÔ, LÀ ĐỨC CHÚA » (Lc 2, 11). CHÚA GIÊSU GIÁNG SINH VÀ CÁC MỤC ĐỒNG THĂM VIẾNG